Đảng Cộng sản Việt Nam không có đối
thủ và sẽ tiếp tục duy trì tình trạng yếu kém của đất nước
vài chục năm nữa?
Niềm tin này dựa trên lập luận so sánh những con số về số lượng đảng viên, đoàn viên Cộng sản Việt Nam và gia đình họ với số lượng của lực lượng đối lập "đếm được" vào thời điểm hiện nay.
Lập luận này rất yếu đuối bởi vì nó không dám nhìn nhận 4 yếu tố thiết yếu sau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam đang bị chia rẽ dẫn đến phân rã
với tốc độ ngày càng nhanh và đang
tiến đến giai đoạn quyết định.
2. Sự yếu kém về mọi mặt của đất nước trong gần một thập kỷ
qua đã đẩy đảng Cộng sản Việt Nam vào vị thế
đối lập với cả dân tộc và đang tiến nhanh đến vị trí là kẻ
thù của sự phát triển dân chủ, thịnh vượng của đất nước.
3. Sự thay đổi nhận thức của nhân dân hướng về cái mới, cái
đúng đang diễn ra nhanh hơn bao
giờ hết nhờ internet và sự thúc đẩy về quyền conngười đang lớn mạnh từng ngày.
giờ hết nhờ internet và sự thúc đẩy về quyền conngười đang lớn mạnh từng ngày.
4. Tính quy luật của tiến trình phát triển nên các nhân tố mới
để thay thế cho các cái cũ đang bị
đào thải. Quy luật này đang thúc đẩy sự hình thành nên một lực lượng
chính trị mới một cách chắc chắn và nhanh chóng, tỷ lệ thuận và cộng
hưởng với tốc độ của 3 yếu tố trên.
Chúng ta sẽ xem xét cụ thể đến từng yếu tố.
Yếu tố thứ nhất: sự chia rẽ và phân rã của đảng Cộng
sản Việt Nam.
Nếu so sánh hiện trạng của nó
với các đảng Cộng sản khác ở Liên Xô và ĐôngÂu trước đây thì có thể
thấy rằng mức độ chia rẽ và phân rã của nó nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Trước khi tan rã và sụp đổ thì các đảng Cộng sản Liên Xô và Đông
Âu cũng không bị đấu đá tranh giành nội
bộ với nhau ở mức độ như đảng
Cộng sản Việt Nam
hiện nay. Quyền lợi kinh tế gần như không xuất hiện
trong các cuộc đấu tranh nội bộ của các đảng này. Nhưng quyền lợi
kinh tế đã trở thành đối tượng tranh giành chủ yếu trong cuộc đấu
tranh giành quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Vì vậy mà nó
được thúc đẩy bởi một động lực mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều
nhóm lợi ích nằm cả bên ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Sự chia rẽ của đảng Cộng
sản Việt Nam
còn được thúc đẩy bởi sự phân hoá giữa cái tốt và
xấu, cái cũ và mới, cái tiến bộ và phản động.
Kết quả cuối cùng đã hình thành nên các phe nhóm rõ rệt là thủ cựu, cấp tiến và cơ hội với mục tiêu và quyền lợi hoàn toàn khác nhau. Nếu trước đây lý tưởng chủ nghĩa đã giúp đảng này quy tụ và thống nhất vào một mối thì bây giờ lý tưởng đó đã trở thành sự lừa mị, gây sụp đổ niềm tin dẫn đến tan rã. Trên thực tế, đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một tập hợp rệu rã về lý tưởng. Thay vào đó là quyền lợi và tha hoá. Do vậy không lâu nữa nó sẽ phân rã thành những tổ chức khác nhau.
Cách duy nhất để nó chống lại sự tan rã hiện giờ là “19 điều đảng viên không được làm” và sự đe doạ đến sổ hưu và sự bình yên của cuộc sống của họ. Nhưng đó là một tuyến phòng thủ rất chênh vênh. Trước khi các phong trào quần chúng nổi lên lật đổ các chế độ độc tài ở Ai Cập,
Lybia thì các chính quyền
ở đó cũng không bị chia rẽ và phân rã đến mức như ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn vào thực trạng của đảng
Cộng sản và chính quyền Việt Nam,
không thể nào không nghĩ rằng
có một sự tính toán và thúc đẩy của một lực lượng nào đó để đưa đảng
này đến chỗ phân rã và suy yếu nhanh chóng như hiện nay. Từ những đường
lối kinh tế liên tục sai lầm đến những
giải pháp chỉnh đốn nội bộ
bế tắt. Từ những đối sách ngoại giao nhu nhược trước nguy cơ đe doạ
chủ quyền quốc gia đến sự đàn áp thẳng tay những người yêu nước, bất
đồng chính kiến. Tất cả dường như được phối hợp rất đồng bộ để cộng
hưởng vào một thời điểm của "Điểm đông đặc".
Chắc chắn là có rất nhiều
“Trần Bình” đang xúc tiến quá trình này mà không lộ diện. Nhớ lại
câu chuyện Hán - Sở tranh hùng: Lưu Bang theo kế sách Trương Lương phất
ngọn cờ nhân nghĩa chỉ ra những cái sai của Hạng Vũ và những cái đúng
cái tốt cần phải theo. Vậy là trong lòng lực
lượng Hạng Vũ xuất hiện Trần Bình, dù là quân sư của Hạng Vũ
, nhưng hiến những kế sách đẩy Hạng
Vũ dần vào chỗ chết. Lưu Bang từ chỗ chỉ là một nhóm bé xíu dưới
trướng Hạng Vũ nhờ vậy mà nhanh chóng lớn mạnh rồi cuối cùng đánh bại lực
lượng của Hạng Vũ và thống nhất thiên hạ.
Đảng Cộng sản Việt Nam như đang
rơi vào mê hồn trận, chẳng biết đâu là “Trần Bình”. Chỉ thấy là
có rất nhiều những chính sách ngớ ngẩn mất lòng dân lại liên tục ra
đời trong thời gian qua. Hội nghị trung ương 6 nhằm đốn hạ Nguyễn Tấn
Dũng thì hội nghị trung ương 7 tới đây sẽ là
sự phản công của ông này
nhắm vào các đối thủ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang. Cuộc chiến này
đã đến giai đoạn quyết định, một mất một còn.
Cho dù phần thắng thuộc về
ai đi nữa thì đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ suy yếu nặng sau đó. Với sự tác động của các yếu tố thứ
hai, thứ ba, thứ tư sẽ được phân
tích dưới đây, nó sẽ nhanh chóng rơi vào thế bị động. Khi đã đến điểm
đông đặc, những biến cố quan trọng xảy ra dẫn đến sự tan rã trong chốc
lát của các đảng toàn trị. 20 triệu đảng viên đảng cộng sản Liên Xô trả
thẻ đảng chỉ trong 1 đêm. Lực lượng an ninh – một công cụ “chuyên
chính vô sản” để đàn áp nhân dân ở nước này và các nước Đông Âu đã không
thể làm gì được và sụp đổ nhục nhã. Lực
lượng này có những lúc
đông đến 3% dân số lại mau chóng trở cờ,
quay đầu là bờ để tránh sự trừng
phạt của nhân dân. Chỉ vài tháng trước khi sụp đổ, nếu lấy các con số
này để chứng minh cho sức mạnh không đối thủ của các đảng đó thì
chúng phải tồn tại tiếp 50 –60 năm nữa.
Yếu tố thứ hai: đảng Cộng sản Việt Nam đã ở vị thế đối lập với cả dân tộc bởi những yếu kém và
tha hóa của nó. Điều trớ trêu là tiến trình này đã bắt đầu chính vào
lúc đảng này tiến hành đổi mới đường lối kinh tế nhưng cự tuyệt với cải
cách chính trị từ 20 năm trước. Sự bất cập này đã dẫn đến tình trạng
tham nhũng tràn lan, nạn cường quyền cướp đoạt tài sản nhất là đất
đai của nhân dân trở thành bình thường và nhan nhản. Đặc biệt chính
tư duy đổi mới này đã dẫn đến hội nghị Thành đô 1992 biến Việt Nam chính thức
trở thành một chư hầu của Trung Quốc.
Từ đó dẫn đến sự đàn áp
những tư tưởng và các nhà hoạt động dân chủ nhưng lại thần phục hoàn
toàn tư tường “đại Hán” và thẳng tay trừng trị bất kỳ người dân nào
chống lại tư tưởng này. Tiến trình này đang diễn ra ngày càng nhanh
dưới tác động của suy sụp kinh tế, của tinh thần yêu nước và của sự
“thức tỉnh” của một vài nhân vật chóp bu trước sự xâm lấn của Trung Quốc.
Sự bất mãn đang diễn ra ngay chính trong hàng ngũ đảng viên và gia
đình họ đối với sự nhu nhược, bất lực của đảng trước Trung Quốc và
nạn tham những, cường quyền và sự suy thoái
đạo đức quan chức. Nên họ
đều mong muốn có sự thay đổi. Đảng Cộng sản Việt Nam đang cản trở
sự phát triển của đất nước, tự biến mình thành kẻ thù của sự tiến đến
dân chủ thịnh vượng của dân tộc. Đây đã trở thành nhân thức phổ biến
áp đảo trong xã hội. Tình thế này bắt buộc
đảng này phải lựa chọn. Một
là phải chấp nhận cải cách chính trị để trả quyền lực nhà nước về
cho nhân dân và chấp nhận cạnh tranh với cácchính đảng khác. Hai là sẽ
bị nhân dân đào thải và trừng phạt nghiêm khắc. Diễn biến này sẽ
không quá lâu vì nó đang ở vào giai đoạn cuối của một tiến trình đang
tiến dần đến điểm đông đặc. Tức là sẽ có những đột biến xảy ra. Nó sẽ
càng nhanh hơn nữa vì đảng Cộng sản Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối
cùng của sự chia rẽ, phân rã.
Yếu tố thứ ba: Sự thay đổi nhận thức của nhân dân về quyền. Có thể
nói phong trào dân chủ Việt Nam đã có một sự
chuyển biến sâu sắc, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ
lên tiến trình dân chủ hóa đất nước từ khi các cuộc đấu tranh dân chủ hướng
vào nhân quyền. Được phát động bởi phong trào Con Đường Việt Nam chưa đầy một
năm trước nhưng giờ đây Quyền con
người đang thành một mục
tiêu chung của hầu hết các lực lượng, tôn giáo và tầng lớp nhân
dân. Không chỉ các quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, biểu tình, lập hội….
như thường thấy trước đây mà các quyền được sống đàng hoàng, quyền
không bị tước đoạt tài sản đã được người dân ý thức rõ đó là những quyền
con người cơ bản, bất khả xâm phạm. Lần đầu tiên sau vài chục năm
tranh đấu đòi đất, những người dân oan Việt Nam đã biết hướng sự khiếu kiện
của mình thành những yêu cầu đòi quyền con người – quyền sở hữu tài
sản. Cũng là lần đầu tiên
Nghị viên Châu Âu ra nghị quyết lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà có đề cập
Nghị viên Châu Âu ra nghị quyết lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà có đề cập
đến tình trạng nông dân bị
tước đoạt quyền sở hữu đất đai của mình. Cũng là lần đầu tiên đảng
Cộng sản Việt Nam
phải đối mặt với một lực lượng mạnh mẽ đòi quyền
con người trong việc sửa đôi hiến pháp làm cho việc này vượt ngoài tầm
kiểm soát của đảng này. Người dân ý thức
được
quyền con người cũng tự
nhiên như những hạt giống được gieo vào đúng môi trường tự nhiên của
chúng. Rồi đây chúng ta sẽ chứng kiến sự nở rộ nhanh chóng của các hạt
giống này thành những cây tùng cây bách. Rồi thành cả rừng. Không có
thế lực nào đủ sức đối đầu với những cánh rừng đó cả. Chế độ toàn trị biết
rõ điều đó cho nên an ninh Việt Nam
mới ra sức để ngăn cản việc phổ
biến cuốn sách “Câu chuyện Quyền con người” của phong trào Con Đường
Việt Nam
phát hành. Nhưng đó là một việc làm phản tác dụng. Quyền con
người rất tự nhiên và dễ hiểu, chỉ cần khơi dậy thì người ta sẽ tự ý
thức được các quyền thiêng liêng đó của mình.
Càng ngăn cản thì nó càng sinh sôi nảy nở. Trong bối cảnh diễn biến nhanh chóng của yếu tố thứ hai nêu trên cùng với tốc độ thay đổi nhận thức về quyền của nhân dân như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đối mặt với một vài lực lượng đối lập mà
là cả hàng triệu con người
không khuất phục.
Yếu tố thứ tư: Quy luật phát triển tất yếu sẽ hình thành nên một lực lượng chính trị mới. Lâu
nay có người vẫn theo quan điểm cho rằng tổ chức là nhân tố quyết định
cho các cuộc cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng theo quan điểm như
vậy. Vì thế mà họ kiên quyết dập tắt mọi nỗ lực hình thành nên các
tổ chức chính trị. Cũng vì thế mà lâu nay các lực lượng đấu tranh
chống lại sự độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam chưa làm được vì trông
chờ vào tổ chức như một nhân tố quyết định.
Nếu dựa vào mô hình này
thì rất khó thắng được đảng Cộng sản Việt Nam.
Họ hiểu rõ điều đó và
kiên quyết giữ tử huyệt này. Có một quan điểm khác cho rằng tổ chức dù
rất cần thiết nhưng chỉ là hệ quả được hình thành từ các nhân tố cơ bản
như là các yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba nêu trên. Tức tổ chức
không phải là nhân tố quyết định. Đây chính là mô hình cách mạng từ
dưới lên, ngược với mô hình từ trên xuống (xem tổ chức là nhân tố quyết
định). Mô hình từ dưới lên đòi hỏi sự hiểu biết về quy luật phát triển
tự nhiên của sự vận động xã hội của con người. Sự thay đổi này rất
chắc chắn và tốt đẹp vì nó xây dựng từ các nền tảng cơ bản. Sự thay
đổi của mô hình từ trên xuống không chắc dẫn đến điều tốt đẹp. Đất nước
Việt Nam
dưới chế độ Cộng sản là một minh chứng. Những cuộc cách mạng
được quyết định bởi nhân tố quyết định là các tổ chức, nếu có sắp tới
ở Việt Nam,
thì cũng không có gì đảm bảo tốt đẹp. Hoàn toàn có thể
có một kiểu độc tài khác thay thế Cộng sản.
Nhưng mô hình này khó thể xảy ra ở Việt Nam.
Cuộc cách mạng ở Việt Nam đang diễn
ra theo mô hình từ dưới lên một cách kín đáo nhưng nhanh
chóng. Những chất xúc tác quan trọng đã được gieo vào những môi trường
phù hợp để thúc đẩy các yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba nêu trên gần
một thập kỷ qua. Rồi nó tự diễn biến theo quy luật. Lúc đầu thì âm thầm
lặng lẽ khiến giới cầm quyền không hề nhận ra. Đến khi bắt đầu thấy
nguy cơ thì hô hào chống lại nó. Nhưng càng hô hào thì càng thúc đẩy
quá trình tự diễn biến, tự chuyển hoá. Càng chống nó lại càng nhanh.
Đến hiện giờ quá trình này cũng đã đi vào giai đoạn cuối quyết định.
Khi các yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư cùng hội tụ thì sẽ
tất yếu hình thành nên các lực lượng chính trị mới đáp ứng nhu cầu của
nhân dân.
Đầu tháng 4 rồi, Nguyễn Tấn
Dũng đến thăm một đơn vị thuộc Quân khu III đã phát biểu rằng:
"Cần kiên quyết chống lại việc hình thành các lực lượng chống đối mưu
toan bạo loạn lật đổ". Thông điệp này rất khác với trước đây là:
"kiên quyết không để hình thành các lực lượng chính
trị đối lập đi ngược lại
lợi ích dân tộc". Rõ ràng đây là bước lùi để chuẩn bị cho việc hình
thành nên một lực lượng chính trị mới theo ý đồ của Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng thực chất đây là nước cờ buộc phải đi trong một ván cờ đã được bày ra
từ nhiều năm trước. Nguyễn Tấn Dũng không
còn lựa chọn nào khác vì
đó là đường thoát duy nhât. Nước cờ này sẽ mở ra một thế trận mới. Cơ hội
có thuộc về Nguyễn Tấn Dũng không hãy chờ thời gian trả lời. Nhưng
một điều có thể tin tưởng là vận hội mới này đã được kiến tạo nên bởi
một lực lượng tinh hoa của dân tộc với những nước cờ tiến thoái đã được
tính toán cẩn thận. Vì vậy mà chắc rằng họ sẽ không đánh mất cơ hội
để tạo ra một lực lượng chính trị dân tộc yêu nước để đưa đất nước
thoát khỏi bế tắc và tiến đến dân chủ thịnh vượng.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi
Phó Tổng Thư Ký - Đảng Dân Chủ Việt Nam
Phó Ban Quản Trị - Phong Trào Con Đường Việt
2 comments:
Đứng về phương diện chính trị để có được một bài viết như thế này thì Bs Ngãi không hổ danh là một người đa tài với thấu tình đạt lý lắm lắm! Nhưng thủ đoạn chính trị thì nơi Bs Ngãi còn hơi bị khựng lại chăng ở một chổ chính - nhân vật NTD, mà người đọc qua bài này được xem như là lá bài tẩy -? Cho dù được che chắn kín đáo, NTD có bị lộ ra quá sớm chăng?! Hãy chờ xem một thời gian ngắn nữa chờ đại hội 7 diễn xuất cái màn này nhé.Thân chào Bs Ngãi./.
chế độ cộng sản việt nam chỉ có quyền con thú chứ không bao giờ có quyền con người
Đăng nhận xét