Thomas Fuller (NY Times)
Hoàng Hưng dịch
Một khu nghèo (ổ chuột) tại Sài Gòn, Việt Nam. Photo courtesy: The New York Times |
“Hệ thống của chúng tôi bây giờ là sự cai trị toàn trị của đảng”,
ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại căn hộ của mình ở ngoại thành TP HCM. “Tôi
xuất thân từ trong lòng hệ thống – Tôi hiểu tất cả mọi sai lầm, mọi khiếm khuyết,
tất cả sự suy đồi của nó”, ông nói. “Nếu hệ thống không được chỉnh đốn, nó sẽ tự
sụp đổ”.
Đảng đã chiến thắng các lực lượng Nam VN được Mỹ chống lưng
vào năm 1975, nay đang đối mặt nỗi giận dữ gia tăng trước một nền kinh tế suy
thoái và bị chia rẽ vì sự tranh chấp giữa những người bảo thủ muốn duy trì các
nguyên lý xã hội chủ nghĩa dẫn dắt đất nước và sự độc quyền quyền lực với những
người kêu gọi một hệ thống đa nguyên hơn và hoàn toàn đi theo chủ nghiã tư bản.
Có lẽ quan trọng nhất là đảng đang cố gắng để đối phó với một
xã hội được thông tin tốt hơn và có sự phê phán nhiều hơn vì những tin tức và ý
kiến được lan truyền qua Internet đang phá vỡ hệ truyền thông do nhà nước kiểm
soát.
Kể từ khi thống nhất đất nước 38 năm trước, ĐCS đã bị thử
thách qua những cuộc đụng độ với TQ, Cambodia, những cuộc khủng hoảng tài chính
và những sự chia rẽ nội bộ. Điều khác biệt hôm nay, theo Carlyle A. Thayer, một
trong những học giả ngoại quốc hàng đầu về VN, là sự phê phán các nhà lãnh đạo
“đã bùng nổ khắp xã hội”.
Trong một hoàn cảnh khác của nền độc tài, những sự chia rẽ
trong đảng đã thực sự khuyến khích tự do ngôn luận vì các phe phái hăng hái bôi
nhọ lẫn nhau, TS Thayer nói.
“Có sự mâu thuẫn ở VN”, ông nói. “Bất đồng nở rộ, nhưng đồng
thời đàn áp cũng thế”.
Khi những tiếng nói bất đồng đã nhân lên gấp bội trong số 92
triệu dân, chính phủ đã tìm cách ngăn chặn. Những phiên toà xử án tù nhiều
blogger, nhà báo và nhà hoạt động, tuy nhiên sự phê phán, đặc biệt trên mạng,
tiếp tục có vẻ không giảm sút. Chính phủ chặn một số trang mạng, nhưng nhiều
người VN sử dụng phần mềm hay website để luồn qua kiểm duyệt.
“Thêm nhiều người tìm cách tự mình lên tiếng hơn trước để
phê phán chính phủ”, Trương Huy San, một nhà viết sách, nhà báo, và blogger nổi
tiếng, nói. “Và những điều họ nói lên mang tính nghiêm trọng hơn nhiều”.
Ông San, đang là nghiên cứu sinh tại Harvard, là tác giả cuốn
“Bên thắng cuộc”, có lẽ là cuốn sách lịch sử VN mang tính phê phán toàn diện đầu
tiên kể từ năm 1975 do một người ở trong nước viết ra. Được đọc rông rãi ở VN,
tác phẩm 2 tập mang bút danh Huy Đức đã được in mà không có giấy phép của chính
phủ và mô tả những hành vi như thanh trừng những đảng viên không trung thành và
tịch thu tài sản của các doanh nhân VN.
Đối với những người khách tình cờ đến thăm VN, chứng cớ bề mặt
của sự tiến bộ về kinh tế có thể khiến họ khó lòng hiểu được nỗi bi quan sâu sa
mà nhiều người biểu tỏ. Hàng triệu người một thập niên trước chỉ có một chiếc
xe đạp giờ đây phóng vi vút trên xe gắn máy qua những xí nghiệp và cao ốc văn
phòng.
Khu chung cư đông đúc cạnh một đường rầy xe lửa tại thành phố Sài Gòn - Photo courtesy: The New York Times |
Sự nở rộ về kinh tế trong những năm 1990 sau đổi mới đã sinh
ra một hỗn hợp rắc rối của nền kinh tế thị trường bị ĐCS kèm cặp một cách chặt
chẽ. Đến bây giờ, kinh tế VN vẫn còn được dự kiến tăng khoảng 4-5% năm nay, nhờ
một phần vào xuất khẩu mạnh mẽ gạo, cà phê và những nông sản khác.
Nhưng thị trường bất động sản bị đóng băng do vượt quá khả
năng tiêu thụ, ngân hàng đeo gánh nặng nợ xấu, báo chí chạy những tin tức về thất
nghiệp gia tăng, và nước này bị xếp vào số nước tham nhũng nhất thế giới bởi
Minh bạch Quốc tế, một tổ chức giám sát tham nhũng toàn cầu. (xếp hạng 132
trong danh sách 176 nước, số càng nhỏ là tham nhũng càng ít).
Giới kinh doanh VN than phiền về những luật lệ của chính quyền
quan liêu được áp đặt bởi một đảng vốn tin rằng mình là tiên phong của các
doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Và nhiều người nói rằng VN đang mất phương hướng, bất kể nó
có một nền công nghiệp không thể kiềm chế và có dân chúng trẻ trung.
“Trong suốt 21 năm sống ở đây, tôi chưa bao giờ thấy mức vỡ
mộng đối với hệ thống cao như thế này trong giới trí thức và doanh nhân”, ông
Peter R. Ryder, Giám đốc điều hành Indochina Capital, một công ty đầu tư ở VN,
nói. “Có sự tranh cãi đầy ý nghĩa trong cộng đồng doanh nhân và trong đảng – mọi
người hết sức băn khoăn về hướng đi của đất nước”.
Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, một hội nghị họp vào đầu
tháng 4, tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế Quốc hội, những người tham gia “giành nhau
lên micro”, theo lời Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu tham dự
diễn đàn mà ông mô tả là “bão táp”.
Ông nói có sự phê phán rộng rãi rằng mặc dù nền kinh tế cần
có sự tái cơ cấu sâu sa, “nhưng hầu như chẳng có gì được thực hiện”.
“Đó là sự khủng hoảng lòng tin”, ông Doanh nói. “Năm nào
cũng hứa hẹn sẽ có thời kỳ tốt đẹp hơn, nhưng nhân dân chẳng thấy gì”.
Ở trung tâm cơn bão chính trị là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
người đã nắm quyền từ năm 2006. Phong cách ngạo nghễ (brash style) và chương
trình tham vọng về kinh tế của ông Dũng thoạt tiên khiến ông được nhiều người ủng
hộ vì ông phá vỡ cái khuôn nặng nề buồn tẻ của cán bộ đảng.
Nhưng ông đã làm cho nhiều đảng viên giận ghét vì giải tán một
ban cố vấn từng là lực lượng lãnh đạo đứng sau công cuộc đổi mới (trong ban này
có ông Tương, học giả Marxist và nhiều đảng viên lão thành khác).
Quan trọng hơn, chính sách nổi bật của ông Dũng, thúc ép dựng
lên các công ty quốc doanh theo đường lối các cheabol Nam Hàn, đã thất bại thay
vì thành công như mong đợi.
Được điều hành bởi những giám đốc có quan hệ thân cận với
các cấp ĐCS, các doanh nghiệp này bành trướng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh mà họ
không có năng lực quản lý, các kinh tế gia nói thế, và đầu cơ vào thị trường chứng
khoán và bất động sản. Hai trong số các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất gần như
phá sản và vẫn gần như không trả được nợ.
Ông Tương, học giả Marxist, nói sự căng thẳng trong ĐCS đã
lên cao do những bất ổn về kinh tế.
Tháng Hai, ông giúp thảo lá thư ngỏ gửi TBT đảng Nguyễn
Phú Trọng, hối thúc những thay đổi về Hiến pháp để “bảo đảm thực quyền thuộc về
nhân dân”. Ông vẫn chưa được trả lời.
Ông Tương nói ông đã hăng hái thúc đẩy sự thay đổi kể từ khi
ông là cố vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã giúp cải tổ nền kinh tế trong
những năm 1990.
Nhưng giờ đây ông cảm thấy sức ép của thời gian. Ông bị ung
thư, mặc dù căn bệnh có vẻ được thuyên giảm, và ông nói căn bệnh giống như một
kiểu giải phóng trí tuệ thúc ông nói lên những gì giờ đây ông thấy là sự thật.
“Nói tóm lại, Marx là nhà tư tưởng lớn”, ông nói. “Nhưng nếu
chúng ta không bao giờ có Marx thì có lẽ còn tốt hơn”.
Thomas Fuller
(New York Times)
DienDanCTM
nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2013/04
Nguồn bản gốc: www.nytimes.com
0 comments:
Đăng nhận xét