Tấn Hà
Báo Quân đội nhân dân (www.qdnd.vn) post lúc 9h 56’PM ngày
14/04/2013 có bài “Tổ quốc không thể không gắn với chế độ xã hội”
của các tác giả An Huy và Bắc Hà. Đây lại tiếp tục là một bài báo chính trị
luận tuy rất công phu nhưng cũng không thể biện minh được sự bất hợp lý và bất
hợp pháp trong Hiến pháp 1992 và cả những cái gọi là “sửa đổi hiến pháp” lần
này, khi nó vẫn áp đặt vai trò lãnh đạo tuyệt đối và lâu dài của ĐCSVN lên nhà
nước và xã hội.
An Huy và Bắc Hà lý luận: “Thực tiễn cho thấy, trong lịch sử nhân loại không hề có Tổ quốc phi lịch
sử, không gắn với một chế độ xã hội nào, không gắn với một lực lượng cầm quyền
nào. Tổ quốc mà không gắn với xã hội, không gắn với dân cư thì đó chỉ là hoang
đảo. Dân tộc mà không gắn với xã hội với truyền thống thì chẳng khác nào nói
đến một cộng đồng
dân cư còn ở thời kỳ hoang dã hoặc bị rơi vào chứng mất trí nhớ như trong phim ảnh mà người ta dựng lên nhằm mục đích giải trí.” Để làm sáng tỏ vấn đề và chỉ ra những… tạm gọi là “khuyết tật lý luận” của hai tác giả kể trên, ta hãy cùng xem, thế nào là tổ quốc, thế nào là quốc gia, thế nào là chế độ (chế độ chính trị) xã hội?
dân cư còn ở thời kỳ hoang dã hoặc bị rơi vào chứng mất trí nhớ như trong phim ảnh mà người ta dựng lên nhằm mục đích giải trí.” Để làm sáng tỏ vấn đề và chỉ ra những… tạm gọi là “khuyết tật lý luận” của hai tác giả kể trên, ta hãy cùng xem, thế nào là tổ quốc, thế nào là quốc gia, thế nào là chế độ (chế độ chính trị) xã hội?
Khái niệm “Tổ Quốc” chính là sự hình tượng
hóa cái đất nước cụ thể mà một người nào đó đang sống hoặc đã từng sinh ra và
lớn lên ở đó, người Anh, Mỹ thì gọi là Motherland (Đất Mẹ), tức là cái nơi, cái
vùng đất (quốc gia) mà ta, cha mẹ ta, ông bà ta, đời cụ kỵ ta, tiên tổ ta từng
sinh ra, lớn lên và là chủ nhân đích thực của nó. Dựa vào chính sự thiêng liêng
đó trong sâu thẳm tâm hồn của một người, những quốc gia tiến bộ thường có điều
kiện bắt buộc vị tổng thống của họ phải được sinh ra tại đất nước (quốc gia) mà
người đó lên làm tổng thống. Khái niệm “Tổ Quốc” là không thể bị xóa bỏ trong
tiềm thức đối với mỗi con người cụ thể.
Khái niệm “Quốc Gia” là gì? Quốc gia chính là vùng đất được
giới hạn bởi một đường biên giới cụ thể, trong đó có mô hình nhà nước tùy theo
chế độ chính trị, các cư dân sinh sống tùy theo nhu cầu làm việc và sở thích,
thói quen cư ngụ của các sắc dân. Quốc gia thường có biến động về biên giới khi
có chiến tranh. Quốc = nước, gia = nhà (nước nhà), xuất phát từ nghĩa này người
ta mới liên tưởng đến cụm từ “nhà nước”.
Khác với tổ quốc, quốc gia thường chỉ song hành với mỗi thể
chế cầm quyền và chế độ chính trị. Câu “nhà nước Việt Nam” chẳng hạn,
chỉ có giá trị ứng với từng giai đoạn lịch sử. Nhà nước Việt nam thời nhà Lý khác
với nhà Trần, nhà Lê (mặc dù cùng tính chất là Phong kiến) và tất nhiên là khác
với nhà nước Việt Nam
thời nay. Đặc biệt, Việt Nam
đã nhiều lần từng có hai nhà nước, gần đây nhất đó là nhà nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa và nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Lẽ dĩ nhiên quốc gia của người Miền Bắc
(VNDCCH) khác với quốc gia của người Miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
(VNCH). Như vậy quốc gia thường gắn liền với nhà nước.
Chế độ chính trị xã hội, nói theo cách rút gọn (và rất thiếu)
của hai tác giả kể trên của báo Quân đội nhân dân là “chế độ xã hội” thì chúng
ta phải hiểu rằng, đó là thể chế cầm quyền. Thể chế cầm quyền theo mô thức (đường
lối, tư tưởng) nào thì chế độ chính trị xã hội được xây dựng và vận hành theo
cách ấy. Ví dụ nổi bật là Chủ nghia Tư bản (thực ra là trên thế giói này không có
chủ nghĩa tư bản) là đa nguyên đa đảng, lấy sự tự do của con người làm đỉnh cao
của sự quan tâm. Đối với Chủ nghĩa Xã hội thì đứt khoát dù là có một đảng chính
trị hay nhiều đảng nhưng dứt khoát là Đảng Cộng Sản phải cầm quyền tuyệt đối và
lâu dài, bất luận điều này có được ghi trong hiến pháp (như Việt Nam) hay không.
Lý luận của An Huy và Bắc Hà hoàn toàn là thừa, là sáo,
trong đoạn: “Thực tiễn cho thấy, trong lịch
sử nhân loại không hề có Tổ quốc phi lịch sử” Tổ quốc tất nhiên phải có lịch sử vì xã hội
không ngừng biến đổi, nhưng “…không gắn với một chế độ xã hội nào, không gắn
với một lực lượng cầm quyền nào” là hoàn toàn sai, vì “Tổ Quốc” chỉ là một hình
tượng, mặc dù nó rất thiêng liêng. Cái “gắn với chế độ xã hội” mà các tác giả
nói đến, chính là quốc gia, không phải là tổ quốc. Như vậy đã có sự đánh tráo
giữa khái niệm “Tổ Quốc” và khái niệm “Quốc gia” ở đây.
Cái mục tiêu “chèo lái” của
Anh Huy và Bắc Hà đã lộ rõ khi nói: “Tương tự như vậy, nói đến Tổ quốc mà
không nói đến chế độ xã hội, không nói đến lực lượng cầm quyền chẳng khác nào
nói về sở hữu mà không nói đến chủ thể sở hữu là ai.” Trước
hết nói như hai tác giả trên thì có lẽ mỗi khi nhắc đến tổ quốc, để cho đầy đủ
và công bằng (và không ‘phi lịch sử’ theo cách nói của hai tác giả), thì người
ta phải nhắc đến toàn bộ lịch sử của một đất nước. Đối với Việt Nam thì cần
phải điểm lại từ thời nhà Đinh, nhà Lý vv… còn đối với Ai Cập hay Hy lạp thì có
lẽ là phải điểm lại lịch sử từ hàng chục ngàn năm (trước Công Nguyên) đến nay?
Vậy mục tiêu của An Huy và
Bắc Hà là gì? Đó chính là đồng hóa hai khái niệm vốn riêng biệt, đó là “Tổ Quốc”
và “Quốc gia”. Thay vì nói: “Không thể nói đến quốc gia mà không nói đến lực
lượng cầm quyền” thì họ đã nói: “Tương tự như vậy, nói đến Tổ quốc mà không
nói đến chế độ xã hội, không nói đến lực lượng cầm quyền chẳng khác nào nói về
sở hữu mà không nói đến chủ thể sở hữu là ai.” Chưa kể
đến việc họ liên tưởng “lực lượng cầm quyền” với “chủ thể sở hữu”, có lẽ họ
muốn nói “lực lượng cầm quyền là chủ thể sở hữu xã hội”? Vậy thì rất đúng với
chế độ chính trị Việt Nam
hiện nay: ĐCSVN tự tung tự tác, đứng trên pháp luật (không có luật đảng) thích
gì làm nấy, giống như họ là người có quyền sở hữu đất nước và nhân dân vậy!
Không biết trình độ học vấn,
chuyên môn và tuổi tác của hai tác giả An Huy và Bắc Hà ở mức nào. Nhưng những
gì họ thể hiện qua bài viết rất sai và rất sai lạc như trên, cho thấy họ đang
có nguy cơ rơi vào trạng thái thần kinh mất cân bằng, ở trên thì họ nói: “Vậy
liệu có thể nói là “Tổ quốc không thể mang một ý thức hệ tư tưởng nào cả” không?”
Nhưng sau đó lại nói “ý thức hệ của nhà nước” cụ thể: “Dĩ nhiên, ý
thức hệ của nhà nước nói chung là ý thức hệ của lực lượng cầm quyền. Chỉ có
điều người ta có công khai nó hay không mà thôi.” Tổ quốc mà có “ý thức hệ”
thì có lẽ cái tổ quốc đó chỉ của riêng An Huy và Bắc hà mà thôi! Lý luận kiểu
đó, nói theo cách dân dã là đến “bố giời cũng chịu!”
Nói tóm lại, mặc dù khá chau
chuốt và rất khéo léo che đậy dụng ý, bài viết “Tổ quốc không thể không gắn với chế độ xã hội”
của An Huy Và Bắc Hà là một bài viết rất không minh bạch. Họ chắc chắn là đảng
viên ĐCSVN thì đương nhiên phải ca ngợi đảng của họ, không có gì đáng trách. Họ
cứ việc giữ Điều 4, cứ việc coi lực lượng cầm quyền (ĐCSVN) là chủ sở hữu xã
hội, vì quyền bính trong tay họ. Nhưng họ cố tình đánh tráo khái niệm, bẻ cong
chân lý, thậm chí sa đà vào trạng thái mất cân bằng trong lý luận.., thì những
điều đó chính là việc họ tự làm hại mình bằng “con dao lý luận” có hai lưỡi chứ
không có gì khác!
Tấn Hà
1 comments:
Tổ quốc và quốc gia gắn lien với nhau,như Thân xác và Linh hồn. Tổ quốc là phần hồn.Quốc gia là phần Xác.Thế thôi.
Đăng nhận xét