Tác giả gửi đến DienDanCTM
Đầu tuần nay, qua những anh em bạn tù đã mãn hạn trở về mà trước đây tôi có quen biết, tôi được thông tin rõ hơn về tình trạng biệt giam trong 10 ngày vừa qua của anh Trần Huỳnh Duy Thức. Họ cho biết, tuần trước một người tù vừa mãn hạn trở về, người này đã thuật lại câu chuyện mấy anh em tù nhân kể cho nhau nghe sau sự việc anh Thức bị kỷ luật.
Đầu tuần nay, qua những anh em bạn tù đã mãn hạn trở về mà trước đây tôi có quen biết, tôi được thông tin rõ hơn về tình trạng biệt giam trong 10 ngày vừa qua của anh Trần Huỳnh Duy Thức. Họ cho biết, tuần trước một người tù vừa mãn hạn trở về, người này đã thuật lại câu chuyện mấy anh em tù nhân kể cho nhau nghe sau sự việc anh Thức bị kỷ luật.
Trong chốn lao tù, biệt giam là một chuyện, nhưng biệt giam để thi hành kỷ luật lại là chuyện hoàn toàn khác. Ở Xuân Lộc, có một khu riêng dành cho người tù bị kỷ luật mà những ai chẳng may vào đó sẽ khó lòng dám làm gì để trở vô lần nữa. Hợp thành khu kỷ luật
là một dãy những “hộp” giam rất nhỏ, chỉ vỏn vẹn 4m2 mỗi cái – tương đương một buồng vệ sinh, và không có cửa sổ. Ở đó, người ta gọi chúng là “Phòng giam cùm”. Đúng như tên gọi, người tù phải chịu cùm chân và yên vị ở đó suốt thời gian thi hành kỷ luật. Họ chỉ được phát cho một cái bô và một chai nước 1 lít mỗi ngày dùng chung cho nhu cầu uống lẫn vệ sinh. Anh em bạn tù ở Xuân Lộc thường ví các buồng giam này như nhà xí tập thể, bởi chúng luôn nồng nặc mùi xú uế tích tụ qua nhiều lần kỷ luật của những người tù trong nhiều năm trời. Sàn nhà rất dơ, bốc mùi hôi hám, và tiềm ẩn nguồn lây bệnh truyền nhiễm. Mặc dù vậy buồng giam không có chiếu hay miếng lót nào, và do bị cùm chân nên tù nhân phải nằm ngay ra sàn nếu muốn chợp mắt. Theo lời kể của mấy anh em bạn tù, trong những ngày anh Thức bị đưa đến Phòng giam cùm, những người tù cũng đang chịu kỷ luật ở các buồng giam bên cạnh thường nghe từ căn buồng nơi anh bị giam tiếng anh ca hát, đọc thơ. Sau này, hết thời gian kỷ luật, có người hỏi thăm anh thì Thức giải thích rằng anh sợ nếu ngủ quên sẽ đặt lưng xuống sàn nhà và có thể bị nhiễm bệnh từ sàn bẩn, nên anh đã hát, thiền, đọc thơ trong suốt 10 ngày để giữ cho mình luôn tỉnh thức. Anh cũng cho biết đã trình bày lý do trên với quản trại và yêu cầu họ thôi cùm chân, nhờ vậy sang đến ngày kỷ luật thứ hai, anh được tháo cùm ra.
Cũng theo lời kể của những bạn tù đã mãn hạn, đa phần các anh em tù ở Xuân Lộc đều hoài nghi về việc anh Thức nhận kỷ luật do bị phát hiện đang giúp một người tù nào đó chỉnh điện thoại. Họ cho rằng trong trại giam rất khó để một tù nhân có được chiếc điện thoại, chưa kể làm sao người tù kia tìm gặp được anh Thức ở khu giam riêng của anh với mấy anh em tù chính trị khác, và anh ta đã gặp Thức lúc nào?
Chưa xét đến tính xác đáng của lý do kỷ luật, sau sự việc trên, tôi nhận thấy trước hết trại giam Xuân Lộc đã vi phạm quy định cấm nhục hình phạm nhân theo Điều 4 Pháp lệnh thi hành án phạt tù của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cụ thể, việc anh Thức bị biệt giam trong buồng tối không có ánh sáng, điều kiện vệ sinh không đảm bảo và không được ra ngoài trời liên tục suốt 10 ngày đã vi phạm Điều 10 và khoản 1 Điều 35 Quy chế Trại giam (ban hành kèm theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ). Hơn nữa, việc anh Thức chỉ được nhận 1 chén cơm trắng mỗi bữa ăn cũng đồng thời vi phạm chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt của phạm nhân theo Điều 16 của Quy chế trên.
Không riêng anh Thức, những người tù tại trại giam Xuân Lộc khi thi hành kỷ luật cũng đều chịu chung tình trạng như vậy. Mặc dù phạm nhân vi phạm thì phải chịu kỷ luật là đúng theo quy định pháp luật, nhưng điều kiện sinh hoạt của phạm nhân trong thời gian kỷ luật không đảm bảo tiêu chuẩn căn bản theo Quy chế Trại giam là một sự vi phạm và được xét tương đương nhục hình. Từ sự việc của anh Thức vừa rồi và việc tuyệt thực đang diễn ra của anh Cù Huy Hà Vũ, cùng hoàn cảnh đau xót của những anh chị khác như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Đinh Đăng Định, Đỗ Thị Minh Hạnh, Hồ Thị Bích Khương… có thể thấy rõ tình trạng đối đãi hà khắc trái với quy định trên danh nghĩa đối với người đang thi hành án tù vẫn còn đang diễn ra phổ biến trong thực tế.
Do vậy rất mong sự đồng lòng lên tiếng mạnh mẽ từ cộng đồng bằng các cuộc vận động để chấm dứt sự vi phạm trên.
Việt Nam, 12/06/2013.
Lê Thăng Long – Phong
trào Con Đường Việt Nam
0 comments:
Đăng nhận xét