RSF - Lê Anh Hùng
dịch
Việt nam: 3 Blogger bị bắt trong vòng chưa đầy một tháng
Tổ
chức Phóng viên Không biên giới (RSF) lên án vụ bắt giữ blogger Đinh Nhật Uy
tại tỉnh Long An ngày 15.6 với cáo buộc đăng các bức ảnh và bài viết trên blog
cá nhân “xuyên tạc sự thật và bôi nhọ các tổ chức nhà nước”.
Anh
bị tạm giam ba tháng trong khi nhà chức trách tiến hành điều tra cáo buộc “lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.
Uy
là anh trai của Đinh Nguyên Kha, một blogger bị giam giữ từ tháng
10.2012. Một toà án tại tỉnh Long An đã tuyên án Kha 8 năm tù giam và 3 năm
quản chế hôm 16.5.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới
lên án vụ bắt giữ ông Phạm Viết Đào, một nhà văn kiêm blogger ngày càng
phê phán chính quyền và các quan chức cấp cao trên blog với bút danh Phúc Lộc
Thọ.
Ông Phạm Viết Đào hiện là hội
viên của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng phòng
Thanh tra hành chính và chống tham nhũng (Bộ VH-TT-DL).
Ông bị bắt giữ ngày 13.6 tại Hà Nội
theo Điều 258 Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam, điều luật trừng phạt
hành vi lợi dụng “các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức và cá nhân” với mức án tối đa lên đến 7 năm tù.
“Đây là lần thứ hai trong chưa đầy
một tháng một blogger bị bắt theo theo Điều 258, một điều luật – giống như Điều
88 – đủ mơ hồ để cho nhà cầm quyền có thể sử dụng nhằm bịt miệng những blogger
bị coi là rắc rối và phê phán quá mức”, tổ chức Phóng viên Không biên giới nói.
“Chúng tôi cảnh báo nhà cầm quyền
Việt Nam về bất kỳ sự tăng cường truy bức nào nhằm vào những người cung cấp tin
tức. Sau các nghị quyết gần đây của Nghị viện Châu Âu lên án việc Việt Nam bắt
giữ các blogger và lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về việc mở rộng tự do
thông tin và tự do ngôn luận ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần hiểu rõ rằng
duy trì chính sách khủng bố nhằm vào các blogger và những người bất đồng chính
kiến trên mạng sẽ chỉ dẫn đến việc tự cô lập mình trên trường quốc tế, kể cả
trong phạm vi các cơ chế liên chính phủ.”
Chưa rõ động cơ chính xác trong vụ
bắt giữ ông Phạm Viết Đào là gì song một blogger Việt Nam yêu cầu ẩn danh nhận
định rằng nguồn cơn có thể là từ sự phê phán của ông sau kết quả bỏ phiếu tín
nhiệm gần đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
“Nhà cầm quyền coi Phạm Viết Đào như
một nguồn tuyên truyền chống nhà nước, thể hiện lệch lạc đường lối và chính
sách của Đảng”, blogger nói trên nhận xét.
Sinh ra tại Nghệ An, một tỉnh nằm ở
phía bắc miền Trung, năm 1952 Phạm Viết Đào sang du học ở Rumania, nơi ông nhận
tấm bằng văn chương năm 1974. Sau khi trở về Việt Nam, ông làm việc cho Vụ Điện
ảnh của Bộ Văn hoá. Ông là Trưởng phòng Thanh tra hành chính và chống tham
nhũng của Bộ Văn hoá từ năm 1992 đến 2007.
Sau khi về hưu tháng Sáu năm 2012,
ông dành nhiều thời gian duy trì một vài blog, thường đăng những bài mang màu
sắc chính trị. Ông đã bị công an triệu tập thẩm vấn một số lần và các blog của
ông từng là mục tiêu của ba cuộc tấn công mạng.
Năm ngoái, sau khi Thủ tướng ban
hành Công văn 7169, ra lệnh trấn áp các blog “phản động”, ông Phạm Viết Đào
cho điều đó là “lố bịch” và nói không thể gây áp lực lên những nền tảng blog
với máy chủ nằm ngoài Việt Nam. Thay vì thế, ông đề xuất là các phương tiện
truyền thông nhà nước nên tìm cách tạo ra sự “cạnh tranh lành mạnh” cho
các blog đối tượng.
Blog phamvietdao3.blogspot.com của
ông bị hack ngày 9.3, khiến ông phải mở blog phamvietdao4.blogspot.com, đã bị
khoá sau khi ông bị bắt.
Trước vụ ông Phạm Viết Đào bị
bắt giữ là vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất, người bị tạm giam tại Hà Nội theo Điều 258 từ ngày
26.5.
Các vụ bắt giữ mới nhất đưa tổng số
blogger và công dân mạng hiện bị giam giữ tại Việt Nam lên đến 35
người. Ngày 23.5, một toà án phúc thẩm đã giữ nguyên mức án tù từ 4 đến 13 năm tù
giam dành cho 5 blogger – Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn,
Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.
Việt Nam được xếp hạng 172 trên tổng
số 179 nước trong chỉ số tự do báo chí năm 2013 của Tổ chức
Phóng viên Không biên giới.
Nguồn: RSF
0 comments:
Đăng nhận xét