DienDanCTM -
28/9/2014
Đại Học Chicago, Hoa Kỳ, vừa ra thông báo ngắn gọn cho biết là sẽ không gia hạn hợp đồng của Viện Khổng Tử.
Quyết định nói trên là kết quả của việc 108 giáo sư của Đại
Học này đã ký một kiến nghị tố giác nhà trường đã "tham gia một dự án sư
phạm mang tính chính trị, hoạt động trên toàn thế giới, một dự án về hiều mặt đi
ngược với giá trị học thuật của một trường đại học" khi cho phép viện này
có mặt trong khuôn viên của trường.
Giọt nước làm tràn ly có lẽ là việc làm của bà Xu Lin, là người trách nhiệm cao nhất của toàn thể chương trình Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, khi bà này, trong một hội nghị giáo dục tại Portugal, đã ra lệnh xé bỏ một trang của tờ chương trình vì đã nhắc đến tên Đài Loan mà bà cho là bị xúc phạm.
Giọt nước làm tràn ly có lẽ là việc làm của bà Xu Lin, là người trách nhiệm cao nhất của toàn thể chương trình Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, khi bà này, trong một hội nghị giáo dục tại Portugal, đã ra lệnh xé bỏ một trang của tờ chương trình vì đã nhắc đến tên Đài Loan mà bà cho là bị xúc phạm.
Cho đến nay đã có khoảng 400 Viện Khổng Tử được thành lập bên
ngoài Trung Quốc, ở cấp Trung Học và Đại Học, do Bộ Giáo Dục Trung Quốc tài trợ.
Sự hiện diện của các Viện Khổng Tử tại các trường đại học
Hoa Kỳ ngày càng trở thành một đề tài tranh cãi gay gắt. Nhiều lập luận cho rằng
các Viện Khổng tử không phải là điều tốt lành mà thực sự là một sự thách đố đối
với quyền tự do vì chúng chỉ là những cánh tay tuyên truyền của một chế độ chà đạp
quyền tự do học thuật, và cho rằng Viện Khổng Tử là một cơ hội cho Bắc Kinh quảng
cáo cho đất nước họ, và để xóa bỏ đi hình ảnh bị nhiều người xem là một chế độ
đơn điệu và một xã hội khép kín.
Bruce Lincoln, một giáo sư sử học và
tôn giáo cho rằng việc để cho chính phủ Trung Quốc thuê mướn và trả lương cho các
giáo viên tại trường đại học là chuyện đi quá xa. Ông Lincoln nói: “Không
có tiền nào là sạch. Nhưng một số loại tiền bẩn hơn những loại khác. Giả sử có
một công ty sản xuất thuốc lá đến một trường đại học và yêu cầu được quản lý
khoa dạy về chất độc thì liệu trường đại học có nên đồng ý hay không? Nhưng đây
lại là trường hợp của Viện Khổng Tử.”
Đại Học Chicago
không phải là nơi đầu tiên đóng cửa Viện Khổng Tử. Đại học Mc
Master ở Canada đã đóng cửa Viện Khổng Tử khi một giáo viên người Trung Quốc,
Sonia Zhao, cho biết vào năm 2012 rằng hợp đồng của cô yêu cầu cô phải giấu,
không được nói mình là thành viên của Pháp Luân Công, một phong trào duy linh
bị chính phủ Trung Quốc cấm hoạt động. Cô cũng nói rằng,trong khi dạy, cô đã
được yêu cầu lách câu hỏi của sinh viên về các chủ đề nhạy cảm – sự chống đối
của người Tây Tạng,những người bất đồng chính kiến bị giết ở Thiên An
Môn – bằng cách đổi đề tài sang những chủ đề đã được phê duyệt.
“Kể từ khi tôi rời Viện Khổng
Tử, lần đầu tiên, tôi cảm thấy tự do trong lòng“, Zhao cho biết tại một
cuộc tụ tập để ủng hộ việc cô xin hưởng quy chế tị nạn.
Năm ngoái, cũng tại Canada, Hiệp
hội các Giảng viên Đại học kêu gọi các trường đại học giảm hoặc tránh quan hệ
với các Viện Khổng Tử bởi vì nó được “trợ cấp và giám sát của chính quyền độc
tài Trung Quốc.”./.
0 comments:
Đăng nhận xét