Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân trả lời phỏng vấn của BBC về hoạt động
của đảng Việt Tân
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân |
BBC
Đang có sự liên kết ngày càng
tăng giữa các nhóm đấu tranh chống Đảng Cộng sản ở trong và ngoài nước, theo
Tiến sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ ở hải ngoại, thành viên trung
ương Đảng Việt Tân.
Trả lời phỏng vấn BBC tại London
hôm 25/6/2013, ông Quân cũng trả lời các câu hỏi quanh nghi ngờ về việc rò rỉ
thông tin cũng như ’nội gián’ trong lòng tổ chức chính trị đặt văn phòng ở Mỹ.
Mở đầu cuộc phỏng vấn, Tiến sỹ
Quân, người từng bị bắt giữ hai lần khi hoạt động ở Việt Nam trong các năm 2007
và 2012, bình luận và đánh giá tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi gần đây
diễn ra các vụ bắt giữ, câu lưu với một số blogger, nhà bất đồng chính kiến
trong nước.
TS Nguyễn Quốc Quân:
Tôi nhận thấy những việc bắt bớ vừa qua có hai đặc điểm. Đặc điểm
thứ nhất là khá đồng loạt sau những vụ xử án rất là nặng và thứ hai nữa là khá dồn dập.
thứ nhất là khá đồng loạt sau những vụ xử án rất là nặng và thứ hai nữa là khá dồn dập.
Theo tôi nghĩ có sự thay đổi, nó
biểu hiện phần nào, nói hơi quá, sự hoảng loạn của chính quyền Việt Nam hiện thời.
Thứ hai, nói lên sự không sợ của những người trí thức cũng như người dân bình
thường trong nước.
BBC: Đảng Việt Tân
hiện bảo vệ các dữ liệu và tránh xâm nhập các dữ liệu ra sao, nhất là đảm bảo
an toàn mạng trước khả năng thâm nhập hệ dữ liệu về đảng viên, hay thông tin về
các hoạt động quan trọng, theo ý kiến riêng của ông?
Vấn đề bảo đảm dữ liệu quan trọng
đó là một trong những vấn đề rất được quan tâm ở trong đảng Việt Tân. Đặc biệt
là các giữ liệu về nhân thân của các Đảng viên.
Quả thực vừa rồi khi tôi đi về, tôi
có đem theo laptop, nếu quý vị có nhìn thấy họ bảo rằng họ tìm thấy trong
laptop của tôi tài liệu đấu tranh bất bạo động, hoặc là vân vân.
Có vẻ như là sự giữ gìn dữ liệu
trong máy vi tính nó có vẻ hơi yếu. Nhưng mà thực sự ra đó là một cách thử tôi
xem thử coi cái khả năng kỹ thuật của Công an Việt Nam về vấn đề đào những tài
liệu, dữ liệu trong máy vi tính ở mức độ nào. Chúng tôi có năm tầng. Riêng
trong máy của tôi có năm tầng, nhưng họ chỉ được tầng thứ nhất và tầng thứ nhì
mà thôi.
Điều thứ hai là trong đảng Việt Tân
có phương pháp gọi là phân cấp thông tin. Nghĩa là ở một ông cấp độ nhất định,
thì chỉ có thể biết được một loại thông tin nhất định. Thứ hai nữa là phân nhỏ
thông tin. Nghĩa là một người ở vị trí cao nhất cũng không thể nào biết được
toàn bộ thông tin. Đó là một trong những cách để bảo vệ.
Do đó, nếu tôi có bị bắt giữ đi
chăng nữa, và gặp phải trường hợp tra khảo dữ dội như thế nào, tôi nghĩ họ cũng
chỉ biết được một phần rất nhỏ của thông tin, đặc biệt của những người trong
nước.
’Rò rỉ thông tin?’
BBC: Có ý kiến
nói Việt Tân có rò rỉ thông tin, do đó nhiều Đảng viên của Đảng ông khi về Việt
Nam
liền bị bắt, ông bình luận thế nào về ý kiến này?
Nếu so sánh số lượng người Việt Tân
bị bắt qua quá trình công tác rất dài, thì chúng ta thấy rằng chỉ có một vài
trường hợp thôi. Chẳng hạn như trong trường hợp của tôi, tôi về Việt Nam rất nhiều
lần, trong khi họ chỉ bắt được tôi vào năm 2007 và 2012.
Rồi có những trường hợp như phát mũ
nón ở trên cầu Thê Húc, rồi giữa Thủ đô Thăng Long, chúng tôi đã ứng dụng một
số phương tiên thông tin nhanh nhậy, một số phương pháp, vừa là để cho cùng
chia sẻ những gian nan của đảng viên trong nước, cũng như đồng bào trong nước,
mà vừa là để xem thử sự nhạy bén, sự hợp tác của quần chúng xung quanh với công
an, Việt Cộng như thế nào.
Nó thể hiện rằng công an Việt Nam,
cũng như nhà nước Việt Nam
không còn được sự hỗ trợ của người dân nữa. Do đó, nhiều công việc ở trong nước,
họ sẽ bị bất lực dưới tai mắt của nhân dân đã không còn đứng về phía của chính
quyền.
BBC: Trong dư
luận, kể cả ở hải ngoại, có ý kiến đặt vấn đề nói rằng Việt Tân là một tổ chức
do ai đó lập nên để mang lại lợi thế, giúp biện minh cho duy trì quyền lực của
Đảng Cộng sản Việt Nam, thậm chí có người nói trong Việt Tân có hiện tượng bị
“an ninh”, “công an mật” cài vào?
Thứ nhất, hãy xem thử hành động của
một tổ chức hay một con người nào đó để biết, coi coi họ đứng về phía nào. Tất
cả những việc làm của đảng Việt Tân vẫn là chống chế độ độc tài. Do đó mà nếu
đảng Cộng sản còn giữ nguyên đó, thì thể chế độc tài sẽ là sự đối đầu đương
nhiên của nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có Việt Tân.
Thứ hai nữa về chuyện cài đặt, tại
sao lại không đặt một câu hỏi ngược trở lại, chính trong Quốc hội, chính trong
một số cơ quan của nhà nước Việt Cộng vẫn có những người rất đồng ý với quan
niệm đấu tranh của đảng Việt Tân, hoặc là chính đó là đảng viên Việt Tân.
Dĩ nhiên, chúng tôi cũng không chủ
quan đến nỗi trong Việt Tân không có những người cài đặt vào, nhưng họ cài đặt
ở mức độ nào, và họ biết được bao nhiêu thông tin? Tôi tin rằng chắc chắn họ
chỉ ở mức độ đảng viên bình thường, và họ không thể có bất cứ một loại thông
tin nào cần thiết cho cuộc đấu tranh.
BBC: Việt Tân bị
chính phủ Việt Nam xếp loại là tổ chức khủng bố, ông tự bảo vệ ra sao trước
quan điểm này?
Thực sự ra, đảng Việt Tân cũng
không cần phải tự bảo vệ. Vì chính quốc tế đã trở lời câu hỏi đó. Và thực sự
chính nhà nước Việt Nam hiện giờ cũng cảm thấy sự ghép, sự úp chụp về việc
’khủng bố’ của đảng Việt Tân nói riêng và một số đảng khác nói chung, thì điều
đó nó cũng đã vô lý.
Do đó mà họ đã nhiều lần úp chụp
cho ngay chính trường hợp của tôi về ’tội khủng bố’, nhưng mà chỉ cần một, hai
tháng sau đó, phải đổi thành ra một tội danh khác vì nó rất là trơ trẽn và vô
lý, không ai có thể tin được.
’Cơ chế công bằng’
BBC: Thưa ông, giả sử
trong tương lai, Việt Nam cải tổ thể chế, sửa đổi hiến pháp, lập một Quốc hội
lập hiến mới, Việt Tân có sẵn sàng tham gia Quốc hội này hay không? Có sẵn sàng
chia sẻ quyền lực với và bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?
Đảng Việt Tân sẵn sàng làm việc với
mọi tổ chức khác nhau miễn là không phải ở trong, cho chế độ độc tài. Vậy thì
mở ra một cơ chế nào đó, với cơ hội nào đó, để đất nước thay đổi, quan trọng là
thay đổi đó có được sự bảo đảm thực sự với sự công bằng để có thể đạt được tự
do dân chủ hay không.
Do đó nếu đây là một cơ chế do nhà
nước cộng sản Việt Nam
mở ra khung cửa và mời mọi người vào, chắc chắn nếu chỉ đơn giản như vậy thôi,
chắc chắn đảng Việt Tân không bao giờ tham dự. Vì chúng ta không thể nào hợp tác
hay thảo luận trong một vị thế mà mình không có quyền lực, không có áp lực nào
nhất định.
BBC:Theo ông việc một
đảng chính trị đặt trụ ở nước ngoài được cho là thường xuyên gửi Đảng viên của
mình tới một quốc gia khác hoạt động có vi phạm luật pháp ở đâu không? Ở Mỹ,
theo ông có đảng phái chính trị nào từ nước ngoài vào Mỹ hoạt động chống chính
quyền Mỹ và được phép hoạt động không?
Thứ nhất, Đảng Việt Tân hay
nhiều đảng đấu tranh chính trị khác, gọi là có những thành phần
lãnh đạo ở nước ngoài, không có nghĩa là họ đang hoạt động ở nước
ngoài. Tại vì mọi đảng chính trị, nguồn gốc và phát sinh cũng là
từ ở trong nước mà ra.
Đảng Việt Tân là một Đảng ở
trong nước với những người, nhân sự cùng hợp tác. Vì chúng ta đứng
ở trong nước có những lợi thế riêng, mà đứng ở ngoài nước cũng có
những lợi thế khác, cái lợi thế đối với quốc tế, lợi thế về vấn
đề truyền thông, thông tin.
Tất cả các loại công tác, nếu
mà muốn được an toàn, vẫn là kiểu liên lạc chéo. Từ trong nước liên
lạc với một người bên ngoài, bên ngoài liên lạc với một người khác
để bảo vệ an ninh mà thôi và thành phần lãnh đạo ở trong nước của
Đảng Việt Tân vẫn phải cố gắng giữ được một vị thế nhất định để
có độ an toàn nhất định.
Do đó bảo là Đảng Việt Tân là
một đảng ở hải ngoại, điều đó hơi quá đáng. Thực sự ra, Đảng Việt
Tân hoạt động ở trong nước rất nhiều và mọi nỗ lực của Đảng Việt
Tân đều là dồn cho cái sự phát triển lớn mạnh của những người Đảng
viên trong nước, cũng giống như những người đồng bào có cùng quan
niệm với Đảng Việt Tân ở trong nước.
BBC: Việt Tân,
hoặc các tổ chức đảng phái, giới bất đồng chính kiến, hoạt động ở trong và
ngoài nước có tương lai nào và ra sao trong một Việt Nam ở tương lai gần, trung
bình hay xa hơn?
Thực sự ra, mong mỏi của tất cả mọi
người yêu dân chủ nói chung và những người Việt Nam đã bị đè nén về tự do, về
nhân quyền và dân chủ, đều muốn cho đất nước sớm có một đời sống được tôn trọng
nhân phẩm, mà không chấp nhận chế độ độc tài.
Chế độ độc tài sợ nhất là gì? Chế
độ độc tài sợ nhất là sự thật. Vì họ luôn luôn muốn che lấp những điều sai, hay
điều trái, để họ làm những việc đó. Họ sợ thứ nhì là họ sợ công lý, sợ người
dân cùng nhau đòi lại lẽ phải cho mình. Và thứ ba, họ rất sợ sự liên kết.
Tôi đã nhìn thấy những người dân
trong nước đã liên kết, và dần dần đã có nhiều tôn giáo khác nhau liên kết với
nhau và các tổ chức chính trị liên kết với nhau.
Tôi tin rằng ở trong nước, cũng như
những người Việt ở nước ngoài, luôn luôn mong có một sự liên kết, nhất là trong
giai đoạn này; hơn bao giờ hết, sự liên kết đó rất quan trọng.
Sự liên kết đó không nhất thiết
phải nhất thống trong một tổ chức mà liên kết hướng về mục tiêu. Và chúng ta
cùng bước với nhau, để thực hiện điều đó.
Tôi rất lạc quan trong tinh thần
liên kết đó, nó thể hiện qua sự tiếp cận của nhiều nhà dân chủ, đối với đảng
Việt Tân nói riêng và đối với nhiều đảng khác ở nước ngoài cũng như ở trong
nước, nói chung.
Tôi rất lạc quan sự liên kết trong
thời gian tới mỗi ngày một vững mạnh hơn.
Nguồn: BBC
0 comments:
Đăng nhận xét