Chân Như, phóng viên RFA
Nhà
đấu tranh và blogger Nguyễn Tường Thụy vừa đặt chân đến thủ đô Washington D.C.
Hoa Kỳ để tham dự các hoạt động điều trần và vận động cho một nền báo chí độc
lập trong nước. Chân Như phỏng vấn ông ngay tại sân bay Dulles, Washington
DC.
Chân Như: Xin chúc mừng ông đã đặt
chân đến Hoa Kỳ. Không biết là ông có cảm giác như thế nào?
Blogger Nguyễn Tường Thụy: Rất là bất ngờ. Khi tôi đặt chân xuống sân bay Dulles, tôi cứ
nghĩ như là giấc mơ. Tôi cũng không nghĩ là niềm mong muốn gặp được các bạn mà đã từng quen biết ở trên mạng hoặc qua trao đổi thư từ với nhau lại thành sự thật. Đây cũng là niềm tự hào, vinh dự của tôi khi được đặt chân đến thủ đô của nước Mỹ.
nghĩ như là giấc mơ. Tôi cũng không nghĩ là niềm mong muốn gặp được các bạn mà đã từng quen biết ở trên mạng hoặc qua trao đổi thư từ với nhau lại thành sự thật. Đây cũng là niềm tự hào, vinh dự của tôi khi được đặt chân đến thủ đô của nước Mỹ.
Chân Như: Ông có thể chia sẻ đôi chút
về việc làm thế nào mà có thể đến được Hoa Kỳ vì có một số bloggers khác đã bị
chặn ở ngoài phi trường rồi. Đặc biệt, ông là một blogger có tiếng ở Việt Nam.
Phóng
viên Chân Như, RFA chụp cùng blogger Nguyễn Tường Thụy tại sân bay Dulles hôm
25/4/2014 - RFA
photo
|
logger Nguyễn Tường Thụy: Có lần trao đổi với bạn Hồng Thuận, chú cháu trao đổi với nhau qua
tin chat hoặc qua điện thoại thì tôi có nói chỉ có điều kỳ diệu thì tôi mới có
thể đặt chân đến Washington
vào dịp này.
Chân Như: Có ý kiến cho rằng vì vấn đề
tế nhị của đối ngoại ở Việt Nam
nên phía chính quyền mới cho các bloggers sang đến Mỹ. Ông nghĩ sao?
Blogger Nguyễn Tường Thụy: Theo tôi, quan hệ giữa hai nước là quan hệ tế nhị là đương nhiên
rồi; nhưng nếu vì quan hệ ấy mà tạo điều kiện cho các bloggers tự do đi bất kể
nơi nào thì điều đó chưa chắc. Bằng chứng tôi chỉ
là người thứ sáu đặt chân đến Washington trong dịp này. Tôi được biết trước đấy còn một số người đã bị chính phủ nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng ngăn chặn không cho xuất cảnh ở tại sân bay. Chẳng hạn như Ana Huyền Trang, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng. Với anh Phạm Chí Dũng, tôi biết anh cũng là đối tượng được mời nhưng anh đã bị giữ hộ chiếu từ đợt trước khi anh được mời sang Thụy Sĩ nên trong đợt này anh không xuất cảnh được. Như vậy tỉ lệ sang được có nhỉnh hơn hơn tỉ lệ ở lại một chút.
là người thứ sáu đặt chân đến Washington trong dịp này. Tôi được biết trước đấy còn một số người đã bị chính phủ nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng ngăn chặn không cho xuất cảnh ở tại sân bay. Chẳng hạn như Ana Huyền Trang, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng. Với anh Phạm Chí Dũng, tôi biết anh cũng là đối tượng được mời nhưng anh đã bị giữ hộ chiếu từ đợt trước khi anh được mời sang Thụy Sĩ nên trong đợt này anh không xuất cảnh được. Như vậy tỉ lệ sang được có nhỉnh hơn hơn tỉ lệ ở lại một chút.
Chân Như: Ông nghĩ sao về việc chính
quyền Việt Nam
thả một số các tù nhân lương tâm trước thời hạn?
Blogger Nguyễn Tường Thụy: Điều này chỉ có nhà nước Việt nam và chính phủ Mỹ có thể giải thích
được thôi. Còn đánh giá hoặc nhận định tình hình thì cũng chỉ là phán đoán mò,
nên tôi không tiện nhận định về vấn đề. Tất nhiên là chúng tôi có thể suy nghĩ
, đánh giá được nhưng mà về cơ sở chúng tôi không có. Là một người làm báo, là
một người viết thì chúng tôi rất sợ những gì không có cơ sở.
Chân Như: Hẳn nhiên ông đã có chuẩn bị
cho mình để ra điều trần trước Quốc hội vào tuần tới. Vậy ông có thể chia sẻ
đôi chút về thông điệp chính mà ông sẽ trình bày với Quốc hội là gì?
Blogger Nguyễn Tường Thụy: Theo tinh thần nội dung lời mời của hai dân biểu Hoa Kỳ là bà
Loretta Sanchez và bà Zoe Lofgren thì chủ yếu là về nhân quyền và tự do báo chí
ở Việt Nam.
Chân Như: Và câu hỏi cuối là ông đã
chuẩn bị tinh thần để trở về Việt Nam sau buổi điều trần này chưa?
Blogger Nguyễn tường Thụy: Tôi đã sẵn sàng từ lâu, sẵn sàng qua Washington từ rất lâu. Sẵn sàng cho đến khi
từ Washington
đặt chân lên Hà Nội cũng từ rất lâu rồi.
Chân Như: Xin cám ơn ông đã dành cho đài ACTD cuộc phỏng vấn hôm nay.
0 comments:
Đăng nhận xét