Kính gởi:
- Quý Hữu trách trong Chính
phủ và Quốc hội Việt Nam
- Quý Chức sắc, tu sĩ và tín
đồ Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tin Lành.
- Quý Nhân sĩ và Đồng bào
Việt Nam
- Quý Chính phủ dân chủ khắp
thế giới
- Quý Hội đồng nhân quyền
Liên Hiệp Quốc và Quý Tổ chức nhân quyền quốc tế.
- Quý Cơ quan truyền thông
quốc tế và quốc nội.
Các Chức Sắc Tôn Giáo Việt
Nam:
1- Xét rằng: Do thấm nhuần chủ nghĩa duy vật vô thần Các Mác (cho rằng
tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc nhân dân, nguy hiểm cho xã hội) và do chủ
trương quyền lực toàn trị độc tài (không để bất cứ thực thể nào trong xã hội
vượt thoát sự kiểm soát của mình và không để bất cứ quy tắc luật lệ nào đứng
trên quy tắc luật lệ của mình), đảng và chế độ Cộng sản luôn coi tôn
giáo -các lực lượng tinh thần- là kẻ thù, kẻ thù số một, cần phải tiêu diệt. Để thực hiện việc này, nhà cầm quyền CS dùng bạo lực vũ khí và bạo lực hành chánh. Hai biện pháp này luôn phối hợp với nhau cũng như tăng giảm tùy lúc, tùy nơi và tùy người. Bạo lực hành chánh hiện thời được thể hiện qua Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo số 21 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 18-06-2004 và Nghị định áp dụng Pháp lệnh số 92 (cập nhật Nghị định số 22 năm 2005) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 09-11-2012.
giáo -các lực lượng tinh thần- là kẻ thù, kẻ thù số một, cần phải tiêu diệt. Để thực hiện việc này, nhà cầm quyền CS dùng bạo lực vũ khí và bạo lực hành chánh. Hai biện pháp này luôn phối hợp với nhau cũng như tăng giảm tùy lúc, tùy nơi và tùy người. Bạo lực hành chánh hiện thời được thể hiện qua Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo số 21 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 18-06-2004 và Nghị định áp dụng Pháp lệnh số 92 (cập nhật Nghị định số 22 năm 2005) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 09-11-2012.
2- Xét rằng: Rút kinh nghiệm áp dụng Sắc lệnh tôn giáo số 234 (ngày
14-06-1955) của ông Hồ Chí Minh, Nghị quyết tôn giáo số 297 (ngày 11-11-1997)
của ông Phạm Văn Đồng và Nghị định số 22 (ngày 01-03-2005) của ông Phan Văn
Khải, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 trở nên tinh vi hơn và siết chặt hơn trong
việc kiểm soát các giáo hội. Cụ thể, cả hai văn kiện pháp lý này muốn khống
chế, kềm tỏa 5 phương diện hay 5 yếu tố của tôn giáo là quy chế pháp lý, nhân
sự, hoạt động, tài sản và quan hệ quốc tế.
a- Về quy chế pháp lý, cho đến nay nhà
cầm quyền CS không cho tôn giáo lẫn tổ chức thuộc tôn giáo chính truyền nào được
có tư cách pháp nhân như mọi tổ chức xã hội - chính trị khác tại VN (trong cả
hai văn kiện chẳng hề thấy một chữ "pháp nhân" nào). Điều này gây rất
nhiều khó khăn về pháp lý cho các Giáo hội và các tổ chức của Giáo hội trong
các giao dịch dân sự (mua bán, mở tài khoản ở ngân hàng). Đất đai, nhà cửa, tiền
bạc mà các tôn giáo và tổ chức tôn giáo đang sở hữu và sử dụng phải đứng tên
một cá nhân và điều này dẫn đến nguy cơ bị chiếm đoạt (bởi nhà nước hay bởi một
người liên hệ), vì trên danh nghĩa các tài sản này chỉ là của cá nhân chứ không
phải của tập thể. Những hoạt động xã hội của các chức sắc do đó cũng bị loại
trừ hay giới hạn.
Không công nhận tư cách pháp nhân, nhà cầm quyền chỉ
cho các tôn giáo và các tổ chức thuộc tôn giáo được đăng ký, nghĩa là xin công
nhận để được hoạt động với những điều kiện rất khắt khe (Đ. 5-8 NĐ 92). Và sự
xuất hiện chính danh lẫn tồn tại hợp pháp của một tôn giáo hoàn toàn nằm trong
tay nhà cầm quyền vô thần. Hiện thời, nhiều Giáo hội như Phật giáo VN Thống
nhất, Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, Cao Đài Bảo thủ Chơn truyền và nhiều Hệ phái
Tin lành như Mennonite hoặc Lutheran VN bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, do đó
bị bách hại dữ dội. Trong lúc đó, nhà cầm quyền lại nặn ra nhiều giáo hội quốc doanh
hoặc tổ chức quốc doanh để thay thế hay lũng đoạn các Giáo hội chính truyền hòng
lừa gạt nhân dân và quốc tế, dùng đạo chống lại đạo.
b- Về nhân sự (tín đồ, tu sĩ, chức sắc). Trước hết, mọi ai có đạo
đều phải ghi rõ tôn giáo trong Chứng minh nhân dân (các nước trên thế giới
không có lệ này). Điều này đã và đang gây ra lắm kỳ thị. Rồi không một tín đồ
của đạo nào được giữ những chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, công an,
quân đội, học đường, công ty xí nghiệp quốc doanh... Rõ ràng người có đạo là
công dân hạng hai. Việc này đi ngược với Điều 29 Dự thảo sửa đổi HP.
Về tu sĩ, PL đ. 21 đòi buộc người phụ trách tu viện khi nhận người vào tu có
trách nhiệm đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã, và NĐ 92 đ. 13 còn buộc chờ cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trả lời chấp thuận. Nghĩa là nhà cầm quyền có quyền
từ chối cho một người vào tu hay từ chối cho một dòng tu hoạt động.
Về chức sắc (x. PL đ. 3-10), NĐ 92 đ. 19 nói rõ: "Tổ chức tôn giáo [tức
Giáo hội] thực hiện việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử các
chức danh này có trách nhiệm gửi bản đăng ký [tức xin phép] đến cơ quan quản lý
nhà nước về tôn giáo". Nghĩa là việc bổ nhiệm các chức sắc từ lớn tới nhỏ
đều bị nhà nước mọi cấp xen vào, cốt chọn cho được người họ hoàn toàn ưng ý hay
người họ không phải lo ngại.
Trước đó, khi được đào tạo thành chức sắc trong các học viện, học viên buộc
phải học về lịch sử và pháp luật VN như các môn chính khoá (PL đ. 24. NĐ 92 đ.
14-2). Thực ra đấy là học về chủ nghĩa, chế độ và đảng CS, do chính giáo sư nhà
nước dạy. Đây là hình thức nhồi sọ những ứng viên chức sắc để sau này họ trở
thành những lãnh đạo tinh thần ngoan ngoãn với chế độ và dễ thỏa hiệp với nhà
cầm quyền.
c- Về hoạt động của tôn giáo, PL (từ điều 17 đến điều 35) phân ra
14 loại. Theo NĐ 92 từ đ. 5 đến đ. 41, tất cả các loại hoạt động này đều phải
đăng ký (nghĩa là xin phép) và phải chờ nhà nước chấp thuận mới được làm. Nghĩa
là người dân buộc phải xin phép nhưng nhà nước không buộc phải cho phép. Việc
cho phép hay không tùy vào nhiều điều kiện, nhất là tùy thái độ “chính trị” của
cá nhân hay cộng đoàn làm đơn xin phép… Trong PL 21 và NĐ 92, người ta thấy từ
“đăng ký” được sử dụng 18 và 74 lần, từ “quy định” được sử dụng 37 và 69 lần,
từ “quy định của pháp luật” được sử dụng 14 và 9 lần, từ “không chấp thuận phải
nêu rõ lý do” 18 lần (trong NĐ).
Nếu tóm tắt các hoạt động trên thành 2 loại: 1- Các hoạt động thuần túy tôn
giáo và nội bộ của Giáo hội; 2- Các hoạt động của Giáo hội liên quan đến xã
hội, thì từ 1975 đến nay, đã có vô số vi phạm của nhà cầm quyền đối với các
hoạt động đó. Và chính vì tiến hành nhiều sinh hoạt quan trọng và cần thiết cho
đạo mà nhiều chức sắc, tu sĩ, tín đồ thuộc mọi tôn giáo đã bị hăm dọa, sách
nhiễu, hành hung, quản chế hay cầm tù. Đó là chưa kể nhiều người còn bị như thế
chỉ vì đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ.
Ngoài các hoạt động phải xin phép trên đây, còn có những hoạt động thuộc quyền
con người và quyền công dân mà các Giáo hội bị cấm đoán. Chẳng hạn không được
quyền có nhà xuất bản riêng, đài phát thanh phát hình riêng, trang mạng
internet riêng, hay có giờ phát thanh phát hình trên các phương tiện truyền
thông của nhà nước (xây dựng do tiền đóng thuế của nhân dân, trong đó có tín
đồ), và như thế là không được truyền bá giáo lý cách công khai cho mọi người để
góp phân canh tân xã hội. Rồi không được quyền tham gia vào việc giáo dục giới
trẻ từ cấp tiểu học đến đại học với trường sở và chuyên viên của riêng mình,
dưới sự điều hành của chính mình, không được quyền tham gia vào việc cứu tế xã
hội bằng cách thành lập và điều hành từ viện cô nhi đến viện dưỡng lão, từ bệnh
xá đến bệnh viện.
d- Về tài sản, PL đ. 26 nói: "Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở
tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản
đó". Thế nhưng, từ trong Hiến pháp, đã có chủ trương đất đai do nhà nước
làm chủ sở hữu, rồi trong nhiều văn bản pháp luật, lại có những quy định vô lý
liên quan đến tài sản của các Giáo hội. Như ngày 31-12-2008, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng ra Chỉ thị số 1940 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, hạ lệnh cho các
địa phương nuốt trọn mọi tài sản của các tôn giáo mà đảng CS đã cướp đoạt từ
nhiều thập niên trước dưới chiêu bài "quản lý nhà đất và cải tạo xã hội
chủ nghĩa". Trong thực tế, từ 1954 tới nay, vô vàn vô số tài sản (điện
thờ, đất đai, cơ sở, thậm chí vàng bạc...) của các tôn giáo đã bị nhà cầm quyền
CS tước đoạt. Ngoài ra, để khống chế sự phát triển của tôn giáo, nhà cầm quyền
không cho phép các Giáo hội trực tiếp mua hoặc nhận biếu tặng đất đai hay cơ sở.
e- Về quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, tu sĩ, chức
sắc thì được đề cập trong PL 21 Điều 34-37 và NĐ 92 Điều 37-41. Cũng lại chuyện
tất cả đều phải xin phép và nhưng nhà cầm quyền không buộc phải cho phép. Ví dụ
việc Tòa thánh Vatican phong chức giám mục cho một số linh mục Công giáo VN thì
phải được sự ưng thuận của Hà Nội mà nhiều khi rất gian nan và GH không thể
chọn được người vừa ý. Ngoài ra, mọi chức sắc được phép ra nước ngoài (du lịch,
du học hay du khảo) đều phải gặp công an tôn giáo trước khi đi để nghe bảo ban
mọi chuyện “nên làm” và “không nên làm” ở hải ngoại (như cấm gặp gỡ cá nhân hay
tổ chức nào đó, cấm tuyên truyền nói xấu nhà nước và chế độ...) Từ ngày mở cửa
biên giới, cho phép công dân ra ngoại quốc, nhà cầm quyền đã kiểm soát mối liên
lạc của các Giáo hội với nước ngoài có khi rất trắng trợn. Nhiều chức sắc “có
vấn đề với chế độ” (như đã đấu tranh cho tự do tôn giáo hay dân chủ nhân quyền)
thì bị gây nhiều khó dễ hay thậm chí bị cản trở xuất ngoại (hoặc ngược lại đi
vào trong nước nếu đang ở nước ngoài). Nhiều nhóm thiện nguyện từ hải ngoại
cũng bị cấm cản vào phục vụ tại một địa phương mà chức sắc tôn giáo coi sóc nơi
đó đang bị ghi vào sổ đen. Nhà cầm quyền còn tìm cách cho tay chân len lỏi vào
các cộng đoàn tôn giáo người Việt ở hải ngoại để lũng đoạn ngõ hầu họ chống lại
đồng đạo mình ở quê hương. Đặc biệt nhà cầm quyền đã nhiều lần yêu cầu Tòa
thánh Vatican có biện pháp với những chức sắc
hoặc cộng đoàn Công giáo VN bị cho là “chống đối chế độ” trong lúc họ thực sự
bênh vực công lý nhân quyền hay đòi hỏi quyền tự do tôn giáo.
Từ những phân tích trên,
Các Chức sắc Tôn giáo Việt Nam
tuyên bố:
1- PL 21 và NĐ 92 là những
phương tiện pháp lý mà nhà cầm quyền Cộng sản thay vì dùng phục vụ quyền tự do
tôn giáo của công dân như HP 1992 quy định, lại sử dụng để
- duy trì cơ chế Xin-Cho đối
với tôn giáo (một cơ chế mà họ đã bỏ trong nhiều lãnh vực khác) ngõ hầu tôn
giáo luôn lệ thuộc chặt chẽ vào chế độ.
- biến các Giáo hội và các
tổ chức trong Giáo hội hoặc thành công cụ phục vụ tận tình chế độ hoặc thành kẻ
phải nín câm trước những vấn đề của đất nước và xã hội ngõ hầu được yên thân.
- ngăn cản các Giáo hội và
các tổ chức trong Giáo hội trở thành những xã hội dân sự đúng nghĩa (độc lập
với nhà cầm quyền) vốn là nhu cầu ngày càng cấp thiết tại VN, để xây dựng một
quốc gia dân chủ.
2- Các tôn giáo tự bản chất
là những xã hội dân sự và mọi tín hữu đều là những công dân bình đẳng. Họ có những
quyền và nghĩa vụ như mọi xã hội dân sự và mọi công dân khác. Những quyền và
nghĩa vụ này -trên nguyên tắc- được xác định trong Hiến pháp và các bản văn
dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước
quốc tế về nhân quyền. Thành ra không thể có và không được có những luật riêng
cho tôn giáo. Như thế là đàn áp và kỳ thị! Chúng tôi thấy mình không có
bổn phận chấp hành những luật lệ như thế
3- Tự do tôn giáo không hệ
tại ở việc được xây dựng các nơi thờ tự to lớn nguy nga, tổ chức các lễ hội
hoành tráng đông đảo, chức sắc tu sĩ tín đồ được xuất ngoại dễ dàng thoải mái
(thật ra điều này chỉ đúng với những nơi và những người không “có vấn đề” với
chế độ). Tự do tôn giáo hệ tại việc các Giáo hội và tổ chức Giáo hội phải được
công nhận (chứ không cấp ban) tư cách pháp nhân một khi họ đã đăng ký (không
theo nghĩa xin phép); phải được tự do trong sinh hoạt và độc lập trong tổ chức;
phải được truyền bá giáo lý trong và ngoài nơi thờ tự, trong và ngoài cộng đoàn
tôn giáo, ra xã hội và trên mọi phương tiện truyền thông (sách, báo, đài); phải
được tham gia vào việc giáo dục giới trẻ ở mọi cấp học; phải được tổ chức đầy
đủ các hoạt động cứu tế xã hội; phải được tham gia đầy đủ (qua các tín đồ) vào
việc quản lý điều hành đất nước.
4- Nhà cầm quyền VN -cách
lập tức và vô điều kiện- phải thả mọi chức sắc, tu sĩ, tín đồ đang bị cầm tù vì
đã đấu tranh cho tự do tôn giáo hay dân chủ nhân quyền; phải trả lại mọi tài
sản tinh thần là tự do và độc lập cho mọi tôn giáo; phải trả lại mọi
tài sản vật chất là đất đai, cơ sở cho mọi Giáo hội. Để mọi Giáo hội có thể
góp phần vào việc canh tân đất nước và phục vụ Đồng bào.
Làm tại VN ngày 04 tháng
10 năm 2013
Các Chức sắc đồng ký tên
Đồng ký tên
- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng
PGHH (đt: 0199.243.2593)
- Hòa thượng Thích Không
Tánh, Phật giáo (đt: 0165.6789.881)
- Linh mục Phêrô Phan Văn
Lợi, Công giáo (đt: 0984.236.371)
- Linh mục Giuse Đinh Hữu
Thoại, Công giáo (đt: 0935.569.205)
- Linh mục Antôn Lê Ngọc
Thanh, Công giáo (đt: 0993.598.820)
- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao
Đài giáo (đt: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim
Lân, Cao Đài giáo (đt: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch
Phụng, Cao Đài giáo (đt: 0988.477.719)
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa,
Tin Lành (đt: 0949.275.827)
- Mục sư Hồ Hữu Hoàng, Tin
Lành (đt: 0902.761.057)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng,
Tin Lành (đt: 0906.342.908)
- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH
(đt: 0162.630.1082)
- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
- Ông Trần Nguyên Hưởn, PGHH (đt: 0167.341.0139)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838. 7716)
0 comments:
Đăng nhận xét