Thảm trạng giáo dục Việt Nam

Cảnh các phụ huynh chờ ghi danh cho con
Nguyễn Quang

Ngay từ bây giờ, vấn đề không còn là chuyện chủ nghĩa Mác đã chuyển biến đất nước được những gì nhưng hãy xem học thuyết này đã biến đổi tha hóa dân tộc này đi về đâu. Ở đây và bây giờ theo quy luật duy vật biện chứng ‘xét hiện tượng mà biết bản chất’ trên lãnh vực giáo dục.

Vào mẫu giáo khó hơn vào đại học!

Tại Việt Nam thật là căng thẳng đối với các bậc phụ huynh trong cuộc chạy đua vào các trường mầm non công lập mà vốn theo tuyên truyền dưới chế độ CS ‘của cải sẽ như không khí, con em được nhà nước chu cấp ăn học không mất tiền bạc’ ?! Thực tế chỉ có tại Việt Nam mới dùng từ ‘Tuyển sinh Mầm non’. Các báo đều ghi ‘Các trường mầm non
ở Hà Nội bắt đầu mở cửa tuyển sinh cho năm học mới, nhưng “cuộc đua” ghi tên vào học đã được các bậc phụ huynh khởi động trước cả tuần lễ.’

Quý phụ huynh cũng phụ họa ‘năm nay chỉ tiêu tuyển sinh của trường Mầm non đã vượt quá chỉ tiêu, nhiều người đăng ký học cho 2, 3 cháu…’ Nhiều người còn đùa ‘Đó là đã kế hoạch chặn đứng sinh sản thường xuyên…’ Nhiều gia đình bận công ăn việc làm nên phải thuê người xếp hàng hay quá ngao ngán cảnh trắng đêm chờ đợi lấy số thứ tự nên đành bấm bụng xin cho con học ở trường tư thục. Nhưng đó là những nhà có điều kiện. Còn đa số công nhân viên, dân lao động không có tiền cho con học ở trường tư thục học phí mỗi tháng trên 2 triệu, gấp mấy lần trường công…Thế thì còn đâu nữa để gia đình sống qua bữa!

Cả nhà đi xếp hàng, chuyện thi cử ngày nay với các sĩ tử mầm non đến cả bố mẹ phải lều chõng, một phụ huynh thuật lại ‘Bà nội ra xếp hàng từ 15 giờ chiều ngày hôm trước, đến 19 giờ tối thì mẹ cháu thay ca cho bà về tắm giặt ăn nghỉ. Mẹ cháu “trực” đến 23 giờ 30 phút thì đến lượt cháu ra điểm danh và chờ đến 3 giờ sáng sẽ có ông nội ra thay cho về ngủ đến sáng. Bảy giờ sáng hôm sau, mẹ cháu lại ra thay cho ông nội và tiếp tục xếp hàng chờ nộp đơn xin học”. Người này trông có vẻ khá nhiều kinh nghiệm!

Câu hỏi được đặt lên, tại sao ai cũng chen lấn như vậy, thậm chí mất công mà không được việc, câu trả lời thật rõ ràng, đó là dân số tăng nhanh song điều kiện mở rộng trường lớp không là bao nhiêu, cốt lõi của vấn đề là xã hội hóa giáo dục càng chậm hơn, biết bao tư nhân nhiệt tình muốn làm giáo dục nhưng rất khó khăn và nếu có mở được trường tư cũng là một sự cấu kết để kinh doanh trong giáo dục!
Quả là thảm cảnh giáo dục!

Qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông những năm qua và hiện nay với những gì bất cập  đến tệ hại đã có nhiều ý kiến đặt vấn đề nên bỏ các kỳ thi này chỉ tội cho các em chăm chỉ học hành và tốn phí ngân sách quốc gia khi tất cả các Hội Đồng thi đã thỏa thuận với nhau dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục đó là cách chấm MỞ - nghĩa là thí sinh làm cách nào cũng đậu, miễn là đừng chống chế độ, chống Tàu!

Khi mọi sự bị lộ vì ‘Không ai thắp đèn mà để dưới gầm giường’, địa phương đổ vạ trung ương và tất nhiên lệnh trong chế độ CS bao giờ cũng là lệnh ngầm vì ‘với những người CS chỉ có chủ trương chứ không có chính sách’, mọi chuyện chỉ cần đạt mục đích bất kể phương tiện!

Địa phương nói: “Bộ GD-ĐT cho phép”, theo ông Trần Trọng Khiếm - Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ, việc này Bộ GD-ĐT đồng ý cho các tỉnh trao đổi với nhau để đi đến thống nhất cách chấm môn ngữ văn theo hướng mở nhưng vẫn bám sát đáp án, biểu điểm của Bộ. PV Thanh Niên hỏi: “Bộ GD-ĐT có cho phép các sở họp lại và cùng ký vào biên bản thỏa thuận hay không?”. Ông Khiếm trả lời: “Bộ GD-ĐT cho phép anh em họp bàn để thống nhất cách chấm theo hướng mở. Bộ cho phép đàng hoàng, không có gì là lén lút, giấu giếm cả. Bộ có cho phép anh em mới dám làm!”.

Chuyện hỗn mang trong giáo dục trở thành căn bệnh đã di căn chỉ chờ ngày cả hệ thống đó bị vứt vào sọt rác như các nước CS Đông Âu đã làm, không có loại thuốc đắng nào cho đả tật cho nền giáo dục ở đây!

Trở lại chuyện VN, cho dù Bộ Giáo dục cấm giáo viên dạy thêm cho chính học sinh của mình nhưng cứ mỗi đầu năm học phụ huynh nào cũng băn khoăn lo lắng về việc giáo viên ép học sinh học thêm, đến cơ mang học ngày học đêm, học trong học ngoài và nếu không học các em sẽ bị sách nhiễu đủ điều kể cả chuyện sỉ nhục học sinh!

Đến bậc đại học, cao đẳng là một câu chuyện buồn của dân tộc: luận văn tốt nghiệp được sao chép một cách như ‘vô tình’ từ thầy đến trò, nhiều trường đã lo chạy hợp thức hóa các loại bằng thạc sĩ, tiến sĩ dù đó chỉ là thứ bằng của trường ma và học dỏm! Nhưng mọi sự trong mặc nhiên như Mao Trạch Đông phát biểu ‘Trí thức không bằng cục phân’ là vậy!

Sách giáo khoa thời sai sót những vấn đề nền tảng, mỗi năm là một dịp thay sách mới, có như vậy mới chia nhau miếng đỉnh chung giáo dục rồi hưởng lợi. Giáo dục tại Việt Nam tham nhũng chỉ đứng sau Công an theo Tổ chức Minh bạch Thế giới! Hiện tại có tin công khai qua các công báo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” với kinh phí 70.000 tỉ đồng” khiến cả nước bàng hoàng, thất kinh. Chính những nhà giáo từng soạn sách giáo khoa trước đó đã phản đối kịch liệt nhất vì ai cũng rõ việc chi tiêu cho công việc này như thế nào trong nhiều năm qua. Vấn đề quan trọng không chỉ đối với các nhà chiến lược, song ai cũng nhận thấy đó là Đường lối giáo dục! Việt Nam hiện không có những nhà sách lược để áp dụng những gì đã có sẵn từ các đại học khác trên thế giới, hà tất bàn đến đã có nhà chiến lược nào chưa về giáo dục!

Đáng lý ra người dân ai cũng mừng trước con số thành quả giáo dục đạt 100% từ Mầm Non, Tiểu học đến Trung học, Đại học, nhưng càng sinh lo lắng, phản ứng vì nó chỉ là những con số ảo của một nền giáo dục đã thành bệnh kinh niên: Nói Láo!

- Quy định khi chấm thi “Không tính lỗi chính tả. Không yêu cầu viết thành đoạn văn”. Vậy 12 năm nhọc công dạy dỗ học sinh tiếng Việt làm gì để bài thi tốt nghiệp không tính lỗi chính tả!? Đó là nội dung biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 của 11 tỉnh ĐBSCL.

- Đó là thành quả của hàng loạt sai lầm trong các sách giáo khoa như “giun hô hấp bằng mang, cá chép thở bằng phổi...” Tất nhiên là hệ lụy khôn lường với các thế hệ tương lai!

- Hệ lụy khôn lường khi một Đại chủng sinh phải trả lời câu hỏi sau trong kỳ thi sát hạch khi làm bài triết học: "Đạo CG lấy bác ái làm đường lối truyền bá Phúc Âm. Người CS áp dụng đấu tranh giai cấp để bành trướng chủ nghĩa. 2000 năm rồi, GHCG mới thuyết phục được một tỷ người vào đạo. Còn chủ nghĩa CS chỉ trong vòng 50 năm đã chinh phục được một nửa thế giới. Vậy hãy so sánh xem đường lối nào hữu hiệu hơn, và anh chọn đường lối nào?"  Nếu chọn bác ái làm con đường thực hành chức linh mục sau này thì hãy đợi đấy! Chưa cho chịu chức! Còn nếu chọn đấu tranh giai cấp xem như đã bán linh hồn cho ma quỷ. Cho dù là chuyện nín thở qua sông, nhưng một khi đã bán linh hồn rồi còn gì nữa không bán được! Đó là thảm họa cho chương trình đào tạo Linh mục tu sĩ tại VN!

Từ chủ thuyết một đàng làm một nẻo, nên tại học đường bài học lý thuyết một đằng, bài tập một khác: cụ thể về môn toán, sách soạn giải tích lớp 12 chương trình nâng cao, trang 57 có ghi: “Chú ý tập xác định của hàm số lũy thừa y=xa  tùy thuộc vào giá trị của a. Cụ thể: Với a nguyên dương, tập xác định là R; Với a nguyên âm hoặc bằng 0, tập xác định là R{0}; Với a không nguyên, tập xác định là (0;+∞)”. Ông Hà Văn Chương, giáo viên Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn (TP.HCM) cùng nhiều giáo viên cho biết: “Trường hợp a không nguyên, tập xác định là (0;+∞)  là sai”. Quý vị đã chứng minh: Tìm tập xác định của hàm số y=(1-x)  ở trang 60 để giải ta có: y=(1-x)   = nên hàm số được xác định «» x ≠1 trong khi đó đáp số trong sách trang 151 là (-∞;-1) , đây là kết quả sai...cùng biết bao sai lầm khác không kể hết!

Lẫn lộn giữa Tú Xương và Nguyễn Khuyến!

Cô Nguyễn Thị Bích Thuận, giáo viên ở Q.Tân Bình, TP.HCM liên lạc với Báo Thanh Niên phản ánh lỗi sai sót hết sức cơ bản trong cuốn 162 bài văn chọn lọc dành cho học sinh lớp 7 của Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM. Cô dẫn chứng: ở dòng 26 trang 11 có nội dung: “Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn...” Trong thực tế bài thơ này là của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Do đó một chuyện lạ khác cũng chỉ xảy ra tại Việt Nam: học tại chức nhưng nhận bằng “chính quy”. Trên các báo đều phổ biến: ‘Sinh viên hệ vừa làm vừa học tốt nghiệp năm 2010, nhận bằng vào tháng 1-2011 của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng hết sức ngỡ ngàng khi nhận bằng ghi loại hình đào tạo là “Chính quy - vừa làm vừa học”.

Trả lời về việc này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng trường Hồng Bàng cho biết: “Do khóa này chưa nhận được bằng mới để cấp, phải cấp bằng cũ. Trong phôi bằng cũ, tất cả các mẫu đều có ghi chữ chính quy, vì thế phòng đào tạo linh động đề xuất lên phó hiệu trưởng được ghi thêm dòng “vừa làm vừa học” vào loại hình đào tạo”. Trên thực tế, ở mẫu bằng cũ trước tháng 9-2010, mỗi loại hình đào tạo Bộ GD-ĐT đều có phôi bằng tương ứng, vì thế giải thích của lãnh đạo trường ĐH Hồng Bàng là không thỏa đáng!

Về trường hợp Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn (SAIMETE) trong nhiều năm qua, chỉ có một mình hiệu trưởng tự tay ký tên đóng dấu, không ai có quyền hết! Đó là ông Phạm Phố - Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch HĐQT, đã tự ý cho vay số tiền lớn, tương đương 44,6% vốn cổ đông của nhà trường mà không có tài sản thế chấp, không thông qua Hội Đồng Quản Trị cũng như Đại hội cổ đông và nguy cơ mất số tiền lớn rất cao!

- Nay VN có thêm từ đậu oan, chấm oan…chết oan! Xin ghi lại mấy nỗi niềm của dân oan từ tệ nạn giáo dục:
          - “Tôi lo lắng không biết có chuyện chấm thi lại hay không. Trong khi ngày thi ĐH cũng gần kề. Con tôi đang đi ôn thi ở Cần Thơ, điện thoại về cháu rất lo lắng, bởi môn văn và toán cháu làm không được tốt lắm”. Lời Chị Nguyễn Anh Thư, một phụ huynh ở Cà Mau.
          - “Thi xong, em cũng không tự tin là mình đậu tốt nghiệp, chứ đừng nói với số điểm cao. Giờ mà chấm lại, thì đúng là “bi kịch” cho em, mà ngày thi đại học lại sắp đến. Bạn bè em đứa nào cũng đang lo lắng, có hay không chuyện chấm thi lại”. Lời của thí sinh Lê Thanh Toàn, ở Cà Mau.
          - Một giáo viên tham gia chấm thi thất vọng: “Với hướng dẫn chấm thi môn văn của 11 tỉnh ĐBSCL, thí sinh chỉ cần có viết chữ là có điểm. Môn văn mà điểm 8, điểm 9 đầy cả ra. Nhìn kết quả điểm thi của lớp tôi dạy, tôi thấy nhiều em đậu... oan”.
- GS-TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường ĐH Tân Tạo “Ngày xưa học sinh tốt nghiệp tú tài đã có thể đi làm nuôi sống gia đình. Còn bây giờ học sinh tốt nghiệp tú tài ra trường không thể làm được gì”.

Quả là một vũng lầy trong giáo dục VN ngày nay, môn nào cũng chấm mở hết chỉ còn một cái mở nữa mà chính quyền CS sẽ không bao giờ chịu mở, nên người dân phải tự vùng lên để mở cửa Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam!

Nguyễn Quang
Tài liệu tham khảo:
-Nguồn Kinh Thánh Tân ước
-Nguồn các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Online.

Tác giả gửi đến DienDanCTM

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More