Ukraina : Ai đã chặt đầu tượng Lênin?

Trọng Thành - RFI
Người biểu tình Ukraina thân Châu Âu lật nhào tượng Lênin,
tại Kiev, 08/12/2013 - REUTERS/Gleb Garanich

Đối Thoại: Đây là một lời cảnh báo mạnh mẽ đến các cá nhân còn giữ tình yêu với CS. Điều tốt nhất để giữ tình yêu trọn vẹn và sự yêu mến với CS là nên chôn cất và tẩy xóa các vết tích hiện tại trước khi quần chúng phẫn nộ chặt đầu, đập phá . . . tượng Lênin, HCMinh và mộ HCMinh
***

Về những diễn biến căng thẳng tại Ukraina, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đang giằng xé giữa Nga và Châu Âu, báo Le Monde có một phóng sự đáng chú ý : « Ukraina : Ai đã chặt đầu tượng Lênin ? ». Cuộc điều tra của Le Monde rút cục không cho phép xác định được bất cứ dấu vết nào của thủ phạm vụ cắt đầu bức tượng. Nhưng qua những gặp gỡ với các lãnh đạo chính trị và dân chúng địa phương, phóng sự đã cho thấy một thái độ thờ ơ phổ biến đối với Lênin - nhân vật một thời rất được sùng bái. Biến cố diễn ra hết sức lặng lẽ tại Kotovsk, một thành phố nhỏ thuộc khu vực
nói tiếng Nga của Ukraina, tưởng như không có gì đặc sắc đã được Le Monde khai thác để đưa độc giả trực diện với những mâu thuẫn xã hội sâu sắc tại một khu vực tưởng như hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của nước Nga.

Một buổi sáng đầu tháng 12, tin về bức tượng Lênin, nằm tại công viên « Công nhân viên ngành đường sắt » ở Kotovsk, bị cắt đôi được thông báo. Ngày hôm trước, một bức tượng Lênin tương tự tại Kiev cũng chịu cùng số phận. Nếu như đảng Svopoda – một đảng dân tộc chủ nghĩa triệt để - đứng ra nhận tránh nhiệm trong vụ cắt tượng Lênin tại thủ đô Kiev, thì không khí im lặng bao trùm lên vụ cắt tượng thứ hai tại thành phố nhỏ vẫn được coi là trung thành với nước Nga.
 

Kể từ sau vụ bức tượng Lênin đầu tiên bị lật nhào vào năm 1989, hai năm trước khi Liên Xô tan rã và Ukraina tuyên bố độc lập, gần như tất cả tượng Lênin tại miền tây Ukraina đã bị xóa sổ. Nhưng tại miền nam Ukraina nói tiếng Nga, còn rất nhiều tượng của lãnh tụ cộng sản này. Riêng tại Kotovsk, có đến ba bức tượng, hoặc nói chính xác « hai bức tượng rưỡi », sau khi bức tượng kể trên bị cắt làm đôi, theo nhận xét của Le Monde.
 

Phần trên của bức tượng bị cắt được tìm thấy không xa nơi đặt tượng. Các mẩu sắt lòi ra khỏi đầu bức tượng, do rơi từ trên cao xuống, « cánh tay phải của lãnh tụ trước đây chỉ về hướng tương lai sáng lạn, thì nay chỉ về phía một nhà kho đường sắt chìm trong sương mù, cách đấy khoảng chừng trăm mét ». Phần còn lại của bức tượng « của nhà cách mạng cộng sản » có lẽ đã có thể trở thành một « tác phẩm nghệ thuật mang tính cách mạng », như nhận xét của đặc phái viên Le Monde. Khi được hỏi về sự kiện tượng Lênin bị cắt đôi, thị trưởng thành phố Kotovsk – nguyên là một đảng viên cộng sản và hiện là thành viên đảng cầm quyền « Các vùng » thân Nga – bình luận : « Quý vị hãy nói ít về Lênin thôi ! Hãy nhấn mạnh rằng thành phố của chúng tôi đang mở rộng cửa cho các đầu tư nước ngoài ! ».
 

Kotovsk cách Kiev khoảng 400 km, nhưng cuộc hành trình tới thủ đô của những người thuộc phe đối lập ở Kostovsk là hết sức gian truân. Cách nay 2 tuần, một nhóm khoảng 30 người của đảng đối lập Batkivchtchina (đảng « Tổ quốc » của cựu Thủ tướng Timochenko) định khởi hành đi Kiev để tham gia vào cuộc biểu tình chống chính phủ, nhưng rút cục đoàn không lên đường được vì bị ngăn cản. Lãnh đạo địa phương của đảng đối lập Batkivchtchina tỏ ý hài lòng về vụ tấn công nhắm vào bức tượng Lênin. Hơn nữa ông còn muốn hạ bệ cả các pho tượng Kotovsk, tức Grigori Kotovsk - một tư lệnh Hồng quân thời nội chiến Nga đầu những năm 1920, mà hiện nay thành phố này mang tên (Grigori Kotovsk được biết đến như một người có quá khứ tội phạm tại Moldavia).
 

Cuộc truy tìm dấu vết thủ phạm cắt đôi bức tượng Lênin đưa phóng viên Le Monde tới gặp những con người, có những thái độ hết sức khác biệt về lịch sử Ukraina và xã hội Ukraina hiện tại. Một đảng viên cộng sản kỳ cựu, một cụ bà 87 tuổi, với những năm tháng hạnh phúc thời xô viết, chỉ duy nhất cảm thấy bất hạnh khi bị những người dân tộc chủ nghĩa miền Tây mắng chửi là « kẻ chiếm đóng » và cho rằng thủ phạm cắt tượng Lênin là đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda… Tuy nhiên, rất khó tìm được những người thuộc đảng Svoboda ở Kotovsk có một thái độ rõ ràng về chuyện này, ngoại trừ một nhà văn ở độ tuổi tứ tuần. Le Monde tìm gặp được nhà văn nói trên gần một bức tượng đài nhỏ bé và nằm xa trung tâm, được dựng lên cách đây khoảng 2, 3 năm để tưởng niệm các nạn nhân của nạn đói lớn do chính quyền Liên Xô gây ra trong những năm 1930, bức tượng đài mà thị trưởng thành phố không hề muốn đóng góp dù chỉ một xu nhỏ… Trong khi đó, nhiều thanh niên thành phố Kotovsk thì không hề muốn nói đến chính trị, và an phận với cuộc sống nhỏ bé hiện tại…

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More