Nguyễn Ngọc Bảo
Có 3 lý do để trình bày đề tài này :
1. Thời sự
với nhiều lời kêu gọi hình thành Xã Hội Dân Sự nhằm thúc đẩy tiến trình dân chủ
hóa, như trang mạng diendanxahoidansu.wordpress.com với Lời Kêu Gọi ngày 23/9
Tuyên Bố về Thực Thi Quyền Dân Sự và Chính Trị (Dân sự civic rights, Chính Trị
Polical Rights), hiện nay 748 người đã ký sau 6 lần công bố trong đó đa số là
người trong nước,
2. Xã Hội
Dân Sự (XHDS) đóng góp nhiều vào sự phát triển của xã hội Việt Nam dân chủ
tương lai. Sự hình thành của xã hội dân sự nâng cao ý thức cần phải trao đổi và
làm việc chung với nhau của người Việt một cách hài hòa, dân chủ.
3. Xã Hội
Dân Sự qua khả năng tụ quần rộng lớn và trên nhiều lãnh vực xã hội sẽ giúp cho
chủ trương Đấu Tranh Bất Bạo Động (ĐTBBĐ) hữu hiệu. Vì số đông là một điều kiện
nền tảng của ĐTBBĐ để thành công.
Trước khi đi vào phần định nghĩa của Xã Hội Dân Sự
và khai triển thêm về 3 điểm trên, xin
có nhận xét như sau :
Từ năm 2006 là năm Khối 8406 ra đời với sự hưởng ứng
tham gia trên mạng của nhiều người trong và ngoài nước với số ngàn, cho đến gần
đây, năm 2012 với cuộc vận động Triệu Con Tim Một Tiếng Nói do hệ thống SBTN của
anh Trúc Hồ, với hơn 130.000 chữ ký thu thập được, con số lớn nhất của người
dân trong nước tham gia vào các cuộc vận động chữ ký trên vẫn ở mức 5000 người.
Muốn có sự chuyển động lớn hơn, số chữ ký các thành phần trí thức, cán bộ đảng
viên, sinh viên, học sinh, doanh nhân, dân oan,... ở trong nước cần phải đạt ít
nhất con số 5000 chữ ký và tốt hơn là được 10.000 chữ ký trong nước cho lời kêu
gọi Tuyên Bố về Thực Thi Quyền Dân Sự và Chinh Trị, trong vòng 1 tháng.
Cho đến nay có khá nhiều định nghĩa hơi khác biệt
nhau về Xã Hội Dân Sự (Civil Society hay Société Civile).
Xã
Hội Dân Sự là bao gồm và lãnh vực hoạt động của các tổ chức, hội
đoàn, công đoàn, hiệp hội không thuộc chính quyền (Non governmental) và không tạo
lợi nhuận (Non Profit) ngoài 2 lãnh vực khác là 1) guồng máy chính trị điều
hành đất nước, 2) các công ty, xí nghiệp, dịch vụ thương mại và có định chế còn
xem 3) là gia đình là một lãnh vực thứ ba. Phần định nghĩa trên đây đã được nhiều
tổ chức, định chế, cơ quan quốc tế chấp
nhận như Liên Hiệp Quốc, UNESCO, Liên Âu, Ngân Hàng Thế Giới... Tóm lại hai đặc
điểm của các tổ chức thuộc Xã Hội Dân Sự là Không Thuộc Chính Phủ và Không tạo
Lợi Nhuận : CSO (Civil Society Organization), NPO
(Non Profit Organization), NGO (Non Governmental Organization).
The World Bank has adopted a
definition of civil society developed by a number of leading research centers:
“the term civil society to refer to the wide array of non-governmental and
not-for-profit organizations that have a presence in public life, expressing
the interests and values of their members or others, based on ethical,
cultural, political, scientific, religious or philanthropic considerations.
Civil Society Organizations (CSOs) therefore refer to a wide of array of
organizations: community groups, non-governmental organizations (NGOs), labor
unions, indigenous groups, charitable organizations, faith-based organizations,
professional associations, and foundations”.
Trong thực tế, chúng ta thấy có sự chan hòa
qua lại giữa 3 lãnh vực trên với sự phát triển vượt bực của khả năng truyền
thông đa hệ (multimedia), nhiều chiều (multi direction), nhanh chóng (real
time) vượt qua được rào cản của không gian và biên giới hành chánh các quốc
gia. Một đảng phái không cầm quyền có thuộc xã hội dân sự hay không, thí dụ như
có ủy viên, cố vấn hội đồng tỉnh, thị trưởng, có hoạt động trong khu vực XHDS
hay không?. Tại Việt Nam, có nhiều tướng lãnh quân đội CSVN là Chủ Tịch, Tổng
Giám Đốc một số công ty. Một gia đình dù không thành lập hội đoàn, vẫn có thể
dùng mạng để thông tin, vận động tranh đấu cho một vấn đề xã hội.
Liên quan đến phần định nghĩa Civil Rights
(Quyền Dân Sự) và Political Rights (Quyền Chính Trị), phần lớn các quyền này đều
nằm trong danh sách các quyền căn bản của con người (Déclaration des Droits de
l’Homme, Universal Declaration of Human Rights 10-12-1948). Phần quy định về
các quyền Dân Sự và Chính Trị đều nằm trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và
Chính Trị (International Covenant on Civil and Political Rights) được Đại Hội Đồng LHQ biểu quyết ngày
19/12/1966 và chính thức áp dụng từ 1976. Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam chính thức thông qua ngày 24/9/1982. Các Quyền, tự do tín ngưỡng, tự do
ngôn luận, an ninh cá nhân, không bị tra tấn, được mưu cầu phúc lợi, tự do di
chuyển và chọn nơi trú ngụ,... đều được xem như quyền dân sự trong lúc quyền
chình trị là quyền được đi bầu phiếu, ra ứng cử. quyền tự do ngôn luận, quyền
được hội họp và lập hội, các đảng phái được công nhân hữu dụng đối với xã hội
(utilité publique). Tóm lại quyền chính
trị hay tham chính của người công dân được bảo đảm bởi quốc gia mà họ là công
dân. Cho đến nay không có một sự phân biệt rõ rệt giữa quyền chính trị
(political rights) và quyền của con người (human rights). Hiều rộng ra thì quyền
chính trị là những quyền căn bản của con người cần thiết cho một nền dân chủ.
I)
Vai trò của Xã Hội Dân Sự trong Đấu Tranh Bất Bạo Động
Đấu tranh bất bạo động không có nghĩa là bất
động (không làm gì hết), hay không có nghĩa là vô dạng (thiếu tổ chức) và kém
quyết liệt. Ngược lại đấu tranh bất bạo động đòi hỏi rất nhiều khả năng tổ chức,
quyết liệt, trường kỳ và rất phong phú, đa dạng. Nhằm cân bằng sự yếu kém về mặt
phương tiện, và đối phó với bạo lực của một nhà cầm quyền độc tài, yếu tố quan
trọng hàng đầu của Đấu Tranh Bất Bạo Động là cần phải quy tụ một số đông người
tham gia một cách áp đảo.
Vận động thành công sự quy tụ đông đảo này
đến từ nhiều yếu tố như :
·
Sự hình thành và lớn mạnh các tổ
chức, đảng phái đấu tranh dân chủ trong Việt Nam với khả năng thông tin, số lượng
cán bộ, lãnh vực hoạt động trải rộng trong xã hội, trên nhiều địa bàn
·
Việc làm dễ làm, ít nguy hiểm,
nhưng có tác dụng tâm lý cao khi có đông người làm đồng loạt, làm chùn tay các
thành phần côn an
·
Kế hoạch và tổ chức để từng bước
leo thang các đòi hỏi chính đáng một cách ôn hòa, nhưng quyết liệt
·
Phát triển của xã hội dân sự trong
nước
Sự phát triển của XHDS, lúc đầu qua các tập
hợp không chính thức (không xin phép nhà nước CSVN) trên các lãnh vực ít nhậy cảm
về xã hội, văn hóa, rối dần tiến lên các lãnh vực về nhân quyền, quyền chính trị,
lúc đầu qua mạng Internet sau đó, dẫn tới các tụ họp, trao đổi trực tiếp ngoài
đời. Đây là tình trạng đang nở rộ không còn là hàng tháng mà là hàng tuần tại
Việt Nam hiện nay. Với những đòi hỏi chính đáng khiến nhà cầm quyền CSVN bối rối rơi
vào tình trạng tiến thối lưỡng nan vì chính họ đã ký kết với Liên Hiệp Quốc với
những bản văn chính thức được ĐHĐ LHQ thông qua và phải được tôn trọng và vì
các thành phần dân tộc dân chủ biết áp dụng một cách uyển chuyển.
Cụ thể hơn qua trường hợp đấu tranh BBĐ của
Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan (Solidarnosc), với các cuộc biểu tình đình công toàn
quốc quy tụ hàng trăm ngàn người dân tại thủ đô Varsovie vào năm 1988, dù lúc
đó các thành phần lãnh đạo Công Đoàn vẫn còn năm trong tù, nhờ vào sự phát triển
của xã hội dân sự mà Công Đoàn Đoàn Kết vẫn nhận được sự hỗ trợ của chính người
dân Ba Lan trong nước về mặt phương tiện in ấn, chốn nương náu khi bị truy
lùng, các hỗ trợ về mặt vệ sinh, ẩm thực cho số người biều tình
Một cách tổng quát hơn, sự phát triển của Xã Hội Dân Sự ngoài vòng
kềm tỏa của chế độ sẽ giúp :
Người dân bớt sợ hãi, vì có sự hỗ trợ của
những người chung quanh và có chỗ dựa khi gặp hoạn nạn, do đó sẵn sàng đứng lên
đấu tranh.
Người dân thoát khỏi vòng kềm toả của chế độ
về mặt công ăn việc làm, nuôi sống gia đình (người chung quanh thân thuộc giúp
cho gia đình có người trong tù)
Người dân có những phương tiện đấu tranh độc
lập với nhà nước (in ấn, truyền thông, di chuyển,...)
Người dân có những nơi quy tụ cần thiết để
trao đổi, học hỏi, trấn an, và từ đó tự tin hơn để có hành động phản kháng đồng
loạt và quy mô.
Các tổ chức, hiệp hội, trong Xã hội dân sự
sẽ đóng vai trung gian để chuyển lực vận động xuống các thành phần quảng đại quần
chúng mà họ quy tụ được tại nhiều địa bàn và thành phần quần chúng.
Có hai yếu tố khác biệt căn bản giữa các cuộc
cách mạng Bắc Phi, đã thành công và tình hình Việt Nam : thứ nhất là các đảng
phải tại Tunisia, Ai Cập, đã được công khai hoạt động từ hơn 15 năm trước, dù
có bị trù dập nặng nề, nhưng họ vẫn công khai hoạt động và có văn phòng chính
thức và thứ hai là xã hội dân sự phát triển hơn tại các xứ này với hơn
10.000-15.000 tổ chức Phi Chính Phủ và rất nhiều tổ chức do chính người bản xứ
đứng ra thành lập, trong lúc tại Việt Nam, hiện nay chưa có đảng phải có khả
năng công khai hoạt động như tại Tunisia hay AI Cập và sự phát triển của xã hội
dân sự độc lập với nhà nước vẫn còn phôi thai, rất thấp so với 2 quốc gia kia,
ngoài Mặt Trận Tố Quốc là công cụ của Đảng CSVN.
II)
Vai trò của Xã Hội Dân Sự trong sự phát triển của một xã hội
Việt Nam Dân Chủ Tương Lai
Trong một xã hội dân chủ với tam quyền phân
lập (hành pháp, lập pháp, tư pháp), với sự độc lập của truyền thông, các cuộc bầu
cử tự do định kỳ để chọn dân cử (Dân biều, Thượng nghị sĩ, thị trưởng,… xã hội dân sự sẽ đóng một vai trò rất quan trọng
không những trong giai đoạn đấu tranh cho dân chủ mà còn trong giai đoạn thiết
lập nền dân chủ tại Việt Nam, trong giai đoạn hậu CS và sau đó trên đường dài để
canh tân, phát triển dài hạn đất nước.
1)
Tạo điều kiện để gia tăng niềm tin vào chính mình, vào
tinh thần, ý chí của dân tộc Việt Nam, nhất là cho các thế hệ trẻ trong và
ngoài nước. Qua việc nhìn lại lịch sử, nhất là trong giai đoạn cận đại về công
cuộc dấu tranh chống thực dân, bảo vệ độc lập, vai trò các đảng phái quốc gia,
vai trò đảng CSVN, trả lại những sự thật bị che giấu, bóp méo cho các ý đồ thống
trị, độc tài, bảo vệ quyền lợi riêng tư của một thiểu số bè phái, bán rẻ quyền
lợi của dân tộc, làm tay sai cho Trung Quốc. Những tổ chức, hội đoàn về văn
hóa, giáo dục về truyền thông vô vị lợi chắc chắn sẽ đóng góp một vai trò quan
trọng trong vấn đề này.
2)
Tạo điều kiện để nâng cao ý thức dân chủ, tự lực, tự trau
dồi kiến thức (knowledge), nhận thức của người dân trước những vấn đề phức tạp
về độc lập, tự chủ, phẩm gía con người, tôn trọng đời tư, bảo vệ môi trường
sinh sống... Đó là việc làm nghiên cứu các Nhóm, Uỷ Ban suy nghĩ về các vấn đề
xã hội mới (social think tank). Nhằm phổ biến tư duy sống cộng đồng, cùng sống,
cùng quan tâm chung với người thân, bạn bè, láng giềng thay vì sống như mackeno
như hiện nay.
3)
Bổ túc các thiếu xót của chính phủ trong giai đoạn canh
tân vì quá nhiều vấn đề nhà cầm quyền dân chủ lúc đó không có khả năng giải quyết
hết với sự trợ giúp các tổ chức Phi Chính Phù của Người Việt hải ngoại, và bất
cập trong hướng phát triển, giảm bớt các sai trái, bằng cách rọi đèn vào những
vi phạm hiến pháp, luật lệ, quyền con người
mà ít người thấy, vận động người dân quan tâm phản đối. Vì luật lệ thường
đi sau thực tế của đời sống (hệ quả dồng tính luyến ái, tội ác điện tử
cybercriminal, sửa đổi các yếu tố di truyền,…).
4)
Tạo một sự đối trọng cần thiết về mặt dư luận, ảnh hưởng
quyền lực hầu ngăn ngừa những quyết định độc tài, thiếu sáng suốt của chính phủ,
khi việc vận động lập pháp (quốc hội) gặp khó khăn. Đây là một sự khó khăn của
mô hình dân chủ đại diện (democratie représentative) khi giao quyền quyết định
cho mấy trăm dân biểu, thượng nghị sĩ, trong lúc các vấn đề kinh tế, xã hội,
giáo dục,.. ngày càng phức tạp hơn với sự liên lập, toàn cầu hóa của nền kinh tế,
giao thương. Xã hội dân sự thúc đẩy một sinh hoạt dân chủ với sự tham gia của đại
chúng (démocratie participative thay vì chỉ thuần túy démocratie
représentative).
Các điểm 1 và 2 rất quan trọng không những
trong giai đoạn đấu tranh và còn trong giai đoạn canh tân và xây dựng dân chủ.
Kết luận : Sự phát triển của xã hội
dân sự sẽ đóng góp phần rất quan trọng trong giai đoạn đấu tranh để dân chủ hóa
đất nước cũng như trong phần canh tân Việt Nam sau đó. Điều kiện căn bản để
giúp phát triển xã hội dân sự là khuyến khích người dân biết kết tụ để bảo vệ quyền
lợi của chính mình và gia đình, hướng dẫn về những việc làm từng giai đoạn để
quy tụ ngày càng đông đảo quần chúng ra ngoài vòng kềm toả của chế độ CSVN.
Nguyễn Ngọc Bảo
0 comments:
Đăng nhận xét