DienDanCTM
Hoàng Thuyên chuyển ngữ
Theo Tạp chí Time
Đây là một việc có tính chất quan trọng trong một xứ mà thống
kê được bóp nắn và các bước kinh tế được toan tính trước. Jiang Jianqing, chủ tịch
Ngân Hàng Công Nghiệp và Thương Mại Trung Quốc, là công ty tài chính lớn nhất tại
Trung Quốc, thừa nhận là chương trình kích cầu khổng lồ của nhà nước nhằm để đối
phó với tình trạng kinh tế trì trệ sẽ có hệ quả là nợ xấu gia tăng. Thật vậy,
khi mà Bắc Kinh bảo “Cho vay” thì các ngân hàng nhà nước hỏi “Bao nhiêu?” ngay
cả khi người vay không có khả năng chi trả. Các ngân hàng lớn của Trung Quốc xóa số nợ xấu trong năm 2013 gấp đôi năm 2012.
Trung Quốc bơm tín dụng ra thị trường lẹ hơn các quốc gia
khác. Vấn đề ở chỗ là phần lớn số tín dụng đó đổ vào các dự án đầu tư quốc
doanh đáng ngờ (đường rầy xe lửa và các khu chung cư không cần đến) hơn là các
công ty tư nhân có hiệu năng sản xuất. Cách đây 5 năm chỉ cần có một đô la nợ để
làm ra một đô la phát triển kinh tế tại Trung Quốc. Ngày hôm nay phải cần đến bốn
đô la nợ để làm ra một đô la phát triển. Đây là những con số gây sốt dựa theo bất
cứ tiêu chuẩn nào.
Một cơn khủng khoảng tài chính tại Trung Quốc không giống
như tại Hoa Kỳ. Một lý do là nợ Trung Quốc hầu như của Trung Quốc. Một khối lượng
lớn nợ là của khu vự quốc doanh, và chính quyền trung ương hiện có 4 ngàn tỉ đô
la dự trữ, có thể bảo lãnh các công ty bất cứ lúc nào. Và họ đã làm như thế hơn
20 lần trong vòng hai năm qua, một dấu hiệu cho thấy cơn khủng hoảng đang nung nấu.
Tuy Trung Quốc có thể bảo lãnh các công ty vỡ nợ, điều đó cũng có nghĩa là nuôi
dưỡng cơn khủng hoảng nợ nần. Việc này về lâu về dài chỉ làm mọi thứ tệ hại
hơn, từ tác hại tinh thần cho đến kinh tế phát triển chậm, có thể thấp xuống
còn có 5% năm nay, so với tỷ lệ phát triển ở con số đôi cách đây vài năm. Tệ
hơn nữa, Trung Quốc viện dẫn con số thấp để không giữ lời hứa cải tổ nền kinh tế.
Bắc Kinh hiện có dự tính tiếp tục kích cầu để giữ tỷ lệ phát triển khoảng 7% nhằm
tỷ lệ thất nghiệp dưới mức nguy hiểm. Lãnh đạo Trung Quốc lo sợ khối quần chúng
thất nghiệp kéo xuống đường tạo bất ổn.
Vấn đề là lập luận cho rằng cần nhiều nợ hơn để giữ tỷ lệ thất
nghiệp thấp không còn vững nữa. Cứ mỗi một phần trăm phát triển kinh tế tạo ra
1,7 triệu công ăn việc làm. Ngoài ra, số người trẻ gia nhập vào lượng lao động
cũng ít hơn vì dân số già nua đi. Có nghĩa là tỷ lệ phát triển 5% có thể giữ
kinh tế Trung Quốc ổn định. Thế thì tại sao lại không làm gì hơn nữa để xì quả
bóng nợ và thay đổi mô hình kinh tế? Lý do là giai cấp thống trị về chính trị
và kinh tế không có động lực làm thay đổi một hệ thống giúp họ trở nên vô cùng
giàu có.
Trong khi Bắc Kinh để cho công ty nhỏ như Chaori vỡ nợ và
phá sản để thuyết phục mọi người là chính quyền đang đối đầu với vấn đề nợ, thì
các công ty quốc doanh và chính quyền địa phương vẫn còn quá lớn để phá sản. Điều
này sẽ khiến cho Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn để bước qua giai đoạn kế tiếp
của phát triển kinh tế. Khi chiếm tới một phần ba phát triển toàn cầu, tác động
của Trung Quốc sẽ là trì trệ hay có lợi cho kinh tế toàn cầu? Kể từ khi Trung
Quốc chuyển sang kinh tế tư bản cách đây 30 năm, câu trả lời mờ ảo như bầu
không khí ở Bắc Kinh.
Hoàng Thuyên chuyển ngữ
Nguồn: Tạp chí Time, 21 tháng Tư, 2014
0 comments:
Đăng nhận xét