GIÁO SƯ ALLEN WEINER
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT STANDFORD KHEN NGỢI QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN LIÊN HIỆP
QUỐC LÊN ÁN VỀ VIỆC ĐỐI XỬ CỦA VN ĐỐI VỚI 16 NHÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Trong một quyết định được loan báo vào ngày 28 tháng 11 năm
2013, Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) tại
Geneva, Thụy Sĩ, đã phán quyết thuận lợi cho bản kiến nghị được đệ nạp bởi giáo
sư Allen Weiner, Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và So Sánh của trường Đại
Học Luật Standford, đặt vấn đề về việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một
cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam. Ủy
Ban cho rằng việc giam giữ và sau đó kết án tội hình sự đối với những nhà hoạt
động này đã vi phạm những giao ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam phải tuân
thủ và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải "lập tức" trả tự do cho những
người bị giam giữ.
Các nhà hoạt động đã bị kết án dựa trên những điều khoản
khác nhau của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam như cấm "những hành vi nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân", "phá hoại đoàn kết quốc gia" và tham gia
"tuyên truyền chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Bản kiến
nghị, đầu tiên được đệ nạp vào tháng Bảy năm 2012, cho rằng việc giam giữ các
nhà hoạt động đã vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam theo Công Uớc Quốc
Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trả
lời những luận điểm của Việt Nam rằng những người bị giam giữ đã bị kết án dựa
trên luật hình sự hiện hữu của Việt Nam, UNWGAD phán quyết rằng "những
điều khoản hình sự để buộc tội và sau đó kết án những nhà hoạt động là không
phù hợp với những điều khoản thích hợp của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và
Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.". Cơ quan UNWGAD đã
nhận định thêm rằng "quyền được có quan điểm và bày tỏ quan điểm, gồm cả
những quan điểm không giống với chính sách của nhà nước, được bảo vệ theo điều
19 của Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị."
Theo ông Weiner, giáo sư giảng dạy của Đại Học Luật
Standford và là cố vấn luật pháp của những người viết kiến nghị, việc bắt giữ
và kết án những nhà hoạt động trên chỉ là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn của
chính phủ Việt Nam để dập tắt sự lên tiếng của những quan điểm chính trị có
tính cách thách thức chính quyền hoặc chính sách nhà nước. Ông lưu ý rằng những
người bị giam giữ, phần đông viết báo mạng và viết blog, đã có những hoạt động
chính trị, xã hội một cách ôn hòa, gồm cả việc kêu gọi một thể chế dân chủ đa
nguyên, sự công bằng trong bầu cử, và chống tham nhũng. Một số người phản đối
mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, một số khác phản đối việc bắt giữ và
xét xử những công dân Việt Nam khác vì động cơ chính trị. Một số người phản đối
dự án khai thác bô-xít vì làm hại môi trường và việc nhà nước trưng dụng đất
đai; những người khác lên tiếng cho quyền lao động và cải thiện giáo dục.
Tóm gọn lại, ông Weiner nói, những nhà hoạt động trẻ này đã có
những hoạt động bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, điều mà tất cả chúng ta đang
sống trong một quốc gia dân chủ nghiễm nhiên coi đó là một quyền căn bản. Ông
bày tỏ lòng biết ơn đối với Ủy Ban đã "phán quyết một cách rõ ràng là
chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho những người bị giam giữ nói trên."
Những người bị giam giữ là thành viên của Truyền Thông Chúa
Cứu Thế Việt Nam, và một số đông bị cáo buộc là thành viên của Việt Tân, một tổ
chức người Việt đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.
Ủy Ban Điều Tra đã dứt khoát bác bỏ luận điểm của Việt Nam
rằng những nhà hoạt động đã không bị bắt vì họ là nhà báo hay bloggers, mà vì
họ đã vi phạm luật pháp Việt Nam. Ủy Ban nói rõ rằng lý do "vi phạm luật
pháp quốc gia, như được viện dẫn bởi chính phủ Việt Nam, không tự nó biện minh
được cho việc bắt giữ." Trong một phán quyết bác bỏ một cách khẳng định chiến
lược của chính phủ Việt Nam là dựa trên những đạo luật hình sự mơ hồ để dập tắt
nhhững phát biểu chính trị, UNWGAD phán quyết rằng "những điều khoản hình
sự để buộc tội và sau đó kết án những nhà hoạt động là không phù hợp với những
điều khoản thích hợp của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế
Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị." Ủy Ban lập lại rằng "quyền được có
quan điểm và bày tỏ quan điểm, gồm cả những quan điểm không giống với chính
sách của nhà nước, được bảo vệ qua điều 19 của Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền
Dân Sự Và Chính Trị." Ủy Ban cũng nói rõ, như ông Weiner đã biện luận
trong bản kiến nghị và những thông tin sau đó cho UNWGAD, rằng chính phủ Việt
Nam đã không cung cấp bằng chứng nào về "bất cứ hành vi bạo động nào của
những người bị giam giữ."
Căn cứ vào những phát hiện trên, Ủy Ban yêu cầu Việt Nam
"tiến hành những bước cần thiết để sửa chữa tình trạng trên, gồm cả việc
trả tự do tức khắc cho những cá nhân trên." Hơn nữa, Ủy Ban yêu cầu chính
phủ Việt Nam bồi thường đầy đủ cho những người bị giam giữ để đền bù việc xâm
phạm những quyền của họ. Ủy Ban cũng nhắc nhở Việt Nam có bổn phận phải
"sửa đổi luật pháp sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là luật
quốc tế về nhân quyền."
Giáo sư Weiner mô tả đây là một quyết định quan trọng. Việc
chính phủ sử dụng hệ thống tư pháp để bóp nghẹt những bất đồng quan điểm và đàn
áp những thách thức đối với sự hạn chế và vi phạm phi pháp của chính phủ về
nhân quyền, đang có khuynh hướng gia tăng trên thế giới. Quyết định của UNWGAD
"phản ảnh một tuyên bố rõ ràng là các quốc gia không thể dựa trên luật
pháp quốc gia có tính chất đàn áp để bào chữa cho sự lẩn tránh những nghĩa vụ
về nhân quyền theo luật pháp quốc tế."
Mặc dầu những phán quyết của UNWGAD không có tính cách ràng
buộc trên mặt pháp lý, giáo sư Weiner giải thích rằng "nó tiêu biểu cho
một sự diễn giải có thẩm quyền về những nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà Việt Nam đã
chấp nhận và phải tuân thủ." Ông nói tiếp rằng "trong trường hợp này,
chính phủ Việt Nam không còn có thể tự cho là họ có bất kỳ nền tảng pháp lý nào
để tiếp tục bỏ tù các nhà hoạt động nêu trên." Ông thúc giục Việt Nam hãy
tuân thủ những nghĩa vụ pháp lý quốc tế về nhân quyền."
Những người kiến nghị bao gồm: ông Đặng Xuân Diệu, ông Hồ
Đức Hòa, ông Nguyễn Văn Oai, ông Chu Mạnh Sơn, ông Đậu Văn Dương, ông Trần Hữu
Đức, ông Lê Văn Sơn, ông Nông Hùng Anh, ông Nguyễn Văn Duyệt, ông Nguyễn Xuân
Ánh, ông Hồ Văn Oanh, ông Thái Văn Dung, ông Trần Minh Nhật, Bà Tạ Phong Tần,
ông Trần Vũ Anh Bình, và ông Nguyễn Đình Cương.
"Tôi lấy làm vinh dự có được cơ hội phục vụ những nhà
hoạt động trẻ này, đang chỉ tìm cách xây dựng một đời sống tốt đẹp hơn cho
những công dân Việt Nam. Tôi xin khen ngợi UNWGAD đã đưa ra bản tuyên bố hết
sức rõ ràng về tính chất phi pháp của những hành động của Hà Nội và tôi trông
chờ sự phóng thích tức khắc những người bị giam giữ nêu trên và những người
khác đã bị cầm tù vì nhân quyền quốc tế của họ bi vi phạm."
Về ông Allen S. Weiner
Ông Allen S. Weiner là giáo sư dạy luật, giám đốc của Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford và là đồng giám đốc của Trung Tâm về Xung Đột và Đàm Phán Quốc Tế của Đại Học Stanford. Ông là một học giả về luật quốc tế với kiến thức chuyên môn trong nhiều lãnh vực như luật an ninh quốc gia và quốc tế, luật chiến tranh, giải quyết xung đột quốc tế, và luật tội phạm quốc tế (kể cả công lý chuyển tiếp). Lãnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào luật pháp quốc tế và đối sách cho mối đe dọa an ninh đương thời của khủng bố quốc tế và sự bành trướng của vũ khí sát hại hàng loạt. Ông còn khảo sát về mối liên hệ giữa luật pháp quốc tế và việc viện dẫn “quyền lực thời chiến” của Hoa Kỳ để đối phó với khủng bố. Trong lãnh vực giải quyết xung đột quốc tế, công trình nghiên cứu đa ngành của ông phân tích những rào cản cho việc giải quyết xung đột bạo động chính trị. Công trình nghiên cứu của ông Weiner chứa đựng nhiều kinh nghiệm thâm sâu; ông hành nghề luật quốc tế cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hơn một thập niên, cố vấn cho các quan chức lập chính sách, đàm phán các hiệp ước quốc tế, và đại diện cho Hoa Kỳ trong các vụ thưa kiện trước Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế cho quốc gia Nam Tư cũ, Tòa Án Công Lý Quốc Tế, và Tòa Đòi Tài Sản Iran-Hoa Kỳ. Trước khi giảng dạy tại Đại Học Luật Stanford năm 2003, ông là luật sư cho Sứ Quán Hoa Kỳ tại [tòa án quốc tế] The Hague và là cố vấn luật trong Văn Phòng Cố Vấn Luật Pháp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông từng là phụ tá cho Chánh Án John Steadman của Tòa Phúc Thẩm Washington DC.
Về Đại Học Luật Stanford
Đại Học Luật Stanford (www.law.stanford.edu) là một trong những thể chế hàng đầu của Hoa Kỳ về học vấn và nghiên cứu về luật pháp. Các sinh viên tốt nghiệp trở thành một trong những nhóm có tầm ảnh hưởng trong ngành lập pháp, chính trị, kinh doanh, và công nghệ cao. Các giáo sư của trường ra tranh luận trước Tòa Án Tối Cao Pháp Viện, điều trần trước Quốc Hội, soạn những bài viết phân tích và nghiên cứu, và đóng góp thường xuyên cho giới báo chí trong vai trò chuyên gia về luật pháp và chính sách. Đại Học Luật Stanford thiết lập một mô hình mới về giáo dục luật pháp để cung ứng một học vấn đa ngành chặt chẽ, kinh nghiệm liền tay, cái nhìn toàn cầu và trọng tâm vào phục vụ công chúng, khởi đầu cho một phong trào thay đổi.
EDITORIAL CONTACTS
For comment:
Allen WeinerDirector, Stanford Program in International and Comparative Law
Stanford Law School
Phone: 650 724-5892
Email: aweiner@stanford.edu
-----------------------------------
STANFORD
LAW SCHOOL’S ALLEN WEINER HAILS UNITED NATIONS WORKING GROUP DECISION
CONDEMNING TREATMENT OF 16 VIETNAMESE SOCIAL, POLITICAL ACTIVISTS
In a decision
announced on November 28, 2013, the United Nations Working Group on Arbitrary
Detention (UNWGAD) in Geneva ruled favorably on a petition filed by Allen
Weiner, Director of the Stanford Program in International and Comparative Law
at Stanford Law School, that contests the illegal arrest, conviction and
ongoing detention of sixteen Vietnamese social and political activists. UNWGAD
held that the detention and subsequent criminal conviction of these activists
violated international human rights obligations that are binding on Vietnam and
called upon the Vietnamese government to “immediate[ly] release” the detainees.
The activists
were convicted under various Vietnamese criminal laws that outlaw “activities
aimed at overthrowing the people’s administration,” the “undermining of
national unity” and participating in “propaganda against the Socialist Republic
of Vietnam.” The petition, which was filed in July 2012, alleged that the
detention of these activists violated Vietnam’s international obligations
under, among other things, the International Covenant on Civil and Political
Rights and the Universal Declaration of Human Rights. In response to Vietnam’s
contentions that the detainees were convicted under existing provisions of the
Vietnamese criminal code, the Working Group held that “the criminal provisions
that gave rise to the charge against the [detained] individuals and their
subsequent conviction by the court cannot be regarded as consistent with the
relevant provisions of the Universal Declaration of Human Rights and the
International Covenant on Civil and Political Rights.” UNWGAD further noted
that “the holding and expressing of opinions, including those which are not in
line with official Government policy, are protected under article 19 of the
International Covenant on Civil and Political Rights.”
According to
Weiner, Senior Lecturer at Stanford Law School and counsel for the petitioners,
the arrest and conviction of these activists was merely part of a broader
effort by the Vietnamese government to suppress the expression of any political
views that challenge either the Vietnamese government or its policies. Weiner
noted that the detainees, many of whom were engaged in online journalism or
blogging, were peacefully engaging on a range of social and political issues,
including opposing official corruption and calling for multi-party democracy
and electoral fairness. Some activists objected to Vietnam’s relations with
China, while others opposed the arrest and trial of other Vietnamese citizens
on political grounds. Some opposed environmentally harmful bauxite mining
projects and land grabs by the state and others argued for labor rights or
improved access to education.
“In short,
these young activists were engaged in the kind of peaceful political expression
that all of us in democratic states take for granted as a fundamental right,”
said Weiner. He expressed gratitude that UNWGAD “ruled so clearly that the
Vietnamese government is legally required to release these detainees.”
The detainees
are affiliated with the Roman Catholic Redemptorist Church in Vietnam, and many
were charged as being members of Viet Tan, a Vietnamese pro-democracy party.
UNWGAD was
emphatic in rejecting Vietnam’s contention that the activists were not arrested
for being journalists and bloggers, but rather for their violation of
Vietnamese laws. The Working Group specifically stated that a purported
“[v]iolation of national legislation as referred to by the Government [of
Vietnam] does not in and of itself justify detention.” In a holding that
categorically rejects the Vietnamese Government’s strategy of relying on its
vague criminal statutes to suppress political speech, UNWGAD ruled that “the
criminal provisions that gave rise to the charge against the sixteen
individuals and their subsequent conviction by the court cannot be regarded as
consistent with the relevant provisions of the Universal Declaration of Human
Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights.” The
Working Group reiterated that “the holding and expressing of opinions,
including those which are not in line with official Government policy, are
protected under article 19 of the International Covenant on Civil and Political
Rights.” The Working Group also stated, as Weiner had argued in his petition
and subsequent communications to UNWGAD, that the Vietnamese Government had not
provided any evidence “of any violent action or actions on the part of any of
the detainees.”
Based on these
findings, the Working Group called upon Vietnam “to take the necessary steps to
remedy the situation, which include the immediate release of the aforementioned
individuals.” The Working Group further called upon the Vietnamese Government
to provide adequate reparation to the detainees to compensate them for the
violations of their rights. It also reminded Vietnam of its obligations “to
bring its laws into conformity with international law, in particular
international human rights law.”
Weiner
described this as a significant decision: “The use by governments of their
legal systems to stifle dissent and suppress challenges to illegal governmental
restrictions and human rights abuses is a growing trend around the world.”
UNWGAD’s decision “reflects a clear statement that countries may not rely on
repressive domestic laws as an excuse to evade their human rights obligations
under international law.”
Although the
decision of UNWGAD is not itself legally binding, Weiner explained that “it
represents an authoritative interpretation of international legal obligations
that Vietnam has accepted and that are already binding on them.” He added that
“under the circumstances, the Vietnamese government can no longer claim that it
has any plausible legal basis for continuing to incarcerate these activists.”
Weiner urged Vietnam to comply with its international human rights obligations.
The petitioners
are as follows: Mr. DANG Xuan Dieu, Mr. HO Duc Hoa, Mr. NGUYEN Van Oai, Mr. CHU
Manh Son, Mr. DAU Van Duong, Mr. TRAN Huu Duc, Mr. LE Van Son, Mr. NONG Hung
Anh, Mr. NGUYEN Van Duyet, Mr. NGUYEN Xuan Anh, Mr. HO Van Oanh, Mr. THAI Van
Dung, Mr. TRAN Minh Nhat, Ms. TA Phong Tan, Mr. TRAN Vu Anh Binh and Mr. NGUYEN
Dinh Cuong.
“I have been
honored by the opportunity to serve these brave young activists who are seeking
merely to build better lives for the citizens of Vietnam. I commend the Working
Group for issuing so clear a statement about the illegal nature of Hanoi’s
activities and look forward to the immediate release of these detainees and
others who have been imprisoned in violation of their international human
rights,” said Weiner.
The decision of
the U.N. Working Group on Arbitrary Detention is available here.
About
Allen S. Weiner
Allen S. Weiner
is senior lecturer in law, director of the Stanford Program in International
and Comparative Law, and co-director of the Stanford Center on International
Conflict and Negotiation at Stanford University. He is an international legal
scholar with expertise in such wide-ranging fields as international and
national security law, the law of war, international conflict resolution, and
international criminal law (including transitional justice). His scholarship
focuses on international law and the response to the contemporary security
threats of international terrorism and the proliferation of weapons of mass
destruction. He also explores the relationship between international law and
the invocation of domestic “war powers” in connection with the U.S. response to
terrorism. In the realm of international conflict resolution, his highly
multidisciplinary work analyzes the barriers to resolving violent political
conflicts. Weiner’s scholarship is deeply informed by experience; he practiced
international law in the U.S. Department of State for more than a decade
advising government policymakers, negotiating international agreements, and
representing the United States in litigation before the International Criminal
Tribunal for the former Yugoslavia, the International Court of Justice, and the
Iran-United States Claims Tribunal. Before joining the Stanford Law School
faculty in 2003, Weiner served as legal counselor to the U.S. Embassy in The
Hague and attorney adviser in the Office of the Legal Adviser of the U.S.
Department of State. He was a law clerk to Judge John Steadman of the District
of Columbia Court of Appeals.
About
Stanford Law School
Stanford Law
School (www.law.stanford.edu)
is one of the nation’s leading institutions for legal scholarship and
education. Its alumni are among the most influential decision makers in law,
politics, business, and high technology. Faculty members argue before the
Supreme Court, testify before Congress, produce outstanding legal scholarship
and empirical analysis, and contribute regularly to the nation’s press as legal
and policy experts. Stanford Law School has established a new model for legal
education that provides rigorous interdisciplinary training, hands-on
experience, global perspective and focus on public service, spearheading a
movement for change.
1 comments:
Sự thật đã được trả lại cho các nạn nhân của chế độ. Cám ơn nổ lực của giáo sư Allen Weiner. VN phải có thái độ thích đáng về việc này trước khi bị cộng đồng thế giới tiếp tục lên án. Ngọc Viễn
Đăng nhận xét