Dân ngăn chận "nói một đường, làm một nẻo"

VRNs – Sài Gòn
Tài xế mời công an về phường làm việc
Tôi đề nghị đồng chí không có phù hiệu gì,
tôi không biết đồng chí là ai, tôi mời
đồng chí về công an phường…
Mấy ngày vừa qua, cư dân mạng xôn xao video dài hơn 10 phút ghi lại cảnh “đôi co” giữa một Thượng úy cảnh sát trật tự và người đàn ông khoảng 40 tuổi, khi người lái xe này dừng đỗ xe trước khu vực bến xe Giáp Bát, Hà Nội. Video này được lan truyền nhanh chóng và vẫn đang gây tranh cãi.

Theo nội dung video ghi lại, Thượng úy công an tên là Trần Hoài Sơn đã yêu cầu tài xế xe ôtô  xuất trình giấy tờ. Tuy nhiên, tài xế đã "chống nạnh đề nghị” chiến sĩ công an này “về phường làm việc”.

Trong video, tài xế xe ô tô nói: “Tôi đề nghị đồng chí không có phù hiệu gì, tôi không biết đồng chí là ai, tôi mời đồng chí về công an phường… Không có phù hiệu, chẳng biết là thằng nào.., chắc gì đã là thượng úy, khéo lại là thằng xe ôm…”.

Trang mạng Soha nhận định, “Cảnh sát thì “đuối lý” vì không đeo biển hiệu, còn người lái xe thì liên tục yêu cầu cảnh sát về công an phường để làm việc”.
  
Nhiều cư dân mạng ủng hộ sự “dũng cảm” của tài xế ôtô, thậm chí có phần nặng lời với công an.  Như bạn đọc pham cuong viết: “Chính bản thân tôi đã 1 lần bị csgt tại 1 ngã tư dừng xe. Sau khi chào thì hỏi giấy tờ xe, chủ quan nên tôi đưa luôn. Sau đó tôi hỏi tôi mắc lỗi gì? Một anh csgt nói tôi lấn sang làn đi xe máy… tôi hỏi có bằng chứng không ? Anh ta chỉ vào mặt anh ta và nói: Nó ở đây này. Tôi hỏi thế căn cứ vào đâu mà anh bắt tôi? Nghe vậy anh ta bỏ vào bốt gọi điện thoại. Tôi ngồi đợi khoảng 5 phút, không ai nói gì cả. Sau đó cả 2 người bàn bạc với nhau gì đó 1 lát thì bỏ ra đường đứng như chưa có chuyện gì xảy ra, bỏ mặc tôi cứ đứng đợi cạnh bốt giao thông. Một lát sau tôi sốt ruột nên ra bảo họ: Hai anh bắt tôi vào đây thì giải quyết đi cho tôi còn đi! Thật không thể tin lẫn không thể ngờ được mức độ lưu manh của họ khi một người quay lại nói với tôi: Anh hỏi đường đi đâu? Chúng tôi có cầm giấy tờ gì của anh đâu? Anh có bằng chứng là đã đưa giấy tờ cho chúng tôi không ??? Tôi lập tức hiểu ra ngay vấn đề… Anh lái xe trong Clip rất có kinh nghiệm”. Một bạn đọc có tên là Phạm cường hoan nghênh tinh thần của anh lái xe ôtô trên, Phạm cường viết: “Công an thích làm gì thì làm nó quen rồi”.

Thượng úy CA Trần Hoài Sơn
ph
ân trần việc không đeo bản tên
Vấn đề gây rắc rối ở đây là, khi làm việc, công an có buộc phải có biển hiệu, biển tên. Một bài báo trên trang Vietnamnet viết: “Khi được hỏi về lý do chiếc biển phù hiệu không đeo trên ngực, Thượng úy Sơn cho biết: “Chiếc biển phù hiệu trên áo lâu ngày đã bị hỏng, trước đó tôi đã báo cáo chỉ huy và lãnh đạo quận để xin cấp lại theo đúng quy định của ngành. Tôi khẳng định việc thực thi nhiệm vụ của mình là hoàn toàn hợp pháp”, lời Thượng úy Sơn.

Có hợp pháp hay không? Đa số người dân tham gia bình luận trên trang Vietnamnet đều khẳng định: “Làm nhiệm vụ mà không đeo biển hiệu, phù hiệu là sai”. Còn lãnh đạo cấp trên của anh cảnh sát thì né tránh: “… khi phóng viên hỏi thêm về việc cán bộ công an khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn có phải đeo biển tên hay không, Đại tá Trần Văn Tỉnh- trưởng ca quận Hoàng Mai không xác nhận là đúng hay sai mà chỉ cho biết: “Có phải đeo biển hay không thì đó là thuộc về điều lệnh. Điều lệnh đã quy định đầy đủ cả rồi. Phóng viên hỏi vậy thì hơi thừa…(!?)”.

Trong khi đó, trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật, Luật sư Vũ Văn Lợi thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội cũng trưng dẫn điều luật để đưa ra ý kiến, nội dung là: “tại khoản 4, điều 7, thông tư số 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện nghị định số 27/2010/NĐ-CP thì: Lực lượng công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Trong trường hợp khi người tham gia giao thông bị dừng phương tiện, người dân có quyền được biết mình đã vi phạm về hành vi gì và lực lượng dừng xe có trách nhiệm thông báo về lỗi vi phạm. Nếu không chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát về kiểm soát giấy tờ theo quy định thì bị xử phạt về hành vi “cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ” (quy định tại điểm a, khoản 2, điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Như vậy, qua những diễn biến như trong clip thì cả hai bên đều có lỗi sai phạm nhất định: sai của chiến sỹ công an phường là đã không chấp hành đúng nội quy, quy định của ngành khi thi hành nhiệm vụ phải có biển tên.

Về phía người lái xe ô tô có lỗi dừng ở đường cấm, không chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ (ở đây thể hiện khi đồng chí Trung úy Nguyễn Văn Lưu xuất hiện và có yêu cầu người điều khiển ô tô xuất trình giấy tờ)”.

Ls Lợi hơi bị “hồ đồ”, kết tội cả hai bên không có căn cứ… Cứ tưởng Ls Lợi trưng dẫn Luật để nói công an sai… Trước hết, Ls Lợi dẫn Luật qui định về công an xã, qui định: “Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.” Như vậy, Ls Lợi có biết tuyến đường trong clip là quốc lộ, tỉnh lộ không? Ls Lợi không hề dẫn ra một điều luật nào làm căn cứ cho kết tội: “… phải có biển tên”.  Cũng vậy, chẳng có căn cứ nào kết “lỗi” người lái xe đã “dừng ở đường cấm”.

Hành vi của Thượng úy Trần Hoài Sơn sai, và lý do công an Sơn nại ra không thuyết phục. Nếu chưa đủ điều kiện thì công an Sơn không thể ra “đứng đường”. Bởi theo khoản 2 Điều 6 Thông tư số 17/2012/TT-BCA qui định: “Khi quan hệ với các tổ chức, công dân ngoài lực lượng Công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ công an phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị nơi mình đến quan hệ công tác; giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của lực lượng Công an nhân dân”. Và “Cán bộ chiến sĩ mặc trang phục Công an nhân dân phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa; đeo cành tùng đơn, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, ký hiệu, dây lưng, caravát (đối với trang phục thu đông); đi giày, tất do Bộ Công an cấp. Cán bộ, chiến sĩ nam mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần, áo kiểu bludông phải để áo ngoài quần; khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ), không đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam” (khoản 2 Điều 26). Như vậy, không chỉ khi làm nhiệm vụ, mà trong mọi trường hợp, khi mặc trang phục công an là phải đồng bộ… đeo phù hiệu, số hiệu, ký hiệu…”
Nhân câu chuyện này, nhớ những “hồi ký”, “tâm sự”, “lời kể lại” của các tù nhân bị cán bộ quản giáo gọi bằng thằng này con nọ… thậm chí trên báo Tuổi trẻ trước đây có phóng sự ghi lại CSGT gọi những tài xế đứng tuổi cha chú của mình bằng “thằng”… và xem lại những qui định của Bộ công an mà… giật mình. Ví dụ như theo Điểm c khoản 2 Điều 38 quy định: “c) Khi giao tiếp với người vi phạm pháp luật: Đối với phạm nhân, trại viên gọi là “anh”, “chị” và xưng “tôi”. Các trường hợp khác, tùy theo lứa tuổi, xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

Không biết những quản giáo, công an có biết qui định này? Hay chúng ta vẫn còn phải nhớ: “đừng nghe những gì công sản nói…”.

Theo SBTN cho hay: “Mới đây, một blogger nổi tiếng của Mỹ về du khảo, ông Charlie Pryor, vừa cho đăng tải bài viết, chỉ trích nặng nề hành động tham nhũng của cảnh sát giao thông Việt Nam trên trang web cá nhân”.

Ông Charlie Pryor, một nhà sản xuất truyền thông kiêm nhà văn và cũng là blogger khá nổi tiếng ở Mỹ.

Trên blog, ông Charlie Pryor viết: “Cảnh sát Việt Nam có quyền dừng xe của bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào dù có lý do gì hay không, một cách hợp pháp. Một khi đã bị dừng xe thì họ sẽ viện đủ cớ để ép bạn phải mất thời gian và tiền bạc bằng cách này hay cách khác. Họ trông chẳng khác gì những kẻ “săn mồi” chỉ trực chờ ngồi đợi những lái xe sơ sểnh.”

SBTN nhận định, “Đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát Việt Nam bị người ngoại quốc chỉ trích, trước những tờ báo lớn như Straits Times, Huffington Post…v.v cũng đã có những bài nói về nạn mãi lộ đang trở thảnh điều tệ hại nhất của mọi du khách dến Việt Nam”.


Pv.VRNs

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More