Tấn Hà
Tác giả gửi đến DienDanCTM
Cách
đây ít ngày, nhóm Cùng Viết Hiến Pháp của giáo sư
Ngô Bảo Châu (xin tạm dùng cụm từ ‘của giáo sư Ngô Bảo Châu’) đã đề xuất một số ý kiến đóng góp,
đề nghị bổ xung sửa đổi một số quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Những đề xuất này đã được phản biện, thậm chí là bị phản bác khá nặng nề trên
mạng Internet.
Xuất
phát từ trình độ học vấn, nhận thức xã hội, cảm quan và ý niệm chính trị, thái
độ chính trị vv.., khác nhau, vì thế trong đời sống, nhãn quan và tư duy của
mỗi người mỗi khác, từ đó cách nhìn nhận đánh giá một vấn đề của họ có sự khác
biệt là điều dễ hiểu.
Trên
tinh thần tôn trọng sự thật và lẽ phải, xin được nhìn nhóm Cùng Viết Hiến Pháp
với một góc nhìn tạm cho là phi chính trị, vì vậy cũng không cần đi vào phân
tích ngữ nghĩa của những đề xuất sửa đổi hiến pháp do nhóm của giáo sư Ngô Bảo
Châu soạn thảo, bởi vì theo quan điểm của người viết bài này, cho dù có thay
đổi được những điều căn bản, thậm chí là hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992 trong khi
ĐCSVN vẫn cầm quyền thì cũng chỉ là con số không mà thôi…
Chuyện
ai đó phê phán hay lên án, thậm chí dè bỉu chê bai nhóm Cùng Viết Hiến Pháp là
quyền tự do, họ có đủ tư cách để mà tự do đàm luận về một vấn đề, một câu
chuyện, một hiện tượng xã hội. Nhưng có vẻ như họ chỉ nhắm vào một mình giáo sư
Ngô Bảo Châu là chính, lý do chắc cũng chỉ đơn giản là vì vị giáo sư này quá
nổi tiếng. Thực ra thì giáo sư Châu cũng chỉ là một công dân, có chăng ông đã đạt
được một thành công quan trọng trong toán học quốc tế, nhưng chắc chắn trong
nhiều lĩnh vực khác ông cũng “mù tịt” như vô số người khác.
Dư
luận xã hội hiện nay mặc nhiên khoác cho giáo sư Châu chiếc áo “người đấu
tranh” mà không chịu chấp nhận ông là một công dân đang thực hiện quyền tự do
tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội bình thường. Giáo sư Châu hoàn toàn
có thể là một người bênh vực ĐCSVN vì ông đã được chính phủ của ĐCSVN sủng ái
tặng quà là một biệt thự trị giá hàng triệu USD và giao cho ông giữ một vị trí
quan trọng trong ngành toán Việt Nam hiện nay – giám đốc Viện nghiên cứu cao
cấp về toán (VIASM). Nhưng rõ ràng là giáo sư Châu và nhóm Cùng Viết Hiến pháp
đã chọn một cách làm ít nhất là trung dung giữa những người đấu tranh và chế độ
CS. Vậy đây phải coi là một tín hiệu tốt!
Nếu
nhìn sâu hơn một chút, chúng ta thấy tâm lý của người đấu tranh hiện nay đang
rất sốt ruột, giống như anh chủ nợ gặp phải con nợ khó đòi. Trong khi anh sức
yếu hơn kẻ mang nợ anh, nhưng anh cứ muốn trấn áp để đòi được nợ ngay, tất
nhiên cung cách ấy sẽ dẫn đến việc anh tiền mất tật mang chứ chẳng ích gì.
Trong
bối cảnh ấy, tốt nhất là người đi đòi nợ phải biết kiên nhẫn, nghiên cứu để tìm
ra những kế sách hiệu quả. Thậm chí chủ nợ phải tìm cách giáo dục (!) con nợ,
cảm hóa con nợ cách sao đó để con nợ không thể thoái thác nghĩa vụ trả nợ, bằng
việc nhận thức rõ ràng sự chính đáng của chủ nợ và bổn phận trả nợ của mình.
Nhưng đồng thời người đi đòi nợ cũng phải mở đường, tạo điều kiện tốt nhất cho
con nợ trả nợ. Ví dụ có thể khấu trừ bằng hàng trao đổi thay cho tiền mặt, giãn
chu kỳ hoàn nợ, trả dần vv.., miễn sao là anh thu được nợ vì mục đích của anh
chỉ có vậy.
Có lẽ
nhóm của Ngô Bảo Châu cũng không có nhiều tham vọng khi lập ra nhóm Cùng Viết
Hiến Pháp. Họ chỉ muốn rằng đây là dịp để cho người dân, nhất là thành phần trí
thức cọ xát với thực tế. Thông qua những đóng góp, trao đổi, bàn luận… những
thực trạng chính trị xã hội trong chế độ gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa do ĐCSVN nắm
quyền sẽ được phơi bày. Những bất cập, bất công, bất bình đẳng đó sẽ được mọi
người phanh phui. Và tiếp theo sau, khi thấy rõ bản chất của hiện trạng đó
thì người dân sẽ phải làm gì? Nếu họ biết đặt câu hỏi thì đồng nghĩa với việc
họ biết phải làm gì! Sau cùng sẽ là hành động!
Bây
giờ ta giả sử như giáo sư Châu là một người có tư tưởng cải cách đổi mới chính
trị thì ở vào địa vị của ông, chúng ta có thể làm gì?
Nếu như
giáo sư Châu chứng tỏ mình là một nhà đấu tranh chống độc tài thì việc ông phải
ra khỏi môi trường Việt Nam
là điều không tránh khỏi. Một khi không được sống và làm việc tại Việt Nam
thì ý tưởng cải cách cũng bay theo gió, vì từ nước ngoài nếu một người không
phải là lãnh đạo nổi tiếng của một phe đối lập có thực lực thì tiếng nói của họ
(trường hợp này là đối với giáo sư Châu) cũng ít giá trị. Nếu như bằng con
đường chậm và mềm hơn, nhưng chắc chắn có cơ may tiếp xúc trực tiếp với giới trí
thức trong nước, đặc biệt là đội ngũ thanh niên trẻ sinh viên các trường
đại học, thì một người sáng suốt sẽ phải chọn con đường này...
Như
vậy ta chỉ có thể đánh giá rằng giáo sư Ngô Bảo Châu chỉ làm một công việc Bình
thường, tức là đang tham gia sinh hoạt chính trị xã hội theo thẩm quyền công
dân. Điều quan trọng nhất có thể đạt được, đó là tạo thói quen sinh hoạt chính
trị cho người dân, hướng dẫn người dân biết những gì là quyền lợi và trách
nhiệm chính trị của họ, như ông cựu bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc
nói trên ti vi VTV1 ngày 22/03/2013 rằng: "Cần tạo thói quen cho
người dân, công việc (sửa hiến pháp) là của họ nhưng họ cứ nghĩ là công việc
của ai chứ không phải của mình".
Trong
một đất nước bị bưng bít thông tin chẳng khác nào Bắc Triều Tiên, có hơn chăng
thì chỉ là việc kết nối mạng Internet tương đối tự do, Việt Nam vẫn là một
nước có tỉ lệ người dân am hiểu về chính trị vào loại rất thấp trên thế giới.
Nếu như tập được thói quen quan tâm đến quyền lợi chính trị và sinh hoạt chính
trị (mặc dù chỉ là ở góc độ bàn luận) thì sẽ tạo ra môi trường đấu tranh, vì
thực ra môi trường đấu tranh bao giờ cũng xuất hiện từ nhận thức:
Ở đâu và cái gì là lẽ phải và công lý?
Sẽ là
quá vội vàng khi bắt buộc người khác phải mặc chiếc áo không cùng kích
cỡ của ta. Có thể nhóm Cùng Viết Hiến Pháp cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức độ
tham gia sửa đổi hiến pháp là hết. Nhưng lượng định về tầm ảnh hưởng xã hội của
nhóm này (vì có giáo sư Châu trong đó) sẽ không hề nhỏ. Những ai vội vã chẹn
họng nhóm Cùng Viết Hiến Pháp nên tự đặt mình vào vị trí và vị thế của những
người như giáo sư Châu thì sẽ thấy rằng, ở vị trí của họ chúng ta cũng chưa thể
làm khác.
Tấn
Hà
1 comments:
Bài viết hay. Hợp lí. Tôi ủng hộ Giáo Sư Ngô Bảo Châu.
Đăng nhận xét