Nhiều
lắm không kể hết, đó là Bộ giao thông, vật giá, điện lực, y tế, tư
pháp, công an, lại thêm trò sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên có những
kiến nghị, sửa đổi…chưa chắc đã được thực thi, nhưng đã gây nhiều
tốn kém, đặc biệt là lòng dân bất an.
Còn nhớ
Bộ y tế đề xuất tăng viện phí (đã thực hiện khắp trên cả nước) lấy
lý do : Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Nhưng
trên thực tế tất cả “Vũ như cẩn” nếu không nói là tồi tệ hơn, bệnh
phong bì cho bác sỹ, y sỹ vẫn diễn ra đầy nhức nhối, bệnh nhân vẫn
2-3 người một giường, nhiều bệnh nhân quá nghèo phải chắp tay xin
những bệnh nhân khá hơn, nhiều lương tâm, nhân ái đã nấu cơm, nấu cháo
từ thiện mang vào bệnh viện mong giúp chút ít để những cám cảnh
khốn khổ đi qua cơn hoạn nạn.
Tôi đã có lần hỏi một bác sỹ trưởng khoa “ Hàng ngày các ông trông thấy nhiều cám cảnh khốn khổ vào viện, các ông có suy nghĩ gì không”. Tay trưởng khoa mở toang cánh cửa, nói ngắn gọn “ Tưởng bác có chuyện tế nhị vào phòng riêng để trao đổi, còn chuyện bác hỏi chúng tôi quen rồi, không rung động được nữa”. Hắn hụt hẩng điều gì đó đứng dậy “Chào bác nhé, lần sau đừng hỏi những chuyện không đâu, tôi còn bận nhiều việc lắm”.
Không biết đã có mấy trăm nghìn tỷ đã đầu tư cho ngành y tế và nó đã chạy về đâu mà dân càng khốn khổ, bệnh viện nói riêng càng tồi tệ, nhân cách lương y càng xuống cấp. Đến chuyện giao thông vận tải, ông bộ trưởng Đinh La Thăng mới nhậm chức đã đưa ra nhiều sáng kiến : Đánh thuế xe ô tô, xe máy…để đầu tư xây dựng, sửa chữa đường sá, các sáng kiến của ông Thăng bị “trầm” xuống trước phản bác kịch liệt của dư luận. Đến Bộ tư pháp soạn thảo dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản đảm bảo thay thế tạm giam.
Theo soạn thảo, thông tư, mức đặt tiền không dưới 10 triệu đồng với tội phạm ít nghiêm trọng, 50 triệu cho tội phạm nghiêm trọng, 150 triệu cho tội phạm rất nghiêm trọng, 350 triệu với tội phạm đặc biệt nghiệm trọng. Dưới các luật sư phân tích, đánh giá, nếu dự thảo này được phê duyệt đi vào thực thi thì điều lo ngại nhất là tiêu cực đẻ tiêu cực. Cụ thể là “đặc biệt nghiêm trọng” người ta cho xuống “rất nghiêm trọng”…Theo đó “các đối tác” có thể thỏa thuận ngầm với nhau “để có lợi đôi bên” là điều không tránh khỏi. Đó là những kẻ giàu có thì “không thành vấn đề”, còn người nghèo, không có tiền thì tất nhiên phải “thẳng mực tàu”.
Như vậy dự thảo sẽ có nhiều hệ lụy xấu, có lợi cho kẻ giàu, kẻ phạm tội cũng ỷ vào đen trắng của đồng tiền, mức giáo dục vì tiền theo đó dễ nảy nở những phạm tội khác. Còn dân nghèo, không có tiền, phạm tội thì bị thẳng thừng trừng trị. Điều bất công là ở đây. Hẳn chưa ai quên được các báo chí phản bác, bàn luận về Bộ công an đề xuất cho phép bắn người chống lại người thi hành công vụ. Lý giải về đề xuất này phía công an cho rằng tội phạm càng ngày càng trắng trợn, táo bạo tấn công lại người thi hành công vụ (NTHCV) (có một số NTHCV vụ đã hy sinh). Tuy nhiên so sánh thì người dân bị chết oan vì NTHCV lại nhiều hơn. Nhưng dân đen làm sao có quyền đề xuất ngược lại. Với lý do đề xuất sao công an không đặt ra câu hỏi tại sao NTHCV bị tấn công ? Suy cho cùng trăm thiệt thòi đều đổ đầu Nhân Dân.
Tôi đã có lần hỏi một bác sỹ trưởng khoa “ Hàng ngày các ông trông thấy nhiều cám cảnh khốn khổ vào viện, các ông có suy nghĩ gì không”. Tay trưởng khoa mở toang cánh cửa, nói ngắn gọn “ Tưởng bác có chuyện tế nhị vào phòng riêng để trao đổi, còn chuyện bác hỏi chúng tôi quen rồi, không rung động được nữa”. Hắn hụt hẩng điều gì đó đứng dậy “Chào bác nhé, lần sau đừng hỏi những chuyện không đâu, tôi còn bận nhiều việc lắm”.
Không biết đã có mấy trăm nghìn tỷ đã đầu tư cho ngành y tế và nó đã chạy về đâu mà dân càng khốn khổ, bệnh viện nói riêng càng tồi tệ, nhân cách lương y càng xuống cấp. Đến chuyện giao thông vận tải, ông bộ trưởng Đinh La Thăng mới nhậm chức đã đưa ra nhiều sáng kiến : Đánh thuế xe ô tô, xe máy…để đầu tư xây dựng, sửa chữa đường sá, các sáng kiến của ông Thăng bị “trầm” xuống trước phản bác kịch liệt của dư luận. Đến Bộ tư pháp soạn thảo dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản đảm bảo thay thế tạm giam.
Theo soạn thảo, thông tư, mức đặt tiền không dưới 10 triệu đồng với tội phạm ít nghiêm trọng, 50 triệu cho tội phạm nghiêm trọng, 150 triệu cho tội phạm rất nghiêm trọng, 350 triệu với tội phạm đặc biệt nghiệm trọng. Dưới các luật sư phân tích, đánh giá, nếu dự thảo này được phê duyệt đi vào thực thi thì điều lo ngại nhất là tiêu cực đẻ tiêu cực. Cụ thể là “đặc biệt nghiêm trọng” người ta cho xuống “rất nghiêm trọng”…Theo đó “các đối tác” có thể thỏa thuận ngầm với nhau “để có lợi đôi bên” là điều không tránh khỏi. Đó là những kẻ giàu có thì “không thành vấn đề”, còn người nghèo, không có tiền thì tất nhiên phải “thẳng mực tàu”.
Như vậy dự thảo sẽ có nhiều hệ lụy xấu, có lợi cho kẻ giàu, kẻ phạm tội cũng ỷ vào đen trắng của đồng tiền, mức giáo dục vì tiền theo đó dễ nảy nở những phạm tội khác. Còn dân nghèo, không có tiền, phạm tội thì bị thẳng thừng trừng trị. Điều bất công là ở đây. Hẳn chưa ai quên được các báo chí phản bác, bàn luận về Bộ công an đề xuất cho phép bắn người chống lại người thi hành công vụ. Lý giải về đề xuất này phía công an cho rằng tội phạm càng ngày càng trắng trợn, táo bạo tấn công lại người thi hành công vụ (NTHCV) (có một số NTHCV vụ đã hy sinh). Tuy nhiên so sánh thì người dân bị chết oan vì NTHCV lại nhiều hơn. Nhưng dân đen làm sao có quyền đề xuất ngược lại. Với lý do đề xuất sao công an không đặt ra câu hỏi tại sao NTHCV bị tấn công ? Suy cho cùng trăm thiệt thòi đều đổ đầu Nhân Dân.
Một thương binh bị cướp đất đang đã đảo tham nhũng trước phiên tòa
Chưa
hết, mới đây dưới dư luận báo chí lại sục sôi lên chuyện Bộ công an
đề xuất sửa điều 7 Luật báo chí. Luật báo chí hiện hành quy định “
Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông
tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện
trưởng viện kiểm sát nhân dân, hoặc chánh án TAND cấp tỉnh và tương
đương trở lên cần thiết cho việc điều tra xét hỏi với tội phạm
nghiệm trọng”. Còn Bộ công an đề xuất sửa đổi điều 7 luật báo chí
theo hướng : Chánh án TAND, viện trưởng VKSND và thủ trưởng cơ quan
điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin
đăng tải trên các phương tiện thông tin. Đề xuất trên được đưa ra tại
văn bản (do Bộ trưởng bộ công an ký) để trả lời các chất vấn của
cử tri tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Lâm Đồng về công tác đấu tranh phòng
chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả cao.
Để nâng cao hiệu quả bộ công an sẽ đề xuất chính phủ, báo cáo Quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng. Trước hết sẽ xem xét sửa đổi điều 7 luật báo chí (như đã nêu). Nếu đề xuất này được thông qua sẽ có hàng ngàn cơ quan điều tra từ cấp bộ xuống cấp huyện có quyền yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin. Nhà báo và cơ quan báo chí có nguy cơ đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp là bảo vệ nguồn tin của mình, nguồn tin có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Theo đó hạn chế chống tham nhũng và các tiêu cực khác. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo lao động) nói “ Nếu những thông tin, dự kiến này trở thành sự thật thì phóng viên điều tra sẽ bị vắt bớt chân tay, tôi sẽ không đủ sức, không đủ tự tin để viết điều tra nữa. Tôi không thể dễ dàng tiết lộ những người đã cung cấp thông tin giúp mình được”.
Nhà báo Phan Lợi nêu ý kiến : Nếu đề xuất của Bộ công an được thực hiện thì nó thành một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch hội luật gia TPHCM nói trên báo Người lao động “ Điều 7 luật báo chí hiện hành phù hợp với nhiều thông lệ, quy định quốc tế trong hoạt động, quan hệ giữa nhà báo với cơ quan báo chí và nguồn tin. Khi cung cấp nguồn tin cho các nhà báo, nguồn tin luôn phải được giữ bí mật về người cung cấp nguồn tin. Nếu thực hiện như đề xuất của bộ công an thì báo chí sẽ mất hết nguồn tin, không ai dám cung cấp nữa. Thẩm quyền của cơ quan điều tra đã được quy định rất rõ trong pháp lệnh về điều tra và bộ luật tố tụng hình sự, không thể điều chỉnh cả luật báo chí được”.
Để nâng cao hiệu quả bộ công an sẽ đề xuất chính phủ, báo cáo Quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng. Trước hết sẽ xem xét sửa đổi điều 7 luật báo chí (như đã nêu). Nếu đề xuất này được thông qua sẽ có hàng ngàn cơ quan điều tra từ cấp bộ xuống cấp huyện có quyền yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin. Nhà báo và cơ quan báo chí có nguy cơ đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp là bảo vệ nguồn tin của mình, nguồn tin có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Theo đó hạn chế chống tham nhũng và các tiêu cực khác. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo lao động) nói “ Nếu những thông tin, dự kiến này trở thành sự thật thì phóng viên điều tra sẽ bị vắt bớt chân tay, tôi sẽ không đủ sức, không đủ tự tin để viết điều tra nữa. Tôi không thể dễ dàng tiết lộ những người đã cung cấp thông tin giúp mình được”.
Nhà báo Phan Lợi nêu ý kiến : Nếu đề xuất của Bộ công an được thực hiện thì nó thành một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch hội luật gia TPHCM nói trên báo Người lao động “ Điều 7 luật báo chí hiện hành phù hợp với nhiều thông lệ, quy định quốc tế trong hoạt động, quan hệ giữa nhà báo với cơ quan báo chí và nguồn tin. Khi cung cấp nguồn tin cho các nhà báo, nguồn tin luôn phải được giữ bí mật về người cung cấp nguồn tin. Nếu thực hiện như đề xuất của bộ công an thì báo chí sẽ mất hết nguồn tin, không ai dám cung cấp nữa. Thẩm quyền của cơ quan điều tra đã được quy định rất rõ trong pháp lệnh về điều tra và bộ luật tố tụng hình sự, không thể điều chỉnh cả luật báo chí được”.
Mọi chuyện đã rõ, vẫn chưa hết, tuy luật báo chí điều 7 hiện hành các nhà báo và cơ quan báo chí chấp nhận, nhưng trên thực tế nhiều nhà báo viết tiêu cực đã bị các thế lực thuê người đánh tơi tả và giết chết, đó là chưa nói đến những người cung cấp thông tin bị nhóm đặc quyền đặc lợi truy sát thành thương tật. Như vậy thì đề xuất của Bộ công an khi được thực thi chuyện gì tiếp tục xẩy ra : Nhà báo chùn tay, lo sợ khi viết điều tra, người cung cấp thông tin lo sợ đến tính mạng, và tiêu cực, tham nhũng mừng.
Mất cái
gì thì đi tìm cái đó chứ dứt khoát không chịu khoanh tay bất lực
nhìn kẻ đã cướp đi cái của mình có. Vừa qua từ TP Sài Gòn, Hà
Nội, Hải Phòng, Nha Trang đã có nhiều nhóm dã ngoại vì quyền tự do
con người. Nhìn những chàng trai, cô gái trẻ trung, xinh đẹp, có cả
phụ nữ tay bồng tay dắt con nhỏ đi dã ngoại, trao đổi bàn luận về
quyền con người lòng tôi rạo rực như trẻ lại. Nhưng cũng thật khó
hiểu khi nghe tin buổi dã ngoại quyền con người ở Sài Gòn một số
người bị bắt bớ, đàn áp. Một câu hỏi được đặt ra : Tại sao tụ tập
trao đổi về quyền con người lại bị ngăn cấm ? Có Bộ nào kiến nghị,
đề xuất : khuyến khích, bảo vệ điều chính đáng trao đổi về quyền
con người ? Chắc là không bao giờ có chuyện đó, vì xuống đường biểu
tình phản đối TQ lấn chiếm Hoàng Sa- Trường Sa, mặc áo “ Trường Sa-
Hoàng Sa- Việt Nam” cũng bị bắt giữ nữa là.
Một bài
viết không thể đến đầu đến đũa, một nhóm người dấn thân chưa thể
mang lại những mong chờ. Tuy nhiên muốn quét sạch rác rưởi phải bắt
đầu từ những con suối nhỏ hợp thành một giòng sông lớn. Muốn có
ngọn lửa lớn để đốt hết tham quan, bạo chúa phải bắt đầu từ những
đốm lửa hợp lại. Đất nước đang có những bước dấn thân. Nhiều người
dân chân bùn tay lấm, nhiều văn nghệ sỹ, trí thức đã lên tiếng. Ngay
cả nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng là Bộ trưởng bộ văn hóa thông
tin, sau đó là ủy viên bộ chính trị, bí thư trung ương đảng kiêm
trưởng ban tư tưởng trung ương.
Ông là
tác giả của những vần thơ về đất nước cháy bỏng năm xưa giờ lại
ngậm ngùi nghĩ về đất nước hôm nay. “Bước vào tuổi 70 Nguyễn Khoa
Điềm đã ngộ ra được những sai lầm nguy hiểm và những hậu quả tai
hại của chế độ độc tài toàn trị. Ông đã dám nói công khai tình
trạng của xã hội chủ nghĩa tuy đã sau 38 năm giải phóng”- (Nguyễn
Quang Lập). Xin trích bài thơ “ Đất nước những tháng năm thật buồn”
của Nguyễn Khoa Điềm để tạm khép lại bài viết này.
Nữa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò
trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ
khát nước qua sa mạc
Sao mình
thức ?
Sao mình
mãi mê theo đuổi một ngày mai tốt lành ?
Bây giờ
lá cờ trên cột cờ Đại Nội
Có còn
bay trong đêm
Sớm mai
còn giữ được màu đỏ”…
Bảo
Nam
0 comments:
Đăng nhận xét