Túc Cầu Thế Giới 2014: Tại sao khó đỡ được cú phạt đền

Hoàng Thuyên - DienDanCTM
theo ca.finance.yahoo.com
Trong giải Túc Cầu Thế Giới 2014, tính đến nay có 6 cú phạt đền và tất cả lọt lưới. So với lần trước vào năm 2010 thì trong 15 cú phạt đền thì chỉ vô 9 trái. Tuy nhiên điều này cho thấy là vô cùng khó khăn cho thủ môn chống đỡ cú phạt đền.

Khó khăn đầu tiên đến từ kích thước của khung thành. Nó to hơn sự hình dung của khán giả khi xem trên màn ảnh TV. Với kích thước 7.3m x 2.4m (24 ft x 8 ft) cho ra diện tích gần 18 mét vuông (192 ft2)

(hinh1.jpg)

Tuy khung thành rộng lớn như thế, một thủ môn tầm cỡ quốc tế có thể bảo vệ được khoảng trống này.

(hinh2.jpg)

Nhưng vấn đề lớn nhất không phải là diện tích mà là thời gian. Vị trí đặt banh phạt đền cách khung thành 11m (36 ft) và cách xa các góc khung thành vào khoảng gần 12m (39 ft).

(hinh3.jpg)

Nếu banh đá ra với vận tốc hơn 110 km/giờ (70 mph), nó sẽ bay đến góc trên của khung thành dưới nửa giây (khoảng 400 mili giây). Có những cầu thủ như Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha có thể đá trái banh lên đến vận tốc gần 130 km/giờ (80 mph).

(hinh4.jpg)

Người thủ môn mất khoảng 100 mili giây chỉ để xử lý cú đá trong đầu và tốn thêm 100 mili giây nữa để quyết định là nhào qua bên nào để chuẩn bị các cơ bắp thịt chân. Tới điểm đó thì trái banh đã đi được nửa đường đến khung thành rồi.

(hinh5.jpg)

Rồi phải mất khoảng 700 mili giây để nhảy đến một bên của khung thành

(hinh6.jpg)

Tới lúc này thì banh đã lọt vào lưới rồi. Đó là tại sao thủ môn phải đoán banh và nhảy trước khi banh được đá. Các đội banh thường điều nghiên trước xem các cầu thủ đá phạt đền có khuynh hướng đá về phía nào. Nhưng đôi khi vẫn đoán trật dẫn đến việc thủ môn nhảy bên này trong khi banh vào bên kia.

(hinh7.jpg)

Một cách khác để “ăn gian” là rút ngắn khoảng cách giữa thủ môn và vị trí phạt đền bằng cách nhích xa ra khỏi khung thành. Làm như thế sẽ giảm bớt thời gian và bảo vệ được khung thành nhiều hơn. Tuy nhiên nếu trọng tài thấy thủ môn đi ra xa quá thì có thể sẽ bị phạt lại.

(hinh8.jpg)

Nhưng cùng lúc đó, cầu thủ đá quả phạt đền được phép có những động tác “giả bộ” theo luật của FIFA. Một số cầu thủ, nhất là Neymar của Ba Tây, sẽ làm bộ ngập ngừng khi chạy đến trái banh để dụ thủ môn nhảy trước.

(hinh9.jpg)

Những điều trên cho thấy tại sao chống đỡ quả phạt đền vô cùng khó khăn và chơi xấu trong vùng cấm địa có thể dẫn đến chuyện đội nhà bị lọt lưới dễ dàng.

Hoàng Thuyên lược dịch


nguồn: https://ca.finance.yahoo.com/news/why-hard-stop-penalty-kick-191016893.html

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More