26/6/2013 chao@laodongViet.org
DienDanCTM
Đi từ sáng đến chiều, hết hái dừa lại chuyển sang mua cau và trở thành thợ bắt rắn bất đắc dĩ, thu nhập thấp, vừa nguy hiểm lại vừa buồn. Đó là những gì đúc kết của một người hái dừa có thâm niên chưa đầy hai năm nhưng kinh nghiệm chịu khổ và đối diện hiểm nguy còn hơn cả hai chục năm.
Đi từ sáng đến chiều, hết hái dừa lại chuyển sang mua cau và trở thành thợ bắt rắn bất đắc dĩ, thu nhập thấp, vừa nguy hiểm lại vừa buồn. Đó là những gì đúc kết của một người hái dừa có thâm niên chưa đầy hai năm nhưng kinh nghiệm chịu khổ và đối diện hiểm nguy còn hơn cả hai chục năm.
Có
thể nói, nghề hái dừa, hái cau thuê là một cái nghề mau đào thải sức lao động
nhất, như ông Tri, được mệnh danh là “chuyên viên trèo” chia sẻ: “Nghề này
trụ giỏi lắm chừng mười năm, vì nhiều lý do, thứ nhất là chỉ cần trên ba mươi
tuổi là cơ thể bắt đầu xuống sức, chừng 40 là hết leo trèo chi nổi, có giỏi lắm
cũng trèo được chừng 10 cây mỗi ngày, mà trèo chừng đó thì chỉ uống nước lã mới
đủ sống!”.
“Có
lần, đang loay hoay buộc chùm dừa, bổng thấy nhột nhột dưới ống chân, nhìn
xuống thấy một con rắn mai gầm to tổ tường đang bò quanh chân
mình”
mình”
“Hơn nữa thanh niên ít ai chọn nghề này, phần đông dân trèo thuê đều có vợ con,
làm ăn không ra thì đi hái dừa kiếm tiền, một phần hái thuê, một phần đi buôn,
mua một bán hai, có như vậy mới sống qua ngày được. Nhưng làm vài năm rồi cũng
về nhà cuốc đất vì hết trèo nổi…”.
“Nghề này sợ nhất là trời mưa giông, thường sấm sét hay đánh mấy cây dừa, mà
dừa thì ăn tiền vào tháng nắng to, tháng nắng to từ tháng Ba đến tháng Sáu âm
lịch thì hay bị giông tố. Nhiều bữa đang ngồi trên ngọn dừa, nghe sét đánh rẹt
một phát, cứ tưởng mình đi Tây Thiên rồi, khi tụt xuống đến gốc, sờ khắp người,
không bị gì, mới tin mình còn sống”.
Chân dung một người hái dừa với dụng cụ đầy đủ |
Chuyện của người đàn ông tên Huy vừa
kể trên cũng chưa đến nỗi dở khóc dở cười như trường hợp ông Ba Xứng, người
Bình Định, chuyên hái dừa thuê và chở dừa non đi bán ở các tỉnh lân cận, ông
kể: “Nghề này, chỉ cần nhát gan một chút là chết ngay, nếu như gặp!”.
“Có lần, đang loay hoay tìm chỗ vịn để buộc mấy chùm dừa vào dây thừng thả
xuống cho khỏi bể, bổng thấy nhột nhột dưới ống chân, nhìn xuống thì thấy một
con rắn mai gầm to tổ tường đang bò quanh chân mình, loại này hình tướng dữ
tợn, nọc độc thì miễn bàn, đớp một phát là chết ngay tại chỗ. Mình nín thở, đợi
nó vừa tầm, thò tay thộp cổ, bóp cứng, nó nhe răng, tìm cách ngoạm mình mà
không được. Mình để nó quấn đôi vào người mình rồi từ từ tụt xuống…”.
Nhiều lần lắm, có bữa đang lúi húi lượm mấy trái dừa non dưới đám cỏ thì nghe
phì phò, nhìn lên đã thấy con hổ mang bành đen thùi lùi ngẩng đầu, phùng mang
xông tới mình. Với mấy con này, mình hớ đòn là nó đớp chết tươi liền. Loại này
có đánh đòn giả gớm lắm, trên đầu nó có hai mặt, một mặt giả, một mặt thật,
nhìn phía sau cũng dễ nhầm phía trước. Mình từ từ rút lui và tìm một thanh sắt
làm móc, khều đuôi nó, cho nó phun nọc thoải mái rồi bốc bỏ bao…”.
“Trong cuộc đời hái dừa chưa đầy ba năm của mình, mình gặp rắn độc đến 5 lần.
Đương nhiên lần nào cũng dễ chết, nhưng nếu bắt được nó thì xem như ngày đó
trúng mánh…”.
Với thu nhập không cao, được chăng hay chớ, có ngày kiếm được vài trăm ngàn
đồng (nhờ bắt được rắn), có ngày kiếm được vài chục ngàn đồng, ngày kiếm được
nhiều tiền thì phải leo cả vài chục cây dừa, có khi leo cả trăm cây để thử,
nhiều lúc thử là trúng ngay dừa cần hái, có khi thử cả chục cây mới ra được
dừa, cực khổ và nguy hiểm vô vàn…
Một người hái dừa khác, cũng dân Bình Định, nói đùa: “Dân Bình Định Là dân
nhà võ, nhưng võ Bình Định bây giờ dùng để hái dừa và bắt rắn kiếm cơm qua ngày
chứ không làm được trò trống gì hết. Mà kiếm cơm cũng chẳng ra già, nguy hiểm
chết người thì thấy, cơm thì ngày được ngày mất, một mùa làm cho cả năm ăn,
khổ!”.
Câu nói đùa của người hái dừa này có thể khái quát cuộc sống và nghề hái dừa.
GHI CHÚ: Liên
Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org)
là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao
Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.
0 comments:
Đăng nhận xét