Lật tẩy chiêu độc Trung Quốc dùng văn hóa xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Mẫu tem "nhận xằng" lãnh thổ Hoàng 
Sa của Việt Nam vào Trung Quốc

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần cố tình xuyên tạc sự thật về lãnh thổ nước ta thông qua các ấn phẩm văn hóa.

Trắng trợn thay đổi lãnh thổ của Việt Nam trên các loại bản đồ

Trung Quốc ngày càng bộc lộ tham vọng độc chiếm biển Đông một cách trắng trợn khi liên tiếp cho phát hành bản đồ dưới nhiều hình thức, trong đó thâu tóm trái phép gần như toàn bộ biển Đông.

Tháng 4/2013, Trung Quốc phát hành mẫu bản đồ mới nhất, vô lý “quy hoạch” 80% diện tích biển Đông, trong đó có những vùng lãnh hải của Việt Nam, thành của mình.


Trước động thái này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thanh Nghị đã khẳng định: “Việc Trung Quốc lưu hành bản đồ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; không phù hợp với tinh thần DOC, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông. Bản đồ và quy hoạch trên là hoàn toàn vô giá trị”.

Ngang ngược in sách kỷ niệm 1 năm thành phố phi pháp "Tam Sa"

Bất chấp mọi dư luận phản đối, Trung Quốc tiếp tục lấn tới khi Nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc) phát hành cuốn sách khoe khoang về “lịch sử, nguồn tài nguyên và vai trò quốc phòng" của cái gọi là thành phố Tam Sa – đơn vị hành chính mà Trung Quốc thành lập trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa Xã còn lớn tiếng giải thích rằng động thái này đánh dấu 1 năm ngày Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa”, xây dựng nhiều công trình trường học, bệnh viện, phớt lờ sự thật về lịch sử và địa lý, tự cho mình quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Vô lý in hình Hoàng Sa của Việt Nam trên tem Trung Quốc

Đầu tháng 6/2013, nhân kỉ niệm ngày du lịch quốc gia, Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông “Mỹ lệ Trung Quốc” (Trung Quốc xinh đẹp), bao gồm 6 mẫu, nhằm giới thiệu một số danh thắng của nước này. Điều đáng nói ở đây là bên cạnh những mẫu tem in hình thắng cảnh của mình, nước này đã ngang nhiên đưa vào đó cả hình ảnh biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Mẫu tem này có giá 1,2 nhân dân tệ và được đặt tên là “Tam Sa thất liên dữ” (tạm dịch: Nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa). Song, trên thực tế, các đảo nhỏ này thuộc nhóm đảo An Vĩnh, nằm ở phía Đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Thậm chí, kèm với bộ tem, Trung Quốc còn cho phát hành một phong bì ngày đầu tiên (FDC) và một bưu ảnh có in hình của nhóm đảo thuộc chủ quyền Việt
Nam này.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc vô lý “nhận vơ” chủ quyền của Việt Nam vào bộ tem của mình. Hình ảnh quần đảo Hoàng Sa đã từng được sử dụng trái phép trên một mẫu thuộc bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc” được phát hành năm 2004.

Thâm độc ‘tuồn’ đèn lồng in chữ Tam Sa vào Việt Nam

Cũng nhằm âm mưu xuyên tạc, bóp méo dư luận về vấn đề chủ quyền, Trung Quốc đã “tuồn” những chiếc đèn lồng in chữ Tam Sa và Nam Sa (bằng tiếng Hoa) vào thị trường đèn lồng Tết của Việt Nam.
Những người dân tại Chí Linh (Hải Dương) cho biết họ đã mua những chiếc đèn lồng này với giá từ 75 – 150.000 đồng mà không hề hay biết các chữ Trung Quốc in trên đó có nghĩa gì.
May mắn là các cơ quan chức năng của Việt Nam đã kịp thời lật tẩy âm mưu tinh vi, thâm độc này và thông tin tới người tiêu dùng, ngay lập tức gỡ bỏ “công cụ” tuyên truyền phi pháp của Trung Quốc ẩn dưới danh nghĩa kinh doanh này. Tại Hải Phòng, người dân đã có sáng kiến dán cờ đỏ sao vàng lên đèn để trang trí.

Lợi dụng cẩm nang du lịch để xuyên tạc sự thật
 

Cẩm nang du lịch của Trung Quốc cố tình xuyên tạc sự thật 
khi in bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa.

Tháng 5/2013, 98 cuốn cẩm nang du lịch có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị thu giữ tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Lí do là trên bản đồ Việt Nam được in kèm với cuốn cẩm nang này hoàn toàn không xuất hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc Xu Feiling, người đã mang theo những ấn phẩm này vào Việt Nam, khai rằng, ông đã được công ty du lịch của mình tại Quảng Đông (Trung Quốc) cấp để hướng dẫn cho khách tham quan tại Đà Nẵng.


Ông Xu đã được cho phép tiếp tục đưa khách đi tham qua, song số ấn phẩm này đã bị thu giữ, phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, Cảng biển quốc tế Đà Nẵng cũng phát hiện và thu giữ các ấn phẩm của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

*  *  *
Theo blog Thùy Linh: Đây chính là những bằng chứng về "quyền lực mềm" mà Trung Quốc muốn bành trướng cả trên lãnh thổ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Đằng sau "4 tốt và 16 chữ vàng" cùng những cái bắt tay thắm thiết tình đồng chí là cả một âm ưu thâm độc, lâu dài và không hề giấu diếm...Ai còn nghi ngờ, nhân dân không nghi ngờ về điều này.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More