Đến nay đã tròn
2 tháng kể từ khi Trung Quốc đóng cọc cái giàn khoan 981 vào tim người Việt Nam. Rồi liên tục
tiếp theo đó là xây ào ạt căn cứ quân sự tại đảo Gạc Ma, xây "trường học"
ở Hoàng Sa, phát hành bản đồ lưỡi bò 10 đoạn, và hàng ngày cho phi cơ tàu chiến
quần thảo một vùng biển lớn quanh giàn khoan.
Người dân Việt Nam sôi sục chờ
đợi nhà cầm quyền lần này phải có thái độ và hành động đối phó để tỏ rõ lòng
cương quyết bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, đặc biệt khi họ mỗi lần trấn áp người
dân biểu tình đều viện lý do "hãy để nhà nước lo". Sự sôi sục đó đã đụng
phải bức tường kinh ngạc về thái độ im lặng hoàn toàn của "tứ trụ", của
Bộ Chính Trị, của Hội nghị Trung Ương Đảng.
Chỉ đến khi có tin
Quốc Hội khóa 13 bàn về vấn nạn giàn khoan, người dân mới lại hy vọng “cơ quan
quyền lực cao nhất nước” này sẽ làm đúng vai trò đại biểu cho lòng dân. Đặc biệt
sau khi có tin Quốc Hội Nhật ra nghị quyết lên án hành động của Bắc Kinh dù
vùng biển Hoàng Sa không phải của Nhật thì ai cũng đinh ninh thái độ của Quốc Hội
Việt Nam chắc chắn phải khá hơn
nhiều.
nhiều.
Nhưng đến ngày
tuyên bố bế mạc 24/6/14, sự trông chờ ấy đã biến thành nỗi thất vọng ê chề. Không
có một nghị quyết nào về Biển Đông cả, nhưng lại có nghị quyết về “Kéo dài thời
hạn đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia
đình, cá nhân”; nghị quyết về "Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí"; và nghị quyết về “Chất vấn và trả lời chất vấn”.
Các quan chức quốc
hội liền được phân công giải thích vòng vo, chẳng hạn như một cựu Phó Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội nói: “Quốc hội Việt Nam chưa ra nghị quyết riêng về Biển
Đông vì tình hình chưa đặc biệt nghiêm trọng”. Như thế nào mới đủ nghiêm trọng?
Chuyện gia hạn thuê đất, tiết kiệm, và chất vấn đủ "đặc biệt nghiêm trọng"
và nghiêm trọng hơn chuyện chủ quyền đất nước bị xâm phạm ư?
Càng giải thích
vòng vo càng làm dân bực vì loại giải thích đó coi trí óc của dân quá tầm thường.
Câu hỏi đầu tiên hiện lên trong đầu nhiều người là: nếu ngồi trong phòng lạnh,
ngay tại thủ đô, và chỉ ra nghị quyết, tức là chỉ nói thôi mà giới lãnh đạo hiện
nay cũng run rẩy, không dám nói, thì làm sao có cái gọi là "kiên quyết bảo
vệ tổ quốc" chống lại hải quân Trung Cộng ở tận ngoài khơi xa xăm? Sự giả
dối và hèn nhát chưa bao giờ hiện rõ tới như vậy.
Nhưng ngược lại,
cũng có người ráng nhìn theo hướng lạc quan. Ít là lần này Quốc Hội còn được
bàn đến chuyện Biển Đông. Nhiều người còn nhớ khi ông Nguyễn Phú Trọng còn làm
chủ tịch Quốc Hội, chuyện Biển Đông luôn bị gạt ra khỏi nghị trình với lý do: "Không
có diễn biến gì mới ở Biển Đông". Trong lúc ấy, hết tàu cá này đến ngư dân
Việt khác bị "tàu lạ" đâm, bắt, đánh, bắn, và giết không khác gì hiện
nay.
Xét cho cùng, trách
riêng Quốc Hội cũng không mấy công bằng vì toàn bộ cơ chế của đảng CSVN đều như
thế cả:
Thứ nhất, khác với
Quốc hội Nhật hay Quốc hội Phi, các đại biểu do nhân dân nước họ bầu lên nên khi
Trung Quốc đụng đến, họ đều phản ứng quyết liệt và ra nghị quyết thể hiện quyết
tâm của đại đa số cử tri. Quốc hội Việt Nam ngay trong định nghĩa đã là cây
kiểng trang trí của đảng CSVN, với hầu hết các đại biểu là đảng viên CSVN và một
số rất ít còn lại cũng phải do đảng đề cử. Và khi chủ quyền bị công khai lấn
chiếm như hiện nay mà từ Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, và
toàn thể Bộ chính trị đều không dám lên tiếng, hoặc chỉ thầm thì vài câu bá vơ
với vài tổ dân phố, thì ai tại Quốc hội dám ra nghị quyết?
Thứ hai, chỉ có
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bạo miệng được một câu tại Philippines rằng: “…nhất định
không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu
nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” mà sau đó phải mất biết bao nhiêu quan chức và
trang mạng của nhà nước chạy theo để ráng xóa nhòa đi, gỡ gạc lại, và ráng bày
tỏ lòng hối hận đã lỡ nói như thế. Thật vậy, trang điện tử của chính phủ đã
đăng liền bài thương tiếc "chén nước đầy tình nghĩa bị đổ đi"; Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ (tức Văn phòng Thủ tướng) Nguyễn Văn Nên ráng gỡ gạc
lại giùm sếp: Việt, Trung "vẫn có thể ngồi lại với nhau được", v.v...
Rồi khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam, đích thân Nguyễn
Tấn Dũng phải xin "làm lành", phải bắt báo đài đăng hình ôm hôn thắm
thiết Dương Khiết Trì, đúng với hình ảnh "đứa con hoang đàng trở về
nhà". Nếu Nguyễn Tấn Dũng lỡ lời mà đã phiền đến thế, thì làm sao để cho Quốc
hội bạo miệng được?
Thứ ba, sự ngần
ngại, sợ hãi trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN càng gia tăng sau khi Bắc Kinh ra
chỉ thị "BỐN KHÔNG ĐƯỢC" vào ngày 17/6/2014, tức một ngày trước khi họ
Dương đến Việt Nam, bao gồm:
1.
Không
được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với
các đảo trên Nam Hải (Biển Đông).
2.
Không
được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm
cho cộng đồng quốc tế và dư luận ở Việt Nam về chủ quyền Trung Quốc ở Tây Sa,
Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa).
3.
Không
được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải (Biển Đông).
4.
Không
được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.
Liền sau chỉ thị
Bốn Không Được này, lãnh đạo đảng đã cho hàng ngũ đảng viên học tập gấp rút để
quán triệt quan điểm: Chống Tàu là thua; Phải biết sợ Tàu thì mới sống còn; Nhất
quyết không để xung đột xảy ra v.v... Thế thì làm sao Quốc hội được phép tỏ
thái độ "không sợ Tàu" hay "hỗn với Tàu" qua một nghị quyết
chính thức được?
Thứ tư, khi
chính ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đứng đầu quân đội của một
nước, mặc quân phục, đeo hàm tướng và huy chương đầy ngực, đã làm tấm gương lớn
về lòng sợ hãi ngay giữa hội nghị quốc tế Shangri-la ở Singapore với lời ca ngợi
“quan hệ đôi bên vẫn tốt đẹp” sau vài chuyện lục đục nhỏ trong gia đình, thì bảo
sao các bộ trưởng và các ủy viên trung ương không-quân-sự khác lại không sợ
xanh mặt khi nhắc tới Bắc Kinh? Và tất cả các bộ trưởng, các ủy viên Trung ương
đảng đó đều là đại biểu quốc hội cả, thì quốc hội kiếm đâu ra ai có gan để bỏ
phiếu cho nghị quyết?
***
Dĩ nhiên, lãnh đạo
đảng biết là dân biết đảng đang sợ. Lãnh đạo đảng rất nhạy cảm về mặt này và nhất
quyết không để dân vì thấy lãnh đạo đang sợ Tàu mà nhân thể lấn tới.
Nên để bù lại, các
cấp cai trị từ lãnh đạo trung ương xuống đến cậu công an phường trong thời gian
gần đây đều gia tăng mức độ hằn học, nỗ lực tích cực chứng minh hàng ngày rằng
ĐẢNG CHỈ SỢ TRUNG QUỐC CHỨ QUYẾT KHÔNG SỢ DÂN -- quyết không để dù chỉ một người
dân ra đường lớn tiếng phản đối Trung Cộng xâm lược.
2 comments:
Nghe hơi hướng giặc là run rẩy
Thấy bóng dáng dân lại hung hăng
Nguyễn Vĩnh Phúc:
19:32 03/07/2014
Nghe hơi hướng giặc là run rẩy
Thấy bóng dáng dân lại hung hăng
Thắp đuốc đi tìm khắp thế gian
Tìm đâu ra lũ giống bọn nầy.
Đăng nhận xét