Xã Yên Hợp có 68% dân tộc thiểu số, nghèo
700/1200 hộ, đây là một xã nghèo nhất nhì huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Năm 2008
xã Yên Hợp bị bão lụt, mất mùa nặng, cấp trên cho một chút hộ trợ
58,625 triệu đồng và 22 triệu đồng diện tích mía bị bệnh chồi cỏ. Tuy nhiên số
tiền này, tổng 80,625 triệu đồng, không thể đến được với người dân nghèo.
Ma thuật rút tiền chính sách
Nhận được đơn thư phản ánh của nhân dân xã Yên Hợp, chúng tôi đã vào cuộc điều tra xác minh, tuy gặp rất nhiều khó khăn cản trở, nhưng sau nhiều thời gian kiên trì, chân tướng của vị chủ tịch xã Yên Hợp, ông Trần Văn Ngọc và bộ sậu đã hiện nguyên hình.
Tháng 3/2009 UBND huyện Quỳ Hợp có quyết định 432QĐ- UBND.NN về việc phân khai kinh phí hộ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do mưa lụt năm 2008 gây ra, trong đó xã Yên Hợp được cấp số tiền 58.625.000 đồng. Tháng 12/2009 UBND Huyện Quỳ Hợp lại có quyết định số 2961 hộ trợ nông dân có diện tích bị bệnh chồi cỏ mía số tiền 22.000.000 đồng. Để “nuốt” được số tiền tổng cộng 80.625.000 đồng này ông Trần Văn Ngọc chủ tịch xã Yên Hợp (nhiệm kỳ 2004- 2010) đã chỉ đạo ông Lê Văn Lâm thủ quỹ, bà Phan Thị Thương kế toán lên danh sách khống và ký giả hàng loạt hộ dân đã nhận tiền hộ trợ hai khoản nói trên.
Công đoạn này xem ra không có gì cao siêu, điều lạ là Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳ Hợp là cơ quan chỉ đạo, điều hành, xem xét, thẩm định lần cuối mới rút được tiền, vậy mà xã Yên Hợp vẫn qua mặt ? Một sự khó hiểu hơn là vụ việc xảy ra từ cuối năm 2008, nhưng gần 5 năm trời vẫn được ém nhẹ?
Ông Mạc Văn Hương chủ tịch mới xã Yên Hợp đã cung cấp thông tin về ông Trần Văn Ngọc chỉ đạo lập danh sách khống, giả chữ ký của dân để rút tiền hộ trợ chính sách.
Ông Cao Thanh Long chủ tịch huyện Quỳ Hợp (năm 2010), nay là bí thư huyện ủy, thật ngỡ ngàng khi được chúng tôi nêu vấn đề ở xã Yên Hợp. Ông cho rằng sai trái ở xã Yên Hợp từ những năm trước, lúc đó ông Chính làm chủ tịch huyện nay đã lên làm cán bộ tỉnh. Trao đổi với ông Trần Văn Ngọc (nay là bí thư đảng ủy xã Yên Hợp) lúc đầu ông quanh co, nhưng khi nêu các nhân chứng, bằng chứng ông đã nhận hết sai trái.
Ông cho rằng do xã nghèo nên “nóng tay sờ tai” để trang trải nợ nần, hội họp, tiếp khách… Ông Mạc Văn Hương chủ tịch mới xã Yên Hợp cũng thừa nhận các sai trái của chủ tịch cũ, nhưng toàn bộ hơn 80 triệu đồng nhà nước hộ trợ dân nghèo lấy về đều đưa vào ngân sách chứ không tham ô. Chúng tôi nêu câu hỏi “ Có thể trước mắt đưa số tiền đó vào ngân sách, hay cho cá nhân nào đó vay lấy lãi, nếu thấy im lặng, không bị phát giác sau đó mới chia chác nhau thì sao”? Ông Mạc Văn Hương : “ Cũng có thể…ai mà biết được”
Yên hợp là xã đặc biệt khó khăn, còn 6/16 xóm được hưởng CT- 135/CP. Việc làm sai trái của ông Trần Văn Ngọc đã gây nhiều dư luận xấu trong quần chúng. Có câu “ Nhà giột từ nóc” huyện Qùy Hợp đã có nhiều cán bộ bị “kỷ luật nội bộ” thuyên chuyển công tác, nhưng vẫn không lấy được niềm tin trong nhân dân. Chuyện ông chủ tịch xã Yên Hợp giả chữ ký để rút tiền của dân nghèo sau này chỉ bị khiển trách cho có hình thức để che mắt thiên hạ đang gây bất bình. “Thượng bất chính, hạ tất loạn” là chuyện đang xẩy ra nhiều nơi ở huyện Qùy Hợp chứ đâu chỉ có ở xã Yên Hợp. Khốn khổ thay người dân nghèo đang sống cảnh trên đe, dưới búa! Hễ có cơ hội chút hộ trợ nào đó là cán bộ tìm cách… cướp !
Bảo
Nam.
0 comments:
Đăng nhận xét