Vào ngày 05.02.2014 tới, theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR), Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ chất vấn nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về những hành vi vi phạm nhân quyền trong 4 năm qua. Nhân dịp này, tại hải ngoại, cộng đồng người Việt đã tổ chức chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam để có những báo cáo xác thực cho Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về tình trạng vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cs VN. Một trong những hoạt động của chiến dịch này là cuộc hội Hội Thảo về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam vào ngày 04.02.2014 tại Liên Hiệp Quốc, một ngày trước khi diễn ra buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát vào ngày 05.02.2014.
Để hiểu rõ hơn về chiến dịch vận động
này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với cô Hồng Thuận. Cô Hồng Thuận sống ở tiểu
bang Cali, Mỹ. Cô là một trong những bạn trẻ
hoạt động nhân quyền cho Việt Nam
tại hải ngoại, và là một thành viên của đảng Việt Tân. Trong chiến dịch này, cô
Hồng Thuận là một trong những thành viên của Ban Tổ Chức vận động nhân quyền.
Trước khi vào buổi trò chuyện này, xin cám ơn Hồng Thuận đã dành một chút thời
gian cho VNTQ.
Truyền
Thông DCCT: Hồng Thuận có thể cho biết mục tiêu của
buổi Hội Thảo về thực trạng nhân quyền tại VN vào ngày 04.02.2014 tại LHQ là
như thế nào?
Hồng Thuận: Thì như Huyền Trang
và các bạn chắc có lẽ đã nghe qua về tiến trình UPR - Universal Periodic
Review, mà tiếng Việt mình gọi là Hội Nghị Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát. Hội
Nghị này diễn ra bốn năm một lần nhằm lượng duyệt về tình hình nhân quyền ở các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và được diễn ra tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Năm nay, Hội Nghị UPR sẽ được diễn ra và Liên Hiệp Quốc sẽ nghe báo cáo và thẩm định về tình hình nhân quyền của 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hội Nghị sẽ kéo dài từ ngày 27 tháng 1 đến 7 tháng 2 năm 2014, là chỉ còn khoảng 2-3 tuần nữa thôi. Riêng Việt Nam năm nay sẽ có một buổi báo cáo vào chiều ngày 5 tháng 2. Và trong dịp này, vì Việt Nam vừa vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì nhiều tổ chức vận động nhân quyền Quốc Tế cũng như Việt Nam, và đặc biệt là một số nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam cũng sẽ có mặt ởGeneva và có những sinh hoạt vận động bên lề Hội Nghị UPR.
Nghị này diễn ra bốn năm một lần nhằm lượng duyệt về tình hình nhân quyền ở các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và được diễn ra tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Năm nay, Hội Nghị UPR sẽ được diễn ra và Liên Hiệp Quốc sẽ nghe báo cáo và thẩm định về tình hình nhân quyền của 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hội Nghị sẽ kéo dài từ ngày 27 tháng 1 đến 7 tháng 2 năm 2014, là chỉ còn khoảng 2-3 tuần nữa thôi. Riêng Việt Nam năm nay sẽ có một buổi báo cáo vào chiều ngày 5 tháng 2. Và trong dịp này, vì Việt Nam vừa vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì nhiều tổ chức vận động nhân quyền Quốc Tế cũng như Việt Nam, và đặc biệt là một số nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam cũng sẽ có mặt ởGeneva và có những sinh hoạt vận động bên lề Hội Nghị UPR.
Hồng
Thuận cũng được có may mắn sẽ có mặt tại Geneva
lần này để cùng một số các tổ chức nhân quyền Quốc Tế và Việt Nam tổ chức một buổi hội thảo về thực trạng nhân
quyền tại Việt Nam.
Và trở lại với câu hỏi của Huyền Trang thì mục tiêu của buổi hội thảo này đó là
là làm sao để các tổ chức nhân quyền Quốc Tế và Việt Nam, cũng như các nhà hoạt
động trong nước có dịp lên tiếng và trình bày những bằng chứng về tình hình đàn
áp nhân quyền tại Việt Nam. Thêm vào đó thì Hồng Thuận nghĩ đây cũng là cơ hội
để chính người Việt Nam ở trong và ngoài nước vận động các quốc gia thành viên
phải làm sao có những khuyến cáo cụ thể trong việc tuân thủ các nguyên tắc phổ
quát về quyền con người, khi mà Hà Nội đã là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc, như bạn biết là sẽ bắt đầu trong nhiệm kỳ 2014 đến 2016. Thì đó
là hai mục tiêu chính thưa Huyền Trang.
Truyền
Thông DCCT: Vậy, Hồng Thuận có thể cho biết nội
dung chính của buổi này là và tại sao ban tổ chức lại quyết định chọn các chủ
đề đó để thảo luận?
Hồng
Thuận: Thì với mục tiêu như Hồng Thuận có nói
hồi nãy, một số tổ chức nhân quyền Quốc Tế cũng như Việt Nam đã cùng ngồi lại
với nhau để tổ chức buổi hội thảo này. Thành phần trong Ban Tổ Chức bao gồm: UN
Watch, Pen International, Media Legal Defence Initiative, Article 19, COSUNAM
(Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam),
Human Rights For Vietnam PAC, và Đảng Việt Tân. Ban Tổ Chức gồm bảy tổ chức này
đã phối hợp thực hiện buổi Hội Thảo để nêu lên một số vấn đề mà dư luận Quốc Tế
đang quan tâm, đồng thời sẽ đưa ra những khuyến cáo liên quan đến ba vấn đề sau
đây:
1) Thứ nhất là tình trạng bạo hành của
các lực lượng công an đối với người dân mà chúng ta đã thấy rất nhiều trong
thời gian gần đây qua những vụ đàn áp như Tiên Lãng, Văn Giang, và ở nhiều nơi
khác nữa. Chắc Huyền Trang và các bạn cũng thấy nhiều trên mạng rồi.
2) Nội dung thứ hai của buổi hội thảo
sẽ đưa ra khuyến cáo về tình hình trù dập, bắt giữ một số blogger và việc đe
dọa quyền tự do Internet, mà gần đây chúng ta thấy một số blogger bị bắt như
Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và những nghị định rất kỳ cục đưa ra để kiểm
soát quyền tự do Internet như Nghị Định 72. Hội Thảo cũng sẽ đặt trọng tâm về
vấn đề đó.
3) Thứ ba là sự giam giữ cũng như bắt
bớ một cách tùy tiện và áp đặt những bản án vô cùng phi nhân đối với những tù
nhân lương tâm, mà có lẽ bây giờ hàng trăm tù nhân lương tâm đang phải chịu
những bản án bất công chỉ vì họ muốn trình bày những khát vọng tự do, nhân
quyền và đòi hỏi chế độ có những thay đổi tốt đẹp cho Việt Nam.
Thì đó là ba nội dung chính sẽ được các
diễn giả từ các tổ chức quốc tế đưa ra trong buổi Hội Thảo này. Ngoài các diễn
giả từ 7 tổ chức trong Ban Tổ Chức thì thành phần diễn giả còn bao gồm thêm rất
nhiều các tổ chức nhân quyền khác như Human Rights Watch, International
Commission of Jurists, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, v.v. và đặc biệt là
sẽ có một số diễn giả đến từ Việt Nam nữa. Họ sẽ có mặt để chia sẻ những bằng
chứng thật về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vì họ chính là những bằng chứng
sống về tình trạng nhân quyền tại đất nước chúng ta.
Truyền
Thông DCCT: Theo cá nhân Hồng Thuận thì buổi hội
thảo này sẽ tác động như thế nào đến ngày 05.02.2014, ngày mà nhà cầm quyền VN
phải ra điều trần trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?
Hồng
Thuận: Ngoài buổi Hội Thảo nói trên thì Ban
Tổ Chức cũng sẽ tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với một số giới chức có thẩm
quyền tại Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là Đại Sứ LHQ. Với tất cả những nỗ lực đó,
Ban Tổ chức hy vọng là các buổi các sinh hoạt bên lề UPR này sẽ góp một phần
trong việc dấy lên sự quan tâm của dư luận thế giới hầu ngăn chận sự bạo hành
của nhà cầm quyền CSVN mà chúng ta thấy càng ngày càng tăng cao trong khi mà
phong trào dân chủ Việt Nam ngày một lớn mạnh trong những năm trước mặt.
Chúng ta biết là vào ngày 5/2 sắp tới,
nhà cầm quyền Việt Nam sẽ
đứng trước quốc tế để nói về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Hồng Thuận
nghĩ chắc chắn là Hà Nội sẽ không ngừng khoe khoang là họ đã tiến bộ như thế
nào trong lãnh vực nhân quyền, và họ đã làm những gì để thúc đẩy nhân quyền,
v.v. Với sự có mặt và lên tiếng của các tổ chức Quốc Tế và Việt Nam, và đặc
biệt là những nhà hoạt động đến từ trong nước, thì ngoài việc chúng ta nói cho
Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền thực sự tại Việt Nam, chúng ta cũng cho
Liên Hiệp Quốc và cho cộng đồng Quốc Tế thấy được bản chất nói láo một cách
trắng trợn của nhà cầm quyền Hà Nội nó như thế nào. Còn cụ thể hơn, với việc
Việt Nam hiện giờ là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì
qua những nỗ lực của người Việt nam trong và ngoài nước cũng như các tổ chức
Quốc Tế, hy vọng chúng ta làm sao có thể vận động Liên Hiệp Quốc thành lập một
tiến trình khảo sát nhân quyền tại Việt Nam một cách hiệu quả hơn trong những
ngày tới. Đó chính là một số điều mà Hồng Thuận hy vọng chúng ta sẽ tác động
được qua sự kiện UPR kỳ này.
Truyền
Thông DCCT: Ngoài chiến dịch vận động nhân quyền,
theo Hồng Thuận, trong thời gian tới, cộng đồng người Việt ở Hải ngoại nên làm
gì nữa ạ?
Hồng
Thuận: Vâng, tất nhiên là những nỗ lực nói
trên rất cần sự quan tâm và đóng góp của tất cả mọi người. Đây là thời điểm mà
người Việt Nam từ trong nước sẽ cùng với cộng đồng Quốc Tế trực diện đối đầu
với phái đoàn nhà nước Việt Nam ngay tại Geneva để đối chất về quyền con người
mà họ đã nêu trong Hiến Pháp được thông qua hôm 28 tháng 11 năm 2013 vừa qua.
Tất nhiên là cần sự hỗ trợ từ mọi người ở khắp mọi nơi. Ngoài việc đến Geneva để tham dự các
buổi vận động cũng như là buổi Hội Thảo thì các bạn nào không đến được vẫn có
thể:
- Tổ chức các buổi theo dõi cuộc điều
trần UPR trên mạng và giúp phiên dịch cho các bạn trong nuớc theo dõi. Buổi
điều trần của Việt Nam
vào ngày 5/2 sẽ đuợc chiếu trực tiếp trên trang nhà của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ.
- Sau buổi điều trần UPR, Hồng Thuận
biết Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ có 3 tháng để có bản báo cáo. Trong
thời điểm đó Hồng Thuận nghĩ người Việt ở hải ngoại vẫn có thể tiếp tục áp lực
để Hà Nội chấp thuân một số đề nghị thật sự mang tính cách cải thiện nhân
quyền.
- Và tất nhiên khi mà các bạn theo dõi
những thông tin về các sinh hoạt UPR thì các bạn có thể chia sẻ và bàn luận về
nó trên mạng để tạo dư luận.
Hồng Thuận nghĩ đó là một số việc mà
người Việt hải ngoại, và luôn cả các bạn trong nước cũng có thể làm được.
Truyền
Thông DCCT: Những ai có thể được tham gia buổi hội
thảo này? Nếu được, thì làm cách nào có thể được tham gia buổi hội thảo đó?
Hồng
Thuận: Tất nhiên là Hồng Thuận cũng như Ban
Tổ Chức rất là mong muốn tất cả các bạn có thể có mặt tại Geneva để tham gia
buổi Hội Thảo này cũng như là vào Liên Hịêp Quốc để xem buổi điều trần của Việt
Nam. Nhưng Hồng Thuận biết không phải ai cũng đến Geneva được. Nếu bạn nào có thể đến được thì
xin hãy ghi danh trước để Ban Tổ Chức có thể làm thủ tục cho các bạn vào tòa
nhà Liên Hiệp Quốc. Các bạn có thể ghi danh qua đường dẫn là: bit.ly/upr-2014.
Nhưng nếu bạn nào không tham dự được tại Geneva
thì Ban Tổ Chức cũng sẽ có những cập nhật trực tiếp trên mạng, qua facebook
cũng như hệ thống paltalk. Ban Tố Chức cũng sẽ cố gắng thực hiện livestream để
chiếu trực tuyến buổi hội thảo này. Thì hy vọng sẽ thực hiện được để nhiều bạn
có thể theo dõi hơn.
YouTube:
0 comments:
Đăng nhận xét