18-02-2014
Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/Email:
vanphong8406@gmail.com |
Kính gửi:
- Đồng bào Việt Nam trong và
ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức
nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
Từ vài năm qua (đặc biệt từ 2011 đến
nay), có nhiều tin tức trên báo chí “lề trái” do gia đình các tù nhân lương tâm
tại Việt Nam cung cấp, cho biết nhiều thân nhân của họ đã phải liều mạng sống
của mình qua hình thức tuyệt thực để phản đối chính sách lao tù của nhà cầm
quyền Cộng sản Việt Nam.
1- Các sự kiện
-
Ngày 07-02-2011, nhà báo Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày, án tù 12 năm) bắt đầu tuyệt
thực tại trại giam B34 (Quận 1, Sài Gòn) để phản
đối việc bị tịch thu kính mắt và giấy bút hầu không thể viết đơn khiếu
nại. Cuộc tuyệt thực kéo dài 8 ngày.
- Ngày 18-01-2012, mục sư Nguyễn Trung
Tôn (án tù 2 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại tạm giam Nghi Kim, huyện Nghi Lộc
tỉnh Nghệ An, để phản đối việc hết lệnh tạm giam nhưng nhà
cầm quyền vẫn không thả Mục sư về. Cuộc tuyệt thực kéo dài 4 ngày.
cầm quyền vẫn không thả Mục sư về. Cuộc tuyệt thực kéo dài 4 ngày.
- Từ tháng 2-2012, nhà báo Nguyễn Văn
Hải lại tuyệt thực 28 ngày trong trại giam
để phản đối việc ông bị chuyển nhiều lần qua 6 trại, không đúng như trên
văn bản quy định.
-
Ngày 27-12-2012 luật sư Lê Quốc Quân (án tù
2 năm rưỡi) bị bắt đi đột ngột và đã lập tức tuyệt thực từ
trong trại giam số 1 của công an Hà Nội để đòi có Kinh thánh để đọc và chỉ chấp
nhận làm việc khi có luật sư, đồng thời để phản kháng hành vi vô luật pháp của
Công an đối với cá nhân và gia đình (vu cáo tội trốn thuế, cướp bóc máy móc và
tài liệu của công ty và giam thêm hai người thân). Cuộc tuyệt thực kéo dài 15
ngày.
-
Ngày 25-04-2013, chiến sĩ dân oan Hồ Thị Bích Khương (3 lần tù, tổng cộng 7 năm
rưỡi) bắt đầu tuyệt thực trong trại 5 K4 Yên Định Thanh Hóa để phản đối trại kỷ
luật biệt giam bà 3 tháng vì bà đã nhờ bạn tù chuyển ra ngoài, đến các cơ quan
thẩm quyền, những đơn thư khiếu nại tố cáo mà bà đã gửi trại giam nhưng không
được trả lời và giải quyết hợp luật. Khi đứa con trai đến thăm ngày 05-05-2013
thì bà vẫn còn tuyệt thực trong tình trạng xương vai gãy vẫn chưa được chữa trị
và trí nhớ bị giảm sút.
- Ngày 27-05-2013, tiến
sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (án tù 7 năm) bắt đầu tuyệt thực trong trại giam số 5 Bộ
Công an (Yên Định, Thanh Hóa) để phản đối việc cán bộ trại giam âm mưu ám hại
sức khỏe của ông, không giải quyết đơn tố cáo của ông và không cho ông được
hưởng những quyền chính đáng của tù nhân. Cuộc tuyệt thực kéo dài 25 ngày.
- Ngày 21-6-2013, sinh
viên Trần Minh Nhật (án tù 4 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại giam Nghi Kim,
Nghệ An để phản đối trại liên tục xúc phạm nhân phẩm lẫn tính mạng của mình và
bạn tù: khẩu phần ôi thiu, không bằng súc vật, nước uống nhiễm phèn lấy trực
tiếp từ ao hồ; phòng giam chật hẹp tối tăm, không cho nhận sách gia đình gửi
vào. Cuộc tuyệt thực kéo dài 10
ngày.
- Ngày 23-06-2013, nhà báo Nguyễn Văn
Hải lại tuyệt thực tại trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An để phản đối một quyết định
biệt giam ba tháng, lý do là ông không ký vào bản nhận tội mà công an đưa cho cũng
như để phản đối việc trại giam từ chối giải quyết các đơn tố cáo và
khiếu nại của ông. Cuộc tuyệt thực kéo dài 35 ngày.
- Ngày 01-07-2013, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm),
sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (9 năm), nhạc sĩ Võ Minh Trí (4 năm) và hai
nhà dân chủ Phan Ngọc Tuấn (5 năm), Nguyễn Ngọc Cường (7 năm) (bị chuyển sang trại Xuyên Mộc T345, Đồng
Nai sau cuộc nổi loạn của các tù nhân hình sự tại trại giam Xuân Lộc Z30A, Đồng
Nai ngày 30-07-2013) đã tuyệt thực để phản đối việc trại mới trừng phạt họ cách
vô lý bằng biệt giam và cùm chân 10 ngày.
- Ngày 28-07-2013, các sinh viên Hồ Văn Oanh (3 năm), Trần
Minh Nhật (4 năm), Chu Mạnh Sơn (2 năm
rưỡi) và nông dân Nguyễn Văn Thanh (3 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại giam K3, Phú Sơn 4 (huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên) để
phản đối cách hành xử phi pháp và phi nhân của các cai tù. Đó là vô cớ còng tay
chân và biệt giam bạn tù là sinh viên Trần Hữu Đức suốt 9 ngày đêm (từ
27-07 đến 04-08). Cuộc tuyệt thực kéo dài hơn 1 tuần lễ.
- Ngày 01-10-2013, nữ tín đồ Hòa Hảo Mai
Thị Dung (11 năm tù) bắt đầu tuyệt thực khi cùng với sinh viên Đỗ Thị
Minh Hạnh bị chuyển từ trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) ra trại giam Thanh Xuân
(Hà Nội), để phản đối chuyện bị di lý đến nhà tù khắc nghiệt trong tình trạng
trọng bệnh, bị còng tay, xích chân trong thùng xe suốt đoạn đường hơn 1.700 cây
số, và nhất là bị buộc phải “nhận tội để được tha. Đến hôm gia đình thăm gặp
ngày 10-10-2013, bà vẫn tiếp tục tuyệt thực.
- Ngày 15-10-2013, Tiến sĩ luật Cù Huy
Hà Vũ lại bắt đầu tuyệt thực tại trại giam số 5 bộ Công an vì trại thu giữ,
không giao cho thân nhân ông 49 tranh chân dung tự họa và chân dung người thân
do chính ông sáng tác trong tù, dù ông đã nhiều lần yêu cầu được tôn trọng
quyền hợp pháp đó.
- Ngày 16-10-2013, công nhân Đoàn Huy Chương (7 năm tù) và nhà tranh đấu Sơn Nguyễn Thanh Điền (17 năm tù) bắt đầu tuyệt thực trong tù để phản đối chính sách giam giữ khắc nghiệt của trại giam Z30A Xuân Lộc (Đồng Nai). Đây là nơi mà ngày 30-06-2013, nhiều tù nhân hình sự đã nổi loạn để phản đối việc giam giữ khắc nghiệt, đánh đập tù nhân và cắt xén các phần ăn của họ.
- Ngày 20-01-2014, kỹ sư Đặng Xuân Diệu (13 năm tù) từ trại giam Nghi Sơn, Thanh Hóa, gọi điện cho gia đình biết sẽ tuyệt thực mỗi tháng 1 ngày và vào mọi ngày lễ của Cộng sản (cũng như không mặc áo tù) để phản đối việc công an đã cản ngăn ông được phúc thẩm, việc trại giam hiện không cho ông được nhận tiền bạc, áo quần, thức ăn, thư từ và thuốc men gia đình gửi vào.
- Ngày 20-01-2014, công nhân Đoàn Huy
Chương cho biết là nhiều tù nhân lương tâm trong khu giam riêng tại phân trại 2
(trại Z30A, Xuân Lộc) đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối chính sách hà khắc của
cai tù.
- Ngày 02-02-2014 Luật sư Lê Quốc
Quân, tại trại giam Hỏa Lò, đã bắt đầu tuyệt thực để đòi hỏi nhà tù phải cho
ông nhận Kinh thánh để đọc, gặp linh mục vì nhu cầu tâm linh, nhận sách luật để
nghiên cứu tự bào chữa cho cuộc phúc thẩm sắp tới (18-02-2014). Ông đã tuyệt
thực đến ngày phúc thẩm hôm nay và sẽ tiếp tục như vậy nếu phiên tòa này vẫn y án
phiên tòa sơ thẩm.
- Ngày 11-02-2014, dân oan đấu tranh
Bùi Thị Minh Hằng đã bắt đầu tuyệt thực tại trại tạm giam An Bình, thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để phản đối việc công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
đã bắt vô cớ bắt giữ bà và 20 người khác, đánh đập họ dã man rồi còn tiếp tục giam
bà và hai người khác là ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Bà
tiếp tục tuyệt thực cho đến hôm nay.
2-
Phản ứng của nhà cầm quyền và nguyên do của các vụ việc.
a-
Trước các vụ việc tuyệt thực trên, nhà cầm quyền CSVN đã có những phản ứng như
sau:
- Chối bỏ sự việc trước công luận, thậm chí
trước thân nhân đến thăm tù (cụ thể đối với ông Nguyễn Văn Hải)
- Xuyên tạc sự việc bằng những lời giải thích
ngụy biện, những đoạn băng hình giả tạo (cụ thể đối với hai ông Cù Huy Hà Vũ và
Nguyễn Văn Hải).
- Cùm hoặc biệt giam các tù
nhân tuyệt thực hoặc sai tù hình sự đánh đập họ (cụ thể đối với bà Hồ Thị Bích
Khương và những người bạn của sinh viên Trần Hữu Đức).
- Phạt tập thể để các tù
nhân khác trút giận lên các tù nhân tuyệt thực (cụ thể đối với mục sư Nguyễn
Trung Tôn)
- Cấm mọi tù nhân khác không
được tiếp xúc với họ (cụ thể đối với bà Mai Thị Dung).
- Gia tăng thêm những biện
pháp khắc nghiệt mà họ đã tuyệt thực để phản đối (cụ thể đối với ông Đặng Xuân
Diệu).
b- Nguyên do của các vụ tuyệt thực
chính là nhà cầm quyền Cộng sản đã:
- Muốn trả thù
các tù nhân lương tâm bằng cách không những tước các dân quyền mà cả các nhân quyền
của họ (cùm kẹp và tra tấn, không chăm sóc y tế đầy đủ, tước bỏ quyền khiếu
nại, cho ăn uống thiếu thốn hay với thực phẩm độc hại, giam giữ trong những
điều kiện khắc nghiệt, bắt lao động khổ sai, không cho thỏa mãn các nhu cầu văn
hóa hay tâm linh, cấm tiếp xúc liên lạc với thân nhân hay người đồng cảnh
ngộ…).
- Muốn cho họ
không thể trở thành tấm gương tranh đấu bất khuất vì công lý trong lao tù.
- Muốn tẩy não
nhồi sọ hay đánh gục ý chí của các tù nhân lương tâm để họ phải nhận tội, hầu
có thể biện minh trước quốc dân và quốc tế cho các bản án bất công của chế độ
Cộng sản.
3-
Tuyên bố của Khối Tự do Dân chủ 8406:
a- Yêu cầu nhà cầm quyền CS phải tôn
trọng các quyền con người của mọi tù nhân bằng biện pháp xử lý các cai tù ác
ôn, bằng chính sách giam giữ nhân đạo và bằng việc để cho thành lập một tổ chức
quần chúng độc lập nhằm giám sát và cải thiện chế độ lao tù.
b- Đòi hỏi nhà cầm quyền CS phải trả
tự do cho các tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện, phục hồi danh dự
cho họ và đền bù những mất mát tinh thần lẫn vật chất của gia đình họ.
c- Kêu gọi đồng bào VN trong lẫn ngoài
nước và các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền luôn theo dõi sát sao tình
trạng và nhiệt tình bảo trợ bản thân các tù nhân lương tâm.
Làm tại Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm
2014, ngày phúc thẩm Ls Lê Quốc Quân
Ban điều hành Khối 8406:
1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn –
Việt Nam.
2- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam.
3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ.
4- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston–
Hoa Kỳ.
Với sự hiệp thông của Linh mục
Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các tù nhân lương
tâm khác
đang ở trong lao tù Cộng sản.
0 comments:
Đăng nhận xét