Thảo cùng đồng đội tìm thấy Nguyễn Văn Lanh. Lanh bị đạn bắn xuyên ngực, lúc ấy đang ngất lịm đi, nửa chìm, nửa nổi. Một người bị thương khác đang nằm trên một thùng dầu phụ.Quay lại gần chỗ Thảo đứng trước khi nổ súng, Chúc vớt được một khẩu AK. Năm anh em còn sống, chia nhau lội tìm đồng đội. Họ nhìn thấy xác Phương. Lúc ấy,cá mập quẫy tung nước. Từ xa, có một người bơi lại. Thảo nhận ra Phạm Xuân Trường. "Hải đâu? Thành đâu?". Trường: "Chết hết rồi".
Gần trưa, tàu Trung Quốc rút ra khá xa. Năm tên lính đứng lại trên bãi đá cũng được xuồng máy đưa về. Phía xa, tàu 605 bị nghiêng, 505 vẫn bốc khói. Giữa trưa, có hai máy bay bay qua rất cao.
Chiếc thuyền nhôm thủng nhiều chỗ. Khi Thảo quay lại, thi thể anh Phương vẫn để bên ngoài xuồng. Thảo nói, bằng mọi giá phải đưa Phương về cùng, rồi kêu anh em xé vải nút những lỗ thủng, tát nước, đặt xác Phương và những người bị thương lên xuồng. Có vài người lính công binh không biết bơi, Thảo đề nghị họ lên ngồi, chèo; những người biết bơi bám mạn xuồng đẩy, đi về phía tàu HQ-505.
Bơi xuồng chừng một giờ thì phía sau xa có một người đang bơi. Thảo leo lên xuồng nhìn rồi cương quyết đưa xuồng quay lại. Người được vớt tên là Hưng, thợ máy tàu 604. Cùng lúc, những người lính trên tàu 505 nhìn thấy; một xuồng máy được thả xuống, thủy 505 ra dìu nhóm Thảo vào tàu.
Trước đó, tàu 505 đã đâm lên bãi đá cạn Colin. HQ-505 trở thành cột mốc chủ quyền của Việt Nam trên đảo. Lúc đó trời đã về chiều. Khoảng 9 giờ đêm, một chiếc tàu cắm cờ chữ thập ra tới Colin. Những người sống sót, những người bị thương, cùng thi thể Trần Văn Phương, Võ Văn Tứ, được đưa lên Sinh Tồn Lớn. Hai liệt sỹ được an táng trên đảo.
Khi ấy không ai biết rõ bao nhiêu người lính đã chết. Thủy thủ đoàn 604 đi 22 người, sống sót 5; tổng cộng có 11 người bị thương; ngoài Tứ và Phương, còn hơn 70 người mất tích.
Bài II: Những Năm Sau Đó
................................................
Gần trưa, tàu Trung Quốc rút ra khá xa. Năm tên lính đứng lại trên bãi đá cũng được xuồng máy đưa về. Phía xa, tàu 605 bị nghiêng, 505 vẫn bốc khói. Giữa trưa, có hai máy bay bay qua rất cao.
Chiếc thuyền nhôm thủng nhiều chỗ. Khi Thảo quay lại, thi thể anh Phương vẫn để bên ngoài xuồng. Thảo nói, bằng mọi giá phải đưa Phương về cùng, rồi kêu anh em xé vải nút những lỗ thủng, tát nước, đặt xác Phương và những người bị thương lên xuồng. Có vài người lính công binh không biết bơi, Thảo đề nghị họ lên ngồi, chèo; những người biết bơi bám mạn xuồng đẩy, đi về phía tàu HQ-505.
Bơi xuồng chừng một giờ thì phía sau xa có một người đang bơi. Thảo leo lên xuồng nhìn rồi cương quyết đưa xuồng quay lại. Người được vớt tên là Hưng, thợ máy tàu 604. Cùng lúc, những người lính trên tàu 505 nhìn thấy; một xuồng máy được thả xuống, thủy 505 ra dìu nhóm Thảo vào tàu.
Trước đó, tàu 505 đã đâm lên bãi đá cạn Colin. HQ-505 trở thành cột mốc chủ quyền của Việt Nam trên đảo. Lúc đó trời đã về chiều. Khoảng 9 giờ đêm, một chiếc tàu cắm cờ chữ thập ra tới Colin. Những người sống sót, những người bị thương, cùng thi thể Trần Văn Phương, Võ Văn Tứ, được đưa lên Sinh Tồn Lớn. Hai liệt sỹ được an táng trên đảo.
Khi ấy không ai biết rõ bao nhiêu người lính đã chết. Thủy thủ đoàn 604 đi 22 người, sống sót 5; tổng cộng có 11 người bị thương; ngoài Tứ và Phương, còn hơn 70 người mất tích.
Bài II: Những Năm Sau Đó
................................................
[1] Đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá Việt Nam tuyên bố chủ quyền như Chữ Thập (20-1-1988), Châu Viên (18-2-1988), Ga Ven (26-2), Kennan (28-2).
Cùng lúc, Hải quân Việt Nam cũng đưa vũ
khí, khí tài ra đóng giữ tại các đảo đá Tiên Nữ (26-1), Đá Lát (5-2), Đá Lớn (6-2), Đá Đông (18-2), Tốc Tan (27-2), Núi Le
(2-3). Trên đường tiếp tế cho các căn cứ ở Trường Sa, Gạc Ma, CôLin và Len Đao có vị trí như một tiền đồn. Đôi bên đều có tham vọng
chiếm giữ ba bãi đá đó. Đầu tháng 3-1988, Trung
Quốc đưa 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải... ra hoạt động thường xuyên. Hải quân Việt Nam cũng đẩy nhanh Chiến dịch "Chủ quyền 88".
[2] Nay là đại tá, Phó chỉ huy trưởng tỉnh đội Thanh Hóa.
[2] Nay là đại tá, Phó chỉ huy trưởng tỉnh đội Thanh Hóa.
0 comments:
Đăng nhận xét