Bóng đá Việt Nam! Vì sao bán độ?

Văn Quyến, Quốc Vượng gần như không thể vực dậy sau sự việc
LUBI

Mới đây vụ bán độ gây chấn động bóng đá Việt Nam của các cầu thủ Đồng Nai đã gây quá nhiều nhức nhối cho xã hội. Nói nhức nhối bởi vì nó không phải là lần đầu tiên và chắc chắn không phải là lần cuối cùng chuyện này xảy ra. Đã từ rất lâu rồi người ta biết, liên đoàn bóng đá biết, cầu thủ biết, người hâm mộ cũng biết nhưng lại chẳng thể làm gì. 
TẠI SAO LẠI NHƯ VẬY?

Hãy cùng điểm qua 1 vài vụ bán độ trong lịch sử bóng đã Việt Nam:
1.         1996: Tại Tiger Cup 1996, HLV Weigang của đội tuyển quốc gia Việt Nam đã phải thốt lên rằng: “Các anh bán trận này bao nhiêu tiền?” và sau giải ông ra đi trong tức tưởi.
2.         1997: Lã Xuân Thắng (Công An Hà Nội) đã thực hiện cú đá phản lưới nhà khét tiếng đã
đi vào huyền thoại của bóng đã Việt Nam.
3.         1997: Trương Văn Dưỡng, Nguyễn Phúc Nguyên Trương (Hải Quan) đã phải vào tù vì bị phát hiện bán độ. Thậm chí Trương Văn Dưỡng còn bị giang hồ cắt gân chân vì dám lật kèo.
4.         2003: Trung vệ xuất sắc Như Thành lúc đó còn rất trẻ và là đội trưởng U23 Việt Nam dự JVC Cup bị bắt và kết án 5 năm tù vì tội bán độ (đánh bạc và tổ chức đánh bạc).
5.         2003: Việt Thắng và Lương Trung Tuấn lôi kéo đồng đội bán độ tại cup C1 Đông Nam Á và bị treo giầy 3 năm.
6.         2004: Trọng tài Lương Trung Việt cùng một loạt các trọng tài tên tuổi Trương Thế Toàn, Phạm Hữu Lộc, Lê Văn Tú, Hoàng Thế Dũng vào vòng lao lý khi bị kết án đã nhận tiền để làm sai lệch kết quả trận đấu.
7.         2005: Vụ bán độ đau lòng và tai tiếng nhất của bóng đã Việt Nam tại SEAGames 23 đã cướp đi một thế hệ không thể tài năng hơn của bóng đá Việt Nam. Những Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh, Bật Hiếu… người vào tù, người treo giò và không bao giờ lấy lại được phong độ đỉnh cao của minh nữa. Nó làm thế khi mỗi người chỉ được khoảng 20 – 30 triệu đồng. Còn gì đau xót hơn.
8.         2014: 6 cầu thủ của Đồng Nai bán độ!
Vụ án trọng tài Lương Trung Việt

Càng về sau các vụ bán độ càng khó hiểu. Vì các cầu thủ đổi danh dự dân tộc, quốc gia, đội bóng và bản thân chỉ vì vài chục triệu đồng một số tiền không thấm vào đâu với thu nhập quá lớn của họ. Trong số này có những cầu thủ mà gia đình vô cùng khá giả như Long Giang của Đồng Nai.

VẬY XIN PHÉP ĐƯỢC ĐẶT CÂU HỎI: “TẠI SAO LẠI NHƯ VẬY?”

Người ta đã làm gì sau khi biết họ bán độ? Người ta chửi, người ta chê, người ta chấp dứt hợp đồng và người ta quay lưng, phủi tay ngoảnh mặt. Hầu hết họ ở độ tuổi còn rất trẻ và có tài năng nổi bật tại sao lại mắc sai lầm như vậy? Ai là người chịu trách nhiệm? Vâng, đầu tiên phải là họ. Họ đủ lớn để chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân. Nhưng nhìn tổng quát nó là sự tha hóa của cả 1 nền bóng đá chứ đâu riêng cá nhân họ. Vậy trách nhiệm của những người quản lý đến đâu? Gần như vô can.

Chủ tịch liên đoàn bóng đá là ai? Từ Đoàn Văn Xê, Mai Văn Muôn, Hồ Đức Việt, Trần Duy Ly, Mai Liêm Trực, Nguyễn Trọng Hỷ. Họ đã làm gì? Chưa bao giờ họ đứng ra nhận trách nhiệm của bản thân của liên đoàn về thực trạng trên. Tất cả họ làm chỉ là cực lực lên án và tỏ lòng đau xót. Một nền bóng đá phải xây từ gốc và điều đó không xảy ra ở Việt Nam. Gốc ở đây chính là tính chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức, tính tự hào chảy trong huyết quản mỗi cầu thủ. Điều đó chưa từng được coi trọng, chưa từng tồn tại trong tư tưởng các nhà lãnh đạo bóng đá Việt Nam. Một điểm chung tình cờ ngẫu nhiên, tất cả họ đều là các cán bộ nhà nước được cử sang làm Chủ tịch liên đoàn bóng đá. FIFA đã nhiều lần cảnh báo Việt Nam hãy để bóng đá sống trong môi trường phi chính trị.

Nhìn ra xa hơn, tại sao lại như vậy? Một câu hỏi lớn hơn và nó yêu cầu phải có 1 câu trả lời lớn hơn. Hãy dành 1 phút nghĩ về cuộc sống của bạn. Vâng chính bạn, những người đang đọc những dòng chữ này. Tôi muốn hỏi bạn 1 câu, trong cuộc sống của bạn, những gì diễn ra xung quanh bạn có thứ gì không có tiêu cực?

Bạn đã bao giờ ra đường và bị cảnh sát giao thông bắt chưa? Họ đã làm gì? Bạn đã làm gì?
Bạn đã bao giờ đi lo giấy tờ hồ sơ chưa? Thái độ các nhân viên hành chính ra sao?
Bạn đã đến bệnh viện chữa bệnh bao giờ chưa? Điều gì xảy ra ở đó.
Bạn là người bán hàng? Bạn đã bao giờ giảm chất lượng sản phẩm để tăng lợi nhuận chưa?
Bạn đã bao giờ phải đi nộp thuế chưa? Nhân viên thuế và bạn làm gì.
Nếu bạn là kế toán bạn có xử lý hóa đơn chứng từ để trốn thuế chưa? (Điều này là 1 yêu cầu của nghề kế toán Việt Nam)
Còn rất rất nhiều thứ khác nữa
Những điều đó có sai trái không? Vâng. Điều đó chắc chắn ai cũng biết là sai trái.
Nhưng vấn đề là khi làm những việc sai trái đó bạn có thấy cắn rứt lương tâm vì đã làm điều sai trái không? Tùy mỗi người có câu trả lời. Bạn có câu trả lời của bạn. Nhưng tôi nghĩ phần lớn là không. Tại sao vậy? Vì đó là cuộc sống, là cách mà bình thường vẫn xảy ra. Nó dần trở thành quen thuộc như không khí, thức ăn, nước uống. Nó là cách mọi người vẫn sống, không như vậy bạn sẽ thiệt thòi.

Vâng! Điều nguy hiểm đó đang diễn ra đấy. Có thể bạn không nhận ra hoặc nhận ra nhưng không hề suy nghĩ về nó. Từ bao giờ mà: “NHỮNG ĐIỀU SAI TRÁI TRỞ NÊN BÌNH THƯỜNG VÀ LÀ ĐƯƠNG NHIÊN?”

Liệu có phải sợ sống lương thiện? Sống lương thiện thì sẽ phải chịu phần thiệt về minh? Câu trả lời đó tự mỗi người hãy trả lời.

Nhìn lại vấn đề bán độ, họ bán độ vì tiền? Đúng chắc chắn là vì tiền. Nhưng tại sao hết thế hệ này đến thế hệ cầu thủ khác thậm chí cả trọng tài cứ lao đầu vào tiền và làm những điều sai trái. Hãy đặt minh vào vị trí của họ, những điều họ thấy, những sai trái trở nên bình thường xung quanh họ, những người họ gặp, những kẻ suốt ngày thuyết giảng đạo lý nhưng khi có sự cố cần người nhận trách nhiệm thì không thấy tăm hơi.

LIỆU CÓ PHẢI NGUYÊN NHÂN LÀ VÌ NHỮNG ĐIỀU SAI TRÁI ĐÃ TRỞ THÀNH ĐIỀU TẤT YẾU PHẢI TUÂN THEO.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More