Hai án tử hình trong vụ Vinalines

BBC

Ông Dương Chí Dũng tỏ ra 'bình thản' 
trước tòa dù bị đề nghị mức án 'tử hình'.

Hai lãnh đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12.
Ông Dương Chí Dũng, 56 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Mai Văn Phúc, 56 tuổi, nguyên tổng giám đốc Vinalines, nguyên phó vụ trưởng Vụ Vận tải, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 18 năm tù về tội cố ý làm trái.
Bị cáo chủ chốt, người khai việc đưa, chia tiền cho hai ông Dũng và Phúc, Trần Hải Sơn, nhận án 22 năm tù cho hai tội tham ô và cố ý làm trái.
Tòa án tại Hà Nội cũng tuyên:
·                     Trần Hữu Chiều, 61 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Vinalines, 19 năm tù
·                     Mai Văn Khang, nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải
viễn dương Vinashin thuộc Vinalines, 7 năm tù
·                     Bùi Thị Bích Loan, 50 tuổi, nguyên kế toán trưởng Vinalines, 4 năm tù
·                     Lê Văn Dương, 43 tuổi, đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm VN), 7 năm tù
·                     Ba cán bộ hải quan tỉnh Khánh Hòa, Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng và Lê Ngọc Triện, mỗi người 8 năm tù
Hôm Chủ Nhật, một trong ba luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của ông Dương Chí Dũng tại Tòa, nói với BBC rằng vụ án có nhiều đối tượng là 'người ngoại quốc' và 'các tình tiết ở nước ngoài', nên cần 'thu thập thêm chứng cứ' phục vụ cả quá trình 'buộc tội lẫn gỡ tội.'
Từ chối đưa ra phán đoán về mức án mà tòa sẽ tuyên với thân chủ của mình, nhưng ông Thủy cho rằng thân chủ của ông đã 'xác định được bản thân' và 'tin tưởng vào sự công minh' của pháp luật, trong khi toàn nhóm luật sư bào chữa đã 'thống nhất quan điểm' rằng ông Dũng "không phạm tội tham ô."
Ông Thủy nói ông và nhóm luật sư mà bên cạnh ông là các ông Trần Đình Triển, Trần Đại Thắng, đã 'không gặp áp lực' hoặc 'bị lưu ý gì' từ bất cứ ai, khi bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
Tuy nhiên, ông cũng tiết lộ ông và hai luật sư đồng nghiệp này đã không được tham gia bảo vệ quyền lợi cho thân chủ ngay từ đầu vụ án.
Về tình tiết ông Dương Chí Dũng từ chối cung cấp danh tính người đã 'báo tin' rằng ông bị 'khởi tố', dẫn tới quyết định ông Dũng 'bỏ trốn' và bị truy nã, luật sư Thủy cho biết:
"Sự thực chi tiết này, chúng tôi không hỏi ông Dũng làm gì, vì đó là vấn đề cá nhân của ông ấy. Việc ông ấy bỏ trốn, rồi vì sao ông bỏ trốn, chúng tôi không quan tâm tới việc ấy, đó là việc cá nhân..."
Trong một cuộc trao đổi trước đó trong tuần này với BBC, bà Phạm Chi Lan, một cựu thành viên của Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ bình luận về vụ xử.
Bà nói: "Tôi nghĩ rằng phải xử thật nghiêm minh với ông Dương Chí Dũng, cũng như với mấy người đã bị bắt cùng với ông ta ở Tổng công ty Vinalines, điều đó là chắc chắn rồi,
"Và lần này tôi tin là Nhà nước cũng sẽ xử nghiêm minh, bởi vì công luận cũng trông chờ lâu rồi và cũng đã nói đủ về trường hợp này,
"Nhưng mặt thứ hai, đối với những đối tượng khác liên quan, nhất là ở phía quản lý của Nhà nước mà để xảy ra tình trạng này,
"Thì tôi cũng thực sự mong qua xét xử lần này, Tòa đưa ra và có thể sau này tiếp tục xử lý đến những người đó nữa," bà nêu quan điểm với BBC.
·  Theo bản án, các bị cáo phải nộp lại số tiền thiệt hại 367 tỷ đồng.
Riêng các bị cáo Dũng, Phúc, Chiều, Sơn phải nộp lại 1,67 triệu USD.
Với ông Dương Chí Dũng, hội đồng xét xử quyết định kê biên hai căn hộ ở tòa nhà Pacific và tòa nhà Skycity và căn nhà ở phố Nguyên Hồng, Hà Nội.
Nhà của ông Mai Văn Phúc ở Hạ Long, Quảng Ninh cũng bị kê biên.
·  Trả lời BBC sau phiên tòa, một trong các luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, Ngô Ngọc Thủy, nói dự kiến gia đình sẽ kháng cáo trong vòng 15 ngày và hy vọng vào phiên phúc thẩm.
“Vài ba tháng nữa mới có phiên tòa phúc thẩm,” luật sư Thủy cho biết.
“Ông Dũng không công nhận phạm tội tham ô, vì không đủ chứng cứ buộc tội ông ấy.”
“Sau khi chia tay tại phiên tòa, tôi cũng chưa biết gia đình ông Dũng sẽ tiếp tục mời tôi hay không,” ông Thủy nói.


DienDanCTM

2 comments:

Tội -lỗi của Dương Chí Dũng đem so với tội-lỗi của tên Trùm Khủng Bố:
nguyễn- tấn - dũng thì tội của "Dương Chí Dũng" chẳng thấm vào đâu cả /

cớ gì no mang tên "Dương Chí Dũng" ra làm bia đỡ đạn cho gia đình tên trùm khủng bố nguyễn tấn dũng /
Trong những ngày sắp-tới, Nhân -dân VN sẻ đưa ra một bài toán lớp 3 cho tên trùm y-tá trường làng là:

*Lấy tổng-số tiền nó đang có kẻ cả: tiền cất dấu ở Nước ngoài qua ~ màng "Rữa Tiền" chia cho số năm mà nó Trở thành Trùm Khủng Bố
& sau đó lấy số tiền "mỗi năm" mà nó cướp được / đem trừ cho số "tạm gọi là tiền lương" một năm = số tiền "quá lớn" còn lại là do đâu mà hắn có được mỗi một năm ???
Trên đây chỉ là bài toán lớp 3 & không khó với tên chích dạo lớp 3 trường làng (đúng trình-độ với đương-sự)

Đương sự có "đủ thời- gian" để giải bài toán nầy & thời-gian bắt đầu sẻ là từ hôm nay cho đến ngày Tàn của y /bạo chúa.

hai bạn không đáng chết.
vì bạn quá sợ nghèo.
phải làm theo hệ thống.
chẳng dám từ đặc ân.
nay rào chắn đã đổ.
phên dậu tự phải lo.
cam kết xưa đã bỏ .
tội gì phải thiệt thân.
bạn cứ khai thành khẩn.
kẻ nào chỉ đạo cho.
kẻ nào mở rào (chạy).
chứng minh cho tỏ tường.
có học đâu phài sợ.
bằng chứng không rỏ ràng.
dân đen này quyết bỏ.
bản án nặng nề kia.
vì bạn không tổ chức .
nhường án nặng cho thầy..



Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More