Tiến sỹ Nguyễn Quang A vừa bình luận về tin đồn 'lệnh miệng' của cấp cao
đối với việc bài của ông gửi bị báo Lao Động từ chối đăng.
Bài
báo 'Sở hữu tư nhân hạn chế về đất đai?' bàn về chủ đề sở hữu đất trong bối
cảnh nhà chức trách kêu gọi góp ý sửa đổi hiến pháp.
Trả
lời phỏng vấn BBC ngày 24/04, ông Quang A cũng bàn về các vấn đề tự do ngôn
luận ở Việt Nam
trong những năm gần đây.
BBC: Trên trang Anh Ba Sàm
đăng là bài viết của ông cho báo Lao Động bị từ chối và cộng tác cho chuyên
trang Thời Luận do ông phụ trách cũng sẽ khép lại là do ‘lệnh miệng’ của ông
Đinh Thế Huynh (Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương), ông có thể xác nhận tin
này?
Tôi không biết cụ thể, cũng nghe loanh quanh thế thôi. Khi người ta không có văn bản thì mình cũng khó mà kiểm tra được thực hư thế nào. Nhưng mà có lẽ người ta nói đi nói lại thế thì nó cũng chính xác đấy, chứ không phải không.
BBC: Có phải do ông có những bài viết có tiếng nói khác đi và có những bài viết nhận định về chính sách của chính phủ Việt Nam?
Có lẽ là do tôi có những bài viết mà có tính chất phê phán nhiều hơn để góp ý cho người ta sửa đổi, thì cũng có khi người ta không thích cách viết của tôi, cách đặt vấn đề của tôi, thì cái đó tôi cũng không coi thành vấn đề.
BBC: Trước đây cũng từng có lời đồn là ông bị cấm tiếp xúc với các báo lớn ở Việt Nam, có đúng không, và vì sao?
Tôi
cũng có nghe người ta đồn như thế, không ai nói với tôi một cách chính thức cả.
Trước kia VTV họ hay phỏng vấn tôi, nhưng đúng là từ thời đó đến bây giờ thì
không có một lần nào cả.
Rồi
các báo lớn đúng là thỉnh thoảng tôi có gửi bài cho người ta nhưng người ta
không đăng. Từ kết quả đó thì có thể suy ra, dự đoán như vừa nói là có cơ sở.
Nhưng cũng chỉ là dự đoán thôi, không biết được chính xác nó như thế nào.
Chắc
chỉ đến khi nào, nếu có văn bản, mà người ta lần lưu trữ ra, thì ai ra lệnh như
thế nào thì may ra biết được. Còn bây giờ, tất cả những thông tin đó mình đều
không biết, chỉ thấy là thực tế nó phù hợp với những đồn đoán như vậy.
Vừa
rồi tờ Nông thôn Ngày nay cũng nhờ tôi viết 600 chữ một tuần, thì tôi cũng viết
được khoảng nửa năm nay, nhưng chắc là với sự kiện báo Lao Động tôi cũng dừng ở
đấy nốt.
'Nguy hiểm cho hệ thống'
BBC: Có sự thay đổi trong cách viết của ông không, hiện nay ông có viết mạnh tay hơn hay thẳng thắn hơn so với ngày xưa không?
Tôi
hoàn toàn không nghĩ như vậy vì cách đây độ 7, 8 năm thì các bài viết của tôi
còn mang tính phê phán hơn những bài bây giờ. Bài bây giờ luôn luôn mang tính
xây dựng, tuy là vẫn đặt vấn đề mổ xẻ những chính sách hoặc phê phán.
Có
lẽ là quyền tự do ngôn luận và trao đổi hoặc chính kiến ở Việt Nam trong những
năm vừa qua bị kém đi rất nhiều. Trước Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam cuối năm
2005, đầu 2006, tranh luận một cách rất sôi nổi.
Sau
đó, chúng tôi và nhà xuất bản Tri Thức còn ra cả một tập sách tranh luận rất
đàng hoàng trên báo chí với những nhà lý luận hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt
Nam như giáo sư Nguyễn Đức Bình.
Thời
đấy có khi cởi mở hơn bây giờ.
BBC: Ông có cho
là chính quyền Việt Nam
đang có động thái muốn dẹp đi những người có chính kiến khác, và đặc biệt là
những người có ảnh hưởng lớn tới một lực lượng nhất định trong xã hội?
Tôi nghĩ là với việc làm của họ như vậy thì ai cũng phải đưa ra kết luận như vừa nói. Kết luận của tôi cũng giống như vậy.
Trong
lúc người ta thấy mình yếu, người ta không biết làm cách nào rẽ ra, thì họ phải
tập trung cho người tranh luận thoải mái, thì lúc đó tự họ cũng sẽ mạnh lên.
Nhưng
tự họ không dám làm những chuyện đó và khiến cho dư luận rất ngột ngạt.
Trong
những năm vừa qua, kể cả các báo lớn của các cơ quan nhà nước cũng bị siết
mạnh, rồi các blogger bị bắt, làm tình làm tội rất nhiều, có thể nói là vài năm
vừa rồi tình hình xấu đi rất nhiều.
BBC: Ông có cho đó là sự bất lợi đối với chính quyền khi có những động thái như thế, và cả việc xô xát với nông dân, điều đó có nguy hiểm đối với chính quyền Việt Nam không?
"...Đây là biểu hiện rất đặc sắc của chủ nghĩa toàn trị và càng dùng những biện pháp như vậy thì sự kết liễu của chế độ toàn trị càng xảy ra sớm hơn, như vậy sẽ mang lại tốn kém rất lớn cho xã hội, cho đất nước. Và đấy là điều rất rất nên tránh."
Tôi
nghĩ rằng rất nguy hiểm đối với chính họ. Cách xử trí của họ không khôn ngoan
chút nào.
Có
những cách xử lý tốt hơn rất nhiều, bằng cách đối thoại với bà con nông dân
chẳng hạn, đối thoại một cách đàng hoàng.
Tôi
nghĩ người nông dân không phải chống lại chính quyền làm gì cả. Nhưng ví dụ như
ông Huỳnh Phong Tranh, ông Tổng thanh tra Nhà nước, nói rằng những vụ khiếu
kiện đông người mang màu sắc chính trị thì phải dẹp.
Một
quan chức cỡ bộ trưởng như thế mà ông ấy không hiểu mang màu sắc chính trị là
gì. Tất cả hoạt động của người dân mang tính chất quyết định tập thể thì đều là
hoạt động chính trị.
Hoạt
động chính trị là cái vô cùng cần thiết cho xã hội này hoạt động. Thế mà bây
giờ các ông bảo là phải dẹp cái đó, tôi không hiểu.
Quan
chức chính phủ cấp cao mà trình độ hiểu biết có như vậy thì rất nguy hiểm cho
chính họ, cho bản thân hệ thống của người ta.
Ngay
trong thông báo của những người ký kiến nghị 72 cũng nói rất rõ đây là biểu
hiện rất đặc sắc của chủ nghĩa toàn trị và càng dùng những biện pháp như vậy
thì sự kết liễu của chế độ toàn trị càng xảy ra sớm hơn, và như vậy sẽ mang lại
tốn kém rất lớn cho xã hội, cho đất nước. Và đấy là điều rất rất nên tránh.
0 comments:
Đăng nhận xét