Ngô Quảng -- DienDanCTM
Từ mấy năm qua,
nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới đã đưa ra rất nhiều số liệu để
khẳng định rằng thị trường bất động sản ở Hoa lục đã đi vào tình trạng
"bong bóng" từ lâu và đang trong tiến trình bể bóng. Các chuyên gia
dè dặt hơn thì cảnh báo rằng Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bể nhiều bong bóng
cùng lúc, bao gồm cả bong bóng địa ốc.
Thế nhưng, ít là
trên bề mặt, các cơ quan nhà nước cũng như báo đài ở Trung quốc vẫn coi như
không có chuyện gì xảy ra, hay cùng lắm cũng chỉ cho đây là một cảnh báo cần
lưu ý. Và thế là đại khối người dân Trung quốc bình thường cứ nằm trong tình trạng
chân trong chân ngoài, nghĩa là cứ phập phồng trước những lời dự đoán của các
chuyên gia dựa trên số liệu
khoa học nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy thị trường bất động sản nổ bóng vì nhà nước vẫn tiếp tục bơm tiền vào hỗ trợ để bóng đừng vỡ. Nhưng theo các tính toán kinh tế bình thường thì cách hỗ trợ này không chỉ trì hoãn ngày nổ mà thôi nhưng còn làm cho bong bóng to hơn nữa. Vì vậy mà hiện nay giá nhà cửa tại Trung Quốc cứ lên xuống như các dự báo thời tiết vậy.
khoa học nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy thị trường bất động sản nổ bóng vì nhà nước vẫn tiếp tục bơm tiền vào hỗ trợ để bóng đừng vỡ. Nhưng theo các tính toán kinh tế bình thường thì cách hỗ trợ này không chỉ trì hoãn ngày nổ mà thôi nhưng còn làm cho bong bóng to hơn nữa. Vì vậy mà hiện nay giá nhà cửa tại Trung Quốc cứ lên xuống như các dự báo thời tiết vậy.
Từ cuối năm 2013, các
cảnh báo đã tuôn ra như nước lũ. Đặc biệt được chú ý là trong một cuộc hội thảo
về tình hình bất động sản ở Bắc Kinh, ông Hoàng Nộ Ba, Chủ tịch tập đoàn đầu tư
bất động sản Trung Thôn Bắc Kinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Trung quốc,
khi lên trình bày về tình hình bất động sản ở Hoa lục đã thốt lên một câu chấn
động cả thế giới: "Tình hình của Spain (Tây Ban Nha) ngày hôm nay là của
Trung quốc ngày mai. Sau Spain
là đến Trung quốc, thị trường bất động sản sẽ sụp đổ".
Một tuần sau đó,
các tờ báo kinh tế ở Hoa lục trong mục thị trường bất động sản cho đăng một bài
viết của kinh tế gia Chu Đại Ô, Ủy viên Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Trung
quốc, cảnh báo thêm rằng: "Mỗi khi thị trường bất động sản bị sụp đổ thì
khó mà xây dựng lại. Trong vài năm tới Trung quốc phải chuẩn bị đối phó khi
bong bóng địa ốc nổ".
Tuy không dám nói
công khai, nhưng trong những lúc trò chuyện riêng với các ký giả ngoại quốc,
nhiều người buôn bán bất động sản ở Hoa lục cho rằng ông Ba và ông Ô đều nói
đúng. Tuy nhà nước trung ương cố không để bong bóng địa ốc tại các thành phố lớn
nổ tung, nhưng tại các tỉnh và thành phố hạng nhì, hạng ba các bong bóng địa ốc
đã nổ từ mấy năm nay rồi. Cả hai quan chức đó trong Hiệp hội Bất động sản Trung
quốc chỉ nói lên một sự thật không còn có thể che giấu được nữa. Thí dụ như giá
nhà đất vào cuối năm 2013 ở thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Triết Giang chỉ còn
phân nửa so với thời kỳ cực thịnh của nó. Và tuy chỉ còn nửa giá nhưng vẫn không
có người mua. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Thành phố Thường Châu tỉnh
Giang Tô, Quý Dương tỉnh Quý Châu, Đại Đồng tỉnh Sơn Tây, và rất nhiều khu vực
khác.
Theo các nhà hoạt
động xã hội ở Trung quốc, với giá nhà đã thụt giảm nhiều hiện tại, thì ngay cả
thành phần sinh viên mới tốt nghiệp đại học và may mắn có việc làm, cũng cả đời
không mua nổi căn nhà dù không ăn uống hay mua sắm gì cả. Hiện nay, hầu như thành
phần duy nhất có khả năng mua nhà là thân nhân của các quan chức đang có ghế
quyền lực, nhưng nhóm này thường chỉ mua nhà đầu tư nên cũng không thiết tha đầu
tư thêm vào lúc này.
Trong khi đó, các
quĩ đầu tư nước ngoài đã rút ra khỏi thị trường địa ốc Trung Quốc từ lâu, đặc
biệt sau sơn khủng hoảng địa ốc và nợ xấu tại Hoa Kỳ vào năm 2009. Ngay cả các
quĩ đầu tư có trụ sở chính tại Hồng Kông cũng tháo chạy. Thí dụ như Chủ tịch tập
đoàn Trường Giang, chuyên kinh doanh bất động sản ở Hồng Kông, là ông Lý Gia
Thành cho biết vào đầu năm 2013 đã phải bán tống, bán tháo tất cả những bất động
sản ở Hoa lục mà tập đoàn này sở hữu và chỉ thu về được dưới 50% số vốn đã đổ vào.
Ông Thành cho là công ty của ông đã may mắn mới thu lại được chừng đó.
Từ bong bóng địa ốc,
các chuyên gia kinh tế đang nhìn tiếp sang bong bóng nợ xấu rồi tiếp tới bong bóng
ngân hàng, vì cả cá nhân cán bộ và các ngân hàng Trung quốc đều vay mượn qua lại
rất nhiều tiền để đầu tư địa ốc và nay không trả nổi tiền lời chứ chưa nói gì đến
tiền gốc. Nhà nước trung ương khá lúng túng trong cách đối phó và đề xuất nhiều
chính sách mâu thuẫn. Họ vừa bơm thêm tiền vào các dự án xây dựng để duy trì mức
tăng trưởng GDP cao, vừa chỉ thị cho các ngân hàng nhà nước hạn chế tối đa việc
cho vay mượn để đầu tư địa ốc. Chính chỉ thị này đã mở cổng cho giá nhà tụt dốc
không đạp thắng nổi. Và thế là nhà nước lại phải bơm tiền vào để tránh bể bong
bóng như đã nói bên trên.
Căn cứ vào con số
GDP mà chính quyền Bắc Kinh công bố thì Trung quốc là quốc gia có nền kinh tế đứng
hàng thứ hai thế giới, chỉ thua Hoa Kỳ, nhưng với gần 46% con số GDP này được chôn
vùi vào các công trình xây dựng các "thành phố ma" thì thực chất giá
trị sản lượng quốc gia của Trung quốc thua xa Nhật Bản và Đức quốc.
Hầu hết giới phân
tích tình hình Á Châu đều biết các biến động kinh tế lớn tới cường độ như đang
thấy tại Trung Quốc, một khi nổ ra, sẽ khó mà không kéo theo các trận động đất
về chính trị. Và đó là tình trạng khá tiêu biểu về cái gọi là "ổn định xã
hội" tại các nước cộng sản chuyên chính. Mọi loại đè nén trong xã hội đều
không có chỗ thoát hay tự điều tiết, mà chỉ tiếp tục tích tụ cho đến ngày nổ
tung./.
0 comments:
Đăng nhận xét