Hội Thảo Về Tự Do Báo Chí Ngày 1/5/2014


Thông cáo báo chí
Ngày 30 tháng 4 năm 2014

Cuộc điều trần ngày 29 tháng 4 diễn ra với sự quan tâm và bảo trợ từ phía Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm cùng thúc đẩy cho một nền báo chí độc lập tại Việt Nam. Với sự hiện diện của các dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren và Alan Lowenthal phái đoàn các nhà hoạt động đã nêu lên 
thực trạng hiện nay và những quan ngại về tự do báo chí tại Việt Nam, từ đó họ đã đưa ra lời kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ cùng lên tiếng với người dân Việt Nam, cụ thể qua một Nghị Quyết về tự do báo chí tại Việt Nam. Phái đoàn gồm có các bloggers Nguyễn Tường Thụy, Tô Oanh, Nguyễn Đình Hà, Lê Thanh Tùng, Ngô Nhật Đăng và nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi.

Trong dịp này ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch đảng Việt Tân kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ quan tâm đến các bloggers trong tù như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân, Đặng Xuân Diệu và nhiều tù nhân lương tâm khác. Bên cạnh đó ông Bob Dietz của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists) cũng đề nghị Hoa Kỳ tận dụng đàm phán Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để áp lực Hà Nội cải thiện tự do báo chí. Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do, bà Libby Liu nhắc đến tình hình Việt Nam như một trường hợp đầy thử thách, nhưng có hy vọng.

Mặc dù bị cấm xuất cảnh nhưng blogger Nguyễn Lân Thắng và phóng viên Anna Huyền Trang cũng đã cất tiếng nói trước Quốc Hội Hoa Kỳ qua đoạn YouTube chiếu trong buổi điều trần.

Sau buổi điều trần phái đoàn đã được tiếp xúc riêng với dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện. Tại cuộc gặp này, phái đoàn cũng đã đưa một số kiến nghị tới Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện, trong đó có Nghị Quyết về tự do báo chí.

Tuần lễ trước đó phái đoàn đã có 15 cuộc tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc, các công ty internet, và NGOs bao gồm: tổ chức Freedom House, Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Global Network Initiative, Luật sư đoàn Hoa Kỳ, Freedom Now, Internews. Tại New York phái đoàn đã tham dự một buổi thảo luận bàn tròn của các NGOs chuyên về tự do Internet; trao đổi với nhiều bộ phận của công ty Google; gặp gỡ văn phòng đặc trách Đông Nam Á của Liên Hiệp Quốc; và tiếp xúc với Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả. Tại các cuộc gặp, phái đoàn đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ và những cam kết hỗ trợ nhằm thúc đẩy tình hình nhân quyền nói chung và tự do báo chí nói riêng.

Trong thời gian còn lại của chuyến vận động, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện để phái đoàn tiếp xúc với các dân biểu và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Đặc biệt, để đánh dấu Ngày Tự Do Báo Chí 2014, xin mời quý vị cùng tham dự buổi hội thảo về tự do báo chí tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 5 tại Đài Á Châu Tự Do, 2025 M Street, suite 300, Washington DC 20036 lúc 12 giờ trưa.

Xin quý vị ghi danh tại đây.

Trân trọng,
Access
Electronic Frontier Foundation
Radio Free Asia (Đài Á Châu Tự Do)
Reporters Without Borders (Phóng Viên Không Biên Giới)
Việt Tân
Liên lạc: Trinh Nguyễn (+1.202.596.7951trinhnguyen@viettan.org)


Tiểu sử phái đoàn
bloggers và nhà báo độc lập đến từ Việt Nam



Tô Oanh
Tô Oanh là giáo viên Trung học phổ thông đã nghỉ hưu. Tuy không phải là nhà báo, nhưng từ

năm 1972, ông rất tích cực viết bài qua các bút danh là Tô Oanh và Trần Tử Hà. Các tờ báo quốc doanh ông từng cộng tác bao gồm: Người Giáo Viên Nhân Dân, Báo Hà Bắc, Tiền phong, Nhân Dân. Đến năm 2007, ông bắt đầu viết cho các báo mạng và lập blog cá nhân để phản ảnh những bất công và tiêu cực xã hội. Ông đã từng bị ngành an ninh sách nhiễu 17 ngày về nội dung đã chuyển tải trên các bài báo mạng ở các trang như diendan, vietcatholic, boxitv… Ông cũng là một người ít khi nào vắng mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội mặc dù nhà ông ở tại Bắc Giang.

Nguyễn  Tường Thụy

Nguyễn Tường Thụy là một cựu chiến binh, một nhà thơ, nhà văn. Trước những bất công trong xã hội Việt Nam hiện nay, ông đã dùng ngòi bút của mình để lên án tội ác, sự dối trá, cũng như bênh vực những người dân oan thấp cổ bé miệng. Trang blog của ông trở thành nổi tiếng qua những bài viết chống tiêu cực, phản ảnh thực trạng xã hội, và đưa những sự kiện nóng trong nước. Đây là một trong những trang blog có lượng truy cập lớn và được chia sẻ nhiều nhất trong các blog chính trị tại Việt Nam. Vì lý do đó, trang blog của ông thường xuyên bị tấn công và liên tục bị đánh sập. Bản thân ông cũng từng bị đàn áp, bắt giữ và thẩm vấn nhiều lần. Ngoài việc dùng ngòi bút của mình, ông còn tham gia vào nhiều sinh hoạt vận động cho nhân quyền và hỗ trợ các nhà tranh đấu khác. Ông là thành viên của các tổ chức dân sự như: Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Anh Em Dân Chủ, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, và Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Lê Thanh Tùng
Lê Thanh Tùng tốt nghiệp Cử nhân Kinh Tế. Ổng đã từng làm việc tại những công ty lớn như

Kuehne - Nagel, Linfox, Bunge. Vì chứng kiến những cảnh đau lòng về người nghèo, người bị bỏ rơi, người dân oan, những bất công của xã hội của tôn giáo, và vấn đề vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam... mà ông đã dấn thân tham gia vào các hoạt động truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT). Ông cũng là thành viên của Văn phòng Công Lý & Hòa Bình trực thuộc Truyền Thông DCCT, là nơi luôn sẵn sàng giúp đỡ và bênh vực dân oan, người bị bỏ rơi do các chính sách bất minh của xã hội. Với những việc làm nêu trên mà ông đã bị nhà cầm quyền thông qua lực lượng công an luôn tìm mọi cách sách nhiễu. Cụ thể là ông bị mất việc vào cuối năm 2012 sau khi 5 viên an ninh trực tiếp xông vào công ty nơi ông làm việc để bắt ông đem về đồn tra khảo.

Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi
Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi, là diễn viên, đạo diễn, tác giả sân khấu và điện ảnh. Bà có

hơn 20 năm làm công tác giảng dạy diễn viên sân khấu và điện ảnh. Bà hoạt động trong lãnh vực nghệ thuât suốt năm mươi năm nay. Khi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao bằng khen, bà đã phản đối ông bằng cách từ chối khai báo thành tích để nhận bằng khen, vì tình trạng tham nhũng và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Cư dân mạng thường thấy những  bài viết chống tiêu cực của bà. Bà cũng miệt mài phanh phui các tiêu cực xã hội lên trang facebook để chia sẻ với cộng đồng mạng về thực trạng đất nước. Bà là khuôn mặt quen thuộc trong những cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc và đòi công lý cho dân oan.

Nguyễn Đình Hà
Nguyễn Đình Hà là một nhà hoạt động trẻ và là thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam.
Bắt đầu từ tháng 12 năm 2007 đến nay, anh đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng gây hấn Việt Nam tại Hà Nội. Đầu năm 2008, anh đăng ký gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam. Anh sử dụng trang Facebook và Wordpress của mình để truyền dẫn những tin tức, bình luận về đời sống tại Việt Nam và tình hình thế giới. Anh đã từng tham gia vận động các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội nhằm kiến nghị Chính quyền Việt nam bãi bỏ điều 258 Bộ luật hình sự - 1 điều luật vi phạm nhân quyền, trái hiến pháp trong tiến trình Việt Nam vận động tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 2013. Vì vậy, anh nhiều lần bị nhân viên an ninh theo dõi, ngăn chặn vô lý trong các hoạt động thường nhật, cũng như việc dụng các quyền cơ bản của mình.

Ngô Nhật Đăng
Ngô Nhật Đăng là một cựu chiến binh từng tham gia quân đội trong cuộc chiến tranh biên giới
Việt - Trung khi đang là sinh viên một trường đại học. Ông cũng viết nhiều bài báo gây tiếng vang về cuộc chiến này trên BBC đồng thời cũng là một facebooker được chú ý trong cộng đồng vì dám viết về sự thật, về hậu trường của chính trị Việt Nam một cách thẳng thắn. Là một người hăng hái trong các phong trào đấu tranh đòi dân chủ trong nước, ông cũng là một thành viên trong Mạng lưới blogger Việt Nam, Nhóm phản đối điều 258,... Ông từng bị an ninh bắt và thẩm vấn nhiều lần khi tham gia các cuộc biểu tình.

Các diễn giả bị cấm xuất cảnh

Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng tốt nghiệp Tiến sĐiều phối viên, Chương trình Châu Á của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà
Báo Quốc Tế)ĩ Kinh tế. Ông đồng thời cũng là một nhà báo và nhà nghiên cứu với nhiều bài viết đăng trên những cơ quan truyền thông lớn như đài BBC, đài Tiếng nói Hoa Kỳ, đài Á Châu Tự do và đài Quốc Tế Pháp. Ông Dũng bắt đầu sự nghiệp văn học năm 1986 và được biết đến với những bài viết và bình luận chính trị sâu sắc. Nổi bật với quá trình điều tra và truy cứu về tệ nạn tham nhũng và vấn nạn thiếu tự do báo chí, ông đã bị quản chế năm tháng vào tháng 7 năm 2012 với tội danh cấu kết với “ các thế lực thù địch”. Là một đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản trong 20 năm, ông đã được dư luận đặc biệt chú ý kể từ khi ông công khai tuyên bố rời bỏ Đảng hồi tháng 12 năm 2013. Trong tuyên bố ông kêu gọi lập hệ thống chính trị đa đảng.

Nguyễn Lân Thắng
Nguyễn Lân Thắng là một kỹ sư xây dựng. Mặc dù sinh trưởng trong một gia đình trí thức nổi
tiếng có nhiều người có vị trí cao trong hệ thống chính trị hiện tại, nhưng ông lại là một nhà “bất đồng chính kiến" được nhiều người biết đến. Trang mạng xã hội cá nhân của ông (facebook) là một trong những trang được truy cập hàng đầu tại Việt Nam. Ông có mặt trong hầu hết trong các sinh hoạt đấu tranh cho nhân quyền và các nhóm xã hội dân sự tại Việt nam như : NoU, Mạng Lưới Blogger Việt Nam,… Là một phóng viên tự do cho nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, ông thường đưa tin về những người dân oan khiếu kiện, các cuộc biểu tình phản đối Trung quốc xâm lược và những phiên tòa xử các nhà hoạt động nhân quyền. Ông cũng từng tham gia và nói chuyện tại những cuộc hội thảo quốc tế về xã hội dân sự và quyền con người. Ông đã nhiều lần bị bắt giữ, giam cầm, đánh đập, hạ nhục, và gần đây nhất bị cấm xuất cảnh khi trên đường tham dự cuộc vận động báo chí độc lập tại Washington, D.C.

Nguyễn Thị Huyền Trang
 
Nguyễn Thị Huyền Trang là một phóng viên tự do, sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương
nhân. Trước khi trở thành một phóng viên tự do, cô đã từng là nhân viên kinh doanh và nhân viên xã hội. Với ước mơ dấn thân cho người nghèo, những người bị bỏ rơi cô đã cộng tác trong sứ vụ truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế với tôn chỉ truyền thông đúng sự thật. Cô tham gia đưa tin nhiều phiên tòa xét xử những nhà bất đồng chính kiến, dân oan, tù nhân lương tâm, đàn áp tôn giáo, người dân bị hành hung... Và, cô là người dẫn chương trình cho chương trình thời sự và bình luận các sự kiện mà các cơ quan báo chí trong nước không đưa tin, hoặc nếu đưa thì sai sự thật. Cô đã từng bị câu lưu trái phép, đánh đập, lăng mạ... trong khi tác nghiệp. Gần đây nhất là cô bị cấm xuất cảnh trên đường tham dự cuộc vận động tự do Báo chí cho Việt Nam tại Washington, D.C.


DienDanCTM

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More