Ba mươi chín năm nhìn lại: một vũng lầy chính trị, văn học.

Nguyễn Quang

Tôi ngồi nơi cổng sau Dinh Độc lập, phía công viên Tao Đàn nhìn thẳng vào hậu cung của Dinh Thống Nhất ngày nay. Ngay cổng vào có hộp đèn chớp sáng giới thiệu ‘Cà Phê 30/4’ khi ráng chiều cố giữ lại và khuất dần bên sau những cây cổ thụ của công viên Tao Đàn cũng như quanh Dinh.

Giống như toàn cảnh của Dinh Gia Long, Dinh Độc Lập cũng biến thành bãi giữ xe trước sau, tôi gởi xe đi bộ và tận mắt xem có đúng vậy không vì thế gian có lắm chuyện mắt thấy tai nghe vẫn cứ nhầm như thanh đũa trong ly nước vẫn tưởng là gãy nhưng hãy còn nguyên. Chuyện trai gái ôm nhau dưới ánh đèn nửa tối sáng là chuyện thường tình, đặc biệt nơi đây gồm những người lớn tuổi nhiều hơn… chúng ta cũng dễ hiểu và thông cảm vì sau Dinh vốn ngày xưa có chuồng ngựa… nhảy như ngựa.

Từ khi Dinh mở cửa cho khách thăm quan, tôi đã vào trong Dinh nhiều lần lúc có mùi ẩm mốc rất
khó chịu đến sạch hơn một tí, vài cái đàn dương cầm mang vứt ra phía trước và nghe nói một số đã bị bổ ra làm củi đốt dù nay có đỡ hơn nhưng vẫn còn đó sự mất mát trong việc bảo tồn và chuyện cô tiếp viên quảng bá Ông Thiệu có đến ba bà vợ theo lời giải thích của người nữ này với khách thăm quan vì lý do đơn giản trong phòng làm việc của Ông Tổng Thống có đến ba cái điện thoại… ai cũng cười khi được nghe suy diễn rất trẻ con như thế, dù không hài lòng nhưng vẫn là chuyện trong ý nghĩ mọi người cãi mà làm chi ‘cộng sản họ muốn nói gì thì nói xưa nay là vậy…’

Cảnh trong ngoài Dinh cũng là chuyện của đất nước này, khi thiết kế Dinh Độc Lập, vị Kiến trúc sư đã vẽ lên linh hồn cho tòa nhà, đó là triết lý sống cho Dinh trong ý nghĩa của từng viên gạch, cánh cửa mái hiên… Nó cũng đòi hỏi người bảo tồn được học biết triết lý ấy, đàng này những gì xảy ra thành quán cà phê ôm và nhiều dịch vụ khác như một tầm nhìn của người lãnh đạo.

Đất nước này toàn cảnh chung cũng trong cách thức ấy, từ việc bắt các binh sĩ của miền Nam vào các trại tập trung đày đọa trả thù cho đến chết, ba mươi chín năm với đường xe lửa Bắc Nam vẫn còn nguyên như dưới thời người Pháp để lại. Đặc biệt có xây dựng đường dây điện cao thế Bắc Nam nhưng được gọi là ‘công trình ngu nhất thế kỷ’. Và thảm hại vô cùng cho người dân qua việc xây nhà máy lọc dầu Dung Quất một công trình hoàn toàn duy ý chí. Dầu khai thác một nơi lọc một nẻo, tiền vận chuyển sẽ tính vào đâu! Hệ thống hạ tầng đường sá có sửa chữa và xây dựng mới nhưng nội dung bên trong thật thảm họa thay vì cốt thép hoặc bị ăn bớt thay vào chất lượng kém hơn hay toàn cốt tre.

Từ hạ tầng đến thượng tầng kiến trúc với một mạng lưới thư viện đồ sộ của cả nước từ trước 1975 do những người miền Nam để lại hoàn toàn bị ngưng trệ, phá sản. Có nơi còn dự định mang bán đấu giá làm siêu thị hay nhà cửa của các viên chức thư viện đã chiếm gần hết khuôn viên chung quanh. Một thời trước 75 tại miền Nam việc đến thư viện là niềm vui, hãnh diện biết bao vì tôi đến đó để khám phá học hỏi những tinh hoa của nhân loại nay không còn nữa!

Tất cả cũng nằm trong hệ lụy như người quản lý Dinh, không có tầm nhìn chuyên môn trong phạm vi của mình, điều này trách nhiệm trước hết từ những nhà lãnh đạo, xin được hỏi những lãnh tụ cộng sản Việt Nam chỉ riêng mấy ông Tổng Bí thư có mấy Cụ đã vào thư viện, nhưng mang bảo vật trống đồng về nhà như ông Lê Khả Phiêu đã xảy ra, còn tại miền Nam với Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu không những là một nhà quản thủ thư viện nhưng còn là một con mọt sách. Sự vắng bóng và xa rời thư viện nói lên việc hiện đại hóa đất nước trong những thập kỷ tới hãy còn đầy nhiêu khê và càng bế tắc. Song nếu có ai cảnh báo về thư viện tức thời lại hô hào dân chúng đến thư viện tấp nập. Vấn đề là quản lý thư viện trong sự liên kết toàn cầu hóa ngày nay đòi hỏi người quản lý thư viện phải có trình độ với cách nhìn tổng thể mới vận hành cả bộ máy trí tuệ nhằm biến đổi trong dân để phát triển. Càng quản lý giỏi thư viện ngày nay càng ít người đến thư viện nhưng vai trò thiết yếu của thư viện như mạch sống trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh mẽ. 

Một Giáo sư Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn khi được một phóng viên hỏi về thư viện nhà trường… ông cũng không biết nó nằm ở đâu, hay nó nằm trên một địa chỉ website mà giáo sư không biết… Điều đó nói lên sự bi đát của trí tuệ VN hiện tại, công việc của ngưới trí thức là sao chép không phải làm chuyện nghiên cứu tham khảo nên không cần nghĩ đến thư viện và đến đó mượn được cuốn sách với biết bao rắc rối về thủ tục hơn là đến một quán truy cập internet. Học sinh Sài Gòn ngày nay, sinh viên cũng vậy rất ít biết thư viện Quốc Gia nằm ở đâu và Tòa án tọa lạc kế cận vẫn dễ sa chân với giới trẻ thành Hồ hơn là đến thư viện Quốc gia… các điểm truy cập net luôn đông nghẹt người chính yếu là chơi games online: đó là trí tuệ Việt Nam hôm nay!

Ba mươi chín năm khi mới thống nhất đất nước với những người dân miền Nam có những cơ sở kinh tế kinh doanh bị chụp mũ là tư sản mại bản. Nạn nhân bị tịch thu tài sản và phải vào các trại cải tạo với những bản án thật cao mười lăm, hai mươi năm. Một sự giàu có so với ngày nay qua những tước đoạt của dân oan gấp bội lần và ai cũng rõ thế nào là tư bản đỏ qua hình ảnh ‘cướp ngày là quan’ từ Hà Nội đến Dương Nội, rồi tại tiệm vàng Hoàng Mai, Bà Chiểu.

Những ai đến VN hôm nay so với hình ảnh thời bao cấp sẽ những tưởng như một quốc gia đang phát triển mạnh nhưng thật sự chỉ nhờ vào tiền của Việt kiều từ nước ngoài gởi về nghĩa là xét cho cùng không có cây gậy dẫn đường về kinh tế cũng như trên bình diện chính trị, không ngoài cái ‘học thuyết ăn mày’ từ thời chiến tranh đến hòa bình.

Những lãnh tụ cấp trung ương Cộng sản VN không phải không biết điều này, họ rất rành, nhưng cũng giống như người Quản thủ bảo tồn Dinh, nếu ông ta nói thật nên giao cho người có khả năng am hiểu vấn đề hơn để duy trì cái triết lý như ngay từ đầu Nhà kiến trúc sư đã phác họa, chứ đừng nói tìm người có khả năng đưa ra một triết lý mới để dẫn đường. Chủ nghĩa Cộng sản theo nhận xét của nhiều người là không tưởng, nhưng nếu họ làm được điều này thì quả là họ không còn không tưởng. Và chắc chắn khi làm được như vậy chủ nghĩa cộng sản sẽ tiêu tan trong đó có quyền lợi của những con người bảo thủ này như một một thứ làm trì trệ tiến hóa của con người không còn nữa. Cho nên họ vẫn cứ bám vào Mác Lê còn hơn là đánh mất nó. Công an khi làm việc đã hỏi tôi ‘tại sao anh đặt tên cho một tác phẩm là Biển Đỏ?’. Tôi đã trả lời vì trong năm mươi năm qua các anh lãnh đạo mà không có cây gậy dẫn đường, còn Ông Moise có cây trượng khi dẫn dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ. Quả thật những người cộng sản Việt Nam đến cái que cũng không có xin đừng nói chuyện gậy!

Kết luận, xét đến tận cùng Hà Nội đang trong bế tắc và ngày càng luống sâu trong tầm tay quyền lực của Trung Quốc để tồn tại, hơn lúc nào hết những người yêu chuộng tự do trong và ngoài nước nắm được lá cờ chính nghĩa truyền thống bất khuất của Dân tộc trước con ‘siêu vi’ Đại Hán đang sắp thành di căn trong toàn cơ thân hình chữ S. Người dân đã sáng trên chính nghĩa nhưng những người lãnh đạo, nhân sĩ, trí thức… thực lòng với quê hương dân tộc rất hiếm, thương bằng ngôn từ thì nhiều còn thật sự không mấy ai dấn thân vì công lý và hòa bình.

Tất cả chúng ta đều là người Việt. Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, không có hòa hợp hòa giải gì hết, trong quá khứ chỉ toàn những trò lừa bịp nhau. Ngón nào cứ ra ngón đó. Cái ngón có cốt quỷ người dân sẽ loại bỏ. Nếu anh thật sự làm tốt cho dân không bán nước, không tham ô nhũng lạm dân sẽ bầu cho anh. Đừng nhân danh học thuyết này nọ mà giết nhau… Như Ông Bà Will Durant đã viết ‘Nhân loại khôn hơn mỗi người’. Xin được diễn dịch nhiều người khôn hơn một người, cả dân tộc khôn hơn nhiều người và nhân loại khôn hơn các dân tộc… Chúng ta là người Việt Nam hãy cùng nhau thực hiện bầu cử tự do, công bằng qua sự chọn lựa của mỗi công dân dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc và sự hiện diện đầy đủ của các phóng viên trong ngoài nước. Công an, Quân đội vẫn còn đó, sau bầu cử xong cũng không ai bắt các anh vào trại tập trung, nhưng chỉ khác quay về phục vụ người dân, không phục vụ một đảng phái nào hết, đảng phái bè nhóm chỉ là nhất thời! Dân tộc Việt Nam mới trường tồn mãi mãi! Dân vạn đại, các bạn ơi!

Nguyễn Quang
*Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, thiết kế Dinh Độc Lập
Tác giả gửi đến DienDanCTM

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More