Ngô Quảng - DienDanCTM
Ngày 28 tháng 11 vừa qua, hầu như các báo đài lớn ở Nhật đều đưa tin và
bình luận về việc Quốc hội Cộng sản Việt Nam bấm nút thông qua bản Hiến pháp mới
sửa đổi. Đặc biệt nhật báo Sankei và đài truyền hình Fuji kênh số 8 đã dành khá
nhiều chỗ cho chủ đề này.
Các nhận xét chính của giới truyền thông Nhật bao gồm:
- Một số điều gọi là mới sửa đổi
trong bản hiến pháp này lại vẫn viện dẫn lý do quốc phòng và an ninh để giới hạn thêm về nhân quyền, bất kể
thực tế là nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cam kết tôn trọng từ năm 1977 khi Việt
Nam trở thành thành viên của Liên hiệp quốc, và mới đây nhất là vào ngày 12
tháng 11 khi quốc gia này được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
- Nhà nước Cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng thủ thuật cứ ca ngợi và cam
kết tôn trọng nhân quyền nhưng rồi lấy luật pháp để trói các quyền đó lại. Các điều
khoản luật pháp đó do chính nhà cầm quyền soạn ra và luôn nhân danh quốc phòng
và an ninh để cấm.
- Với bản hiến pháp mới này đảng Cộng sản Việt Nam yên chí sẽ kéo dài
thời gian cầm quyền vì đã buộc được quân đội trước hết phải trung thành với Đảng
chứ không phải với tổ quốc.
- Với những lập luận như thế thì rỏ ràng là nhân quyền ở Việt Nam hiện
nay do nhà nước quyết định chứ không phải là quyền tất yếu mà con người khi
sinh ra đã có như bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền khẳng định.
- Là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà không
tuân thủ và hành động đúng theo bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thì khó có thể
trông đợi Nhà nước Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết khác.
Vẫn theo truyền thông Nhật, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, chuyện
sửa đổi Hiến pháp của nhà nước Cộng sản Việt Nam không chỉ chi phối trực tiếp đến
đời sống của người dân Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia có quan hệ
với Việt Nam; trong đó có Nhật Bản.
Vào đầu năm 2013, các hãng Nhật đang đầu tư ở Việt Nam lẫn những công
ty dự định vào Việt Nam làm ăn, sau khi rút khỏi Trung quốc, đã quan tâm nhiều về
chuyện Việt Nam sẽ sửa đổi hiến pháp. Tất cả đều mong bản hiến pháp mới của Việt
Nam sẽ đặt nền tảng cho một hệ thống pháp lý mới, độc lập với các thế lực chính
trị, dựa trên các luật lệ quốc tế, và công bằng. Ngay cả chính phủ Nhật cũng kỳ
vọng bản hiến pháp mới sẽ mở ra nhiều cánh cửa hợp tác trực tiếp với xã hội dân
sự tại Việt Nam hơn. Họ đã bị áp suất nhiều từ công luận Nhật về việc xử dụng
những khoản viện trợ phát triển quá phí phạm cho nhà nước Việt Nam.
Bằng chứng về sự quan tâm và nôn nóng trên là việc nhiều công ty và tổ
chức phi chính phủ (NGO) Nhật đã mời các chuyên gia am hiểu về tình hình chính
trị Việt Nam đến để tham khảo về chủ đề này. Hầu hết đều đã bật ngửa khi nghe
các chuyên gia này đoan chắc rằng chẳng có gì thay đổi nếu không muốn nói
là siết mạnh hơn trước. Để giúp cử tọa dễ hình dung mức độ lạc hậu ngoài sức tưởng
tượng của hiến pháp Việt Nam, một chuyên gia đã đưa ra thí dụ: "Nếu đảng Tự
Do Dân Chủ đang cầm quyền ở Nhật sửa đổi hiến pháp để bắt buộc Tự Vệ Đội (tức
quân đội Nhật) phải trung thành với đảng này thì người dân Nhật chúng ta nghĩ
sao?"
Câu hỏi đó vẫn còn để lại ấn tượng mạnh trong giới điều hành hãng xưởng
Nhật.
Bên cạnh đó, là những bản tin như Nghị định số 72/2013/NĐ-CP do ông
Nguyễn Tấn Dũng ký và đã áp dụng từ ngày 01/09/2913, cấm những người sử dụng
Internet không được phép trích đăng hay tổng hợp tin tức từ các trang mạng, báo,
đài của nhà nước; hay nghị định phạt tiền bất cứ ai chỉ trích nhà nước trên mạng; v.v... Ngay cả chính phủ Hoa Kỳ cũng e dè không
muốn trở thành đối tác chiến lược với Việt Nam, không muốn ký Hiệp định Đối tác
Kinh tế Chiến lược xuyên Thái bình dương (TPP) vì tình trạng chà đạp nhân quyền
quá trầm trọng tại Việt Nam.
Đối diện với bức tranh đó và vì biết trước kết quả "đổi mới"
hiến pháp từ đầu năm 2013, nên phần đông những hãng Nhật sau khi rút khỏi Trung
quốc đã tìm đến Thái Lan, Indonesia và thậm chí vào Miến Điện chứ không đến Việt
Nam. Họ chẳng dại gì tránh vỏ dưa Trung Quốc để gặp vỏ dừa Việt Nam.
Tác hại của Hiến pháp 2013 đối với dân tộc Việt Nam đã bắt đầu.
0 comments:
Đăng nhận xét