Trung quốc biểu tình bài Nhật với băng rôn "Bảo vệ đảo Điếu Ngư cho đến chết" |
25 năm trước
đây khi kêu gọi các
công ty Nhật vào đầu tư ở
Trung quốc, nhà nước Bắc Kinh vô cùng dễ dãi trong mọi thủ tục. Để
tận dụng khối nhân công rẻ, hãng xưởng Nhật đua nhau kéo vào nước này. Nhưng nay, không khí làm ăn ở Trung quốc không còn lợi nhiều nữa và lại gặp nhiều bất trắc. Nỗi bất an lớn nhất đối với các hãng Nhật lúc này là phong trào
bài Nhật do đảng Cộng sản Trung quốc đứng đằng sau chỉ đạo. Rất
nhiều công ty Nhật đã lấy quyết định rút lui khỏi Trung Quốc để đầu tư vào các quốc gia khác.
Trong những
năm trước đây số xí nghiệp Nhật làm thủ tục rút lui còn tương đối
tuần tự, không ồ ạt, và không bị
trở ngại gì đáng kể. Nhưng từ
năm 2012 đến nay, với các cuộc biểu tình bài Nhật thậm tệ và rất lớp lang, bài bản do đảng Cộng sản Trung quốc đứng sau chỉ đạo, các xí nghiệp
Nhật cỡ trung và nhỏ ào ạt rút lui. Lập tức họ đụng phải
đủ loại rào cản.
Hiển
nhiên, theo thông luật
quốc tế, trên nguyên tắc nhà nước Bắc Kinh không có quyền cấm cản việc rút lui của các hãng xưởng ngoại quốc. Nhưng mọi ban ngành liên hệ đều đưa
ra đủ loại lý do chưa thể thụ lý hồ sơ, chưa
thể rút tiền ra khỏi ngân hàng, chưa có chứng thực của sở thuế vụ là đã thanh lý mọi khoản
thuế má, v.v... Báo chí Nhật
Bản tường thuật nhiều lời than thở của các chủ
hãng quanh việc các
sở thuế vụ của
Trung quốc cứ khăng khăng nói hồ sơ
thuế của họ chưa thanh lý xong. Khi họ
đem đầy đủ hồ sơ đóng thuế đến
sở thuế vụ để
chứng minh thì nhân
viên ở quầy tiếp khách lại bảo rằng cục thuế vụ Trung ương muốn
duyệt lại hồ sơ
một lần chót và hẹn 2 tuần sau sẽ có kết quả. Đúng hẹn đến hỏi thì sở thuế vụ đưa một
nhân viên khác ra tiếp
rồi lại hẹn đợi thêm 2 tuần nữa. Màn "hẹn lại 2 tuần" cứ diễn đi diễn lại đến nhiều tháng vẫn không có kết luận để họ có thể
rút hẳn khỏi Trung Quốc.
Chính những
thủ thuật tạo khó khăn đó lại càng khiến làn sóng rút lui thêm đông
và khẩn cấp. Giới phân tích đưa ra một so sánh lý thú. Vào
giai đoạn mời gọi đầu tư chính phủ Nhật và Trung quốc mỗi tháng một lần tổ chức hội thảo (seminar) để hướng dẫn
các trung và tiểu xí
nghiệp Nhật về luật pháp và cách thức làm ăn ở Hoa lục. Hiện nay, chính các hãng xưởng này tự động đứng
ra tổ chức hội thảo thường xuyên để trao đổi kinh nghiệm về cách rút khỏi Trung quốc mà không bị thiệt hại quá nặng. Theo tờ Nihon Keizai (Kinh tế Nhật Bản), kể từ mùa thu năm ngoái các seminar loại này được tổ chức thường xuyên mỗi tháng hai lần, mỗi lần có chừng 70 hãng ghi danh. Kể từ đến
tháng 7/2013 số lần tổ chức tăng gấp đôi và số hãng tham dự mỗi lần
cũng tăng lên gần cả trăm. Theo con số thống kê từ các buổi hội thảo thì 75% các công ty Nhật dứt khoát muốn rút ra khỏi Trung quốc càng sớm càng tốt.
Nhà nước
Bắc Kinh đang bấn loạn trước hiện tượng rút lui hàng loạt này. Bấn loạn đến độ, vào ngày15/8/2013 vừa qua, Bộ Thương mại
Trung quốc phải tổ chức họp báo để trấn an dư luận. Tại buổi này, các quan chức Trung Quốc khẳng định những công ty Nhật rút lui chỉ toàn là những hãng nhỏ và trung, còn các đại xí nghiệp như Toyota, Nissan, Honda, Toshiba, Panasonic, ... vẫn bám trụ.
Giới
bình luận kinh tế không tin lời trấn an này vì rất nhiều các xí nghiệp Nhật cỡ trung và nhỏ ở Trung quốc
là những hãng chế tạo phụ
tùng cho các đại xí
nghiệp mà Bộ Thương mại liệt kê. Lý do họ phải sản xuất trên đất Tàu là để tránh thuế nhập cảng phụ tùng vì Trung quốc không tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi không còn các hãng trung và nhỏ nữa thì trước
sau gì các đại xí
nghiệp Nhật cũng phải rút lui vì phụ tùng của Trung Quốc không đủ phẩm chất và phụ tùng nhập vào từ Nhật làm giá thành phẩm quá cao.
Hiện
tượng các hãng Nhật lũ lượt rút lui cũng đang góp
phần ảnh hưởng lên các hãng ngoại quốc khác. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới thì chỉ số đầu
tư nước
ngoài vào Trung quốc
giảm mạnh trong năm qua. Chỉ riêng tháng 12/2012 đã
giảm đến 4,5% và con số này không kể các nguồn từ Nhật Bản. Hãng xưởng ngoại quốc trong suốt 2 thập niên qua đã đóng vai trò
hệ trọng cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc, đặc biệt trong lãnh vực truyền bá kiến thức kỹ thuật cao, cung cấp nhiều công ăn việc làm, và đóng thuế đầy đủ.
Dù biết
có bị thiệt hại kinh tế rất lớn,
nhưng vẫn theo bài bản cai trị xưa nay, giới
lãnh đạo Bắc Kinh vẫn đặt mục tiêu nắm chặt quyền lực ở vị
trí cao nhất. Các mục tiêu kinh tế , ngoại giao, v.v. đều có thể hy sinh được. Nhu cầu lớn của Bắc Kinh hiện nay vẫn là kích động tối đa lòng tự hào dân tộc - qua các bài bản tuyên truyền và hành động thù ghét Nhật Bản, khinh bỉ Việt Nam, hù dọa Philippines, mắng nhiếc Mianmar - để chuyển hướng quan tâm của quần chúng Trung Quốc ra khỏi tình trạng xuống dốc kinh tế, tham nhũng tràn ngập, và băng hoại xã hội hiện nay.
Riêng trên đất
Nhật, trang điện tử của tờ
kinh tế Hoa kiều tại Nhật lại biện hộ cho Bắc Kinh kiểu khác. Vào ngày
26/08/2013 bài bình luận
với tựa đề ''Luật vua thua lệ làng'' đổ trách nhiệm cho các giới chức địa phương đã không tuân thủ
theo luật đầư tư mà nhà nước trung ương
(Bắc Kinh) đã ban
hành. Tuy nhiên, bài này cũng thừa
nhận đang lúc mức tăng trưởng kinh tế Trung quốc giảm tốc mà hàng loạt hãng Nhật rút ra khỏi Hoa lục để đầu tư vào các nước Đông Nam Á như vậy
sẽ khiến cho Trung quốc gặp khó khăn hơn nữa.
Vẫn
theo giới phân tích
kinh tế Nhật thì lẽ ra Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi trước phong trào chuyển đổi nơi đầu tư của các hãng xưởng
Nhật. Nhưng kết quả thực tế cho thấy hầu hết các hãng này kéo qua Thái
Lan, Indonesia, và các nước
ASEAN khác, kể cả Campuchia và Miến Điện, chứ không vào Việt Nam. Khi được hỏi, nhiều chủ hãng cho biết hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật của Việt Nam cũng tùy tiện không khác gì tại Trung Quốc. Đó là chưa kể tình trạng tham nhũng ngày một trầm trọng hơn và không có chỉ dấu gì sẽ
ngừng lại. Cả 2 nhà nước Bắc Kinh và Hà Nội hầu như mặc nhiên công nhận tham nhũng là một hình thức
trả lương cho các quan chức trong guồng máy. Các hãng Nhật không muốn tái diễn kinh nghiệm thương đau của họ tại Trung Quốc
một lần nữa.
2 comments:
Thật là uổng phí cơ hội. Đọc càng thêm bực !!!
Việt nam là bản sao của Trung cộng, là con rối do Trung cộng điều khiển, các nhà tư bản Nhật quá biết điều đó nên họ đâu dại đầu tư vào VN, họ thừa biết vào VN là đâm quàng bụi rậm, là đánh mất cơ hợi trong kinh doanh, chỉ thương cho dân Việt, giờ thất nghiệp đầy đường, tìm đỏ con mắt cũng chẳng thấy các cty FDI mới ở đâu, chỉ toàn mấy công trình vớ vẩn của CP VN vay tiền Trung cộng đầu tư kiếm trác.
Đăng nhận xét