Những cái chết oan uổng từ thuốc đến bệnh viện.

Trẻ mầm non uống thuôc tẩy giun ở huyện Quế Phong
Bảo Nam

Qua  danh sách báo cáo của trường mầm non và tiểu học xã Nậm Nhoóng về việc các cháu được tẩy giun theo định kỳ đến trạm y tế xã, căn cứ số lượng, trạm xin Trung tâm y tế huyện Quế Phong cấp thuốc. Cô hiệu trưởng trường mầm non Nậm nhoóng cho biết.

Sáng 23/6/2014 cán bộ y tế huyện mang thuốc đến, cùng trạm y tế, kết hợp với trường mầm non, trường tiểu học triển khai cho các cháu uống thuốc tẩy giun AIbendazle tại 3 địa điểm : Huổi Cam, Na Hốc và Na Hộc 1. Sau khi uống thuốc xong chưa lâu thì các cháu có biểu hiện đau bụng, buồn nôn. Đến đầu giờ chiều cháu Nông Thị Yên HS lớp 5 cụm Na Hốc 1 tử vong, 6 cháu được đưa đến cấp cứu tại trạm y tế xã Nậm Nhoóng, 1 cháu cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Quế Phong, 2
cháu được chăm sóc tai trạm y tế xã Tri  Lễ. Ngoài một cháu tử vong trên, 9 cháu còn lại đã qua khỏi cơn nguy kịch. Ông Lương Văn Thế trạm trưởng y tế xã Nậm Nhoóng kể lại.
 
Sau khi nỗi đau không đáng có trên xẩy ra, lãnh đạo xã Nậm Nhoóng đã niêm phong số thuốc tẩy giun chuẩn bị sử dụng cho một số cụm khác, báo cáo sự việc lên cấp trên điều tra, kết luận. Làm việc với Trung tâm y tế huyện Quế Phong, một cán bộ (dấu tên ) cho biết : Sự việc nghiêm trọng, tuy chưa đến mức như tiêm vacxin 5 trong 1 dẫn đến 4 cháu tử vong ở  huyện Qùy Hợp hồi năm ngoái các báo đã phản ánh, nên phải có thanh tra chuyên môn tỉnh Nghệ An, Bộ y tế vào cuộc thật kỹ lượng. Hiện chúng tôi vẫn chưa biết được kết luận chính thức.   


                  Đưa trẻ ngơ ngác, khóc hết nước mắt sau khi mẹ và em bị chết ở bệnh viện(ảnh)

Tính mạng trẻ em tử vong một phần nguyên nhân từ thuốc tiêm phòng đã đến mức báo động. Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ đến vụ tiêm phòng, bị tiêm nhầm thốc độc, làm 3 trẻ em tử vong ở Quảng Trị. Tuy đối tượng đã bị khởi tố nhưng nỗi đau đối với các bà mẹ, người bố không biết bao giờ mới nguôi ngoai. Thuốc cứu người, nhưng những lương y do nghiệp vụ, do thiếu trách nhiệm và cả vì tiền nữa đã làm ngược lại . 

Theo công bố của báo chí trong nước thì đến nay đã có 146 trẻ em bị tử vong từ bệnh sởi. Bệnh giết các cháu, còn các nhà chức trách vô can cả sao ? Có một chuyện xẩy ra tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây bắc Nghệ An nghe cứ như bịa. Chỉ trong vòng một tháng mà các y bác sỹ bệnh viện này đã vô tình làm chết 2 thai phụ và một sinh linh chưa kịp chào đời. Ngay sau đó các trưởng khoa sản và lãnh đạo bệnh viện không quy trách nhiệm từ các y, bác sỹ do đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn, mà đi xem bói và đổ cho phong thủy. Sau đó lãnh đạo bệnh viện nghe theo lời “thầy phán” xây bịt cửa cũ, mở cửa mới. 

Những chuyện đau buồn trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong ngàn lẻ chuyện ở các bệnh viện, trạm y tế của nước Việt Nam. Thế mà bà Kim Tiến Bộ trưởng bộ y tế Việt Nam vẫn nhơn nhơn phát biểu trước ti vi, trên sách báo về lương y, đạo đức của thầy thuốc. Nếu có chuyện chết người thì đổ lỗi cho trường hợp bất khả kháng, ngoài ý muốn. Không ít trường hợp các nạn nhân bị tử vong, chết oan uổng, người nhà, người thân bao vây bệnh viện, đánh đập “lương y như từ mẫu” đã bị công an bắt giữ, giam cầm vì vi phạm pháp luật. Đã có hàng ngàn tỷ đồng rót vào xây dựng Bệnh viện, mua máy móc hiện đại... Tất cả là ngân sách, tiền của dân đóng góp, nhưng khi bị đau ốm vào bệnh viện mới thấy xót xa. Kẻ có tiền lót tay nhiều cho y bác sỹ, y sỹ thì được chăm sóc chu đáo, thăm hỏi thân tình. Người nghèo không có gì cho “lương y như từ mẫu” thì dù phải cấp cứu cũng hãy nằm đấy mà đợi. Chỉ một ví dụ nhỏ, bệnh nhân thay băng, tiêm, cũng thấy ghê sợ. Có tiền là băng tẩm thuốc tháo từ từ, tiêm cũng rất nhẹ nhàng, còn không có tiền cầm băng giật cái roạc, tiêm thì như tiêm lợn.
Đã một thời người lớn thường “đưa công an” ra dọa trẻ con do biếng ăn hoặc nghịch phá. Bây thì không chỉ trẻ em mà cả người lớn, khi nghe nói đến uống thuốc, tiêm phòng, vào bệnh viện là rợn gáy.  

Bảo Nam.
Tác giả gửi đến DienDanCTM

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More