Nguyên
văn Bản Tuyên bố Chung Trung - Việt 21/6/2013
Hội đàm
giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ
tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận
Bình. Ảnh: vov.vn
Hội đàm
giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ
tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Ảnh: vov.vn
tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Ảnh: vov.vn
Thưa các bạn.
Anh Phan Quang Tuệ có hỏi tôi về nguyên văn Bản TBC Trung - Việt.
Hà Nội chơi
trò úp úp mở mở, khi ẩn khi hiện bản TBC này. Họ có vẻ sợ công luận.
Tôi kiếm bản
toàn văn phổ biến rộng rãi để anh chị em ta nhận rõ, và nên đăng lại toàn văn
trên các mạng, blog để nhiều người được đọc. Báo trong nước chỉ được đưa tóm,
không bình gì sâu sắc cả. Xin gưỉ anh Tuệ và các bạn khác.
Đó là văn kiện
bán nước không có gì khác. Từ bỏ độc lập chủ quyền, rơi vào bẫy 16 chữ vàng
khè, vào đại cục lâu bền, còn Hoàng Sa Trương Sa, lưỡi bò đều là tiểu tiết,
chuyện lặt vặt, không nên quá quan tâm, có hại cho cả 2 bên. Họ lờ tịt COC.- luật
ứng xử ở Biển Đông;
Rất cần sự lên
tiếng, phỏng vấn, bình luận các nhà báo, đại biểu quốc hội, trí thức trong nước
và nên có bản dịch toàn văn ra pháp văn, anh văn ...
Bản này quan
trọng gấp nhiều lần văn kiện của Phạm Văn Đồng về lãnh hải hồi xưa..
Cám ơn sự chú
ý của các anh chị.
Bùi Tín
Việt Nam-Trung Quốc ra Tuyên
bố chung
(Chinhphu.vn)
- Trong chuyến thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ 19-21/6, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc. Cổng TTĐT Chính phủ xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ 19-21/6, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc. Cổng TTĐT Chính phủ xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.
Trong thời
gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với
Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ
viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại
biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị,
Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về
việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình
mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Ngoài Bắc
Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.
2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt - Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.
3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:
(i) Duy trì
tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song
phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương... để
tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan
hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt
Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội
nghị tại Trung Quốc.
(ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.
(iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.
(iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.
(v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc” (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.
(vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về “Hiệp định dẫn độ Việt - Trung” trong nửa cuối năm nay.
(vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực “Hai hành lang, một vành đai”. Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế - thương mại song phương, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc”; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội... Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.
(viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.
(ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015”, “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt - Trung giai đoạn 2013 - 2015”, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt - Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn nhân dân Việt - Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
(x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban Hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…
(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.
(xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt - Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.
(xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.
4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.
Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt - Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.
Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.
6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á - Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung - Nhật - Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á..., cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai bên nhất trí lấy năm nay - năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn..., đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc” (sửa đổi), “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu”, “Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước”, “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013 – 2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc”, “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ” và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.
8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.
0 comments:
Đăng nhận xét