Nguyễn Văn Thạnh
Để có thể đưa con ngựa vào cỗ xe, người chủ thường bịt mắt chúng rồi nhẹ nhàng
mơn trớn đưa chúng vào vị trí. Sau khi con ngựa yên vị trong chiếc xe kéo,
người chủ còn ràng buộc hàng loạt sợi dây qua đầu, qua miệng của chúng. Có một
số con ngựa phản ứng bằng cách quầy quả, lắc đầu cho có theo bản năng nhưng đa
số ngoan ngoãn làm theo.
Sau khi mọi việc đây vào đấy, ông chủ nhảy lên xe, tay giật cương, tay phất roi da. Con ngựa chỉ còn cách gồng sức kéo cỗ xe và người chủ của nó.
Trên là việc thuần ngựa kéo xe. Trong thực tế có nhiều dân tộc bị một nhóm nhỏ thuần phục và cai trị như vậy.
Ban đầu nhóm cai trị dỗ ngon ngọt hứa hẹn nhân dân nhiều điều tốt đẹp (thường là ảo vọng hạnh phúc, cuộc sống sung túc kiểu làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu). Rồi họ nại một số lý do để đưa ra một số bộ luật, bên ngoài nghe hay nhưng thực chất không khác gì miếng bịt mắt và dây cương như con ngựa trên. Nếu mọi việc thành công thì lớp cai trị tha hồ giật dây cương và vung roi da để điều khiển nhân dân đi đâu mà chúng muốn. Đã vào tròng, vào ách thì biết ngày nào ra?
Thủ đoạn đơn giản nhưng nhiều dân tộc đã sập bẫy, nhiều dân tộc khôn ngoan hơn trong đó người Hồng Kông.
Hồng Kông là thành phố có 7 triệu dân nhưng mỗi năm thu nhập
đến hơn 300 tỷ USD, tầm gấp đôi số tiền mà 90 triệu người VN kiếm được cùng
thời gian. Không thấy dân Hồng Kông đi làm vợ hay đi làm osin cho các nước.
Cách đây hai năm, những gã chăn dân chuyên nghiệp ở Bắc Kinh muốn bịt mắt một phần dân
Thua keo này, bày keo khác, một thủ đoạn mới được đưa ra; mới đây lãnh đạo Bắc Kinh lấy chiêu bài cần bầu người yêu nước họ qui định người dân Hồng Kông chỉ có thể chọn người lãnh đạo cho mình trong số người người do trên đưa xuống. Nôm na là kiểu đảng cử dân bầu như ở ta.
Là con người chứ không phải con ngựa, người Hồng Kông không thể bị bịp dễ đến vậy.
Họ đã nhất loạt đứng lên phản đối, họ quyết liệt, rất quyết liệt, vì họ biết rằng một khi dây cương đã tròng vào đầu thì rất khó gỡ.
Thủ lĩnh của họ không phải là cây đa cây đề mà chỉ là cậu bé
17 tuổi. Dân trí cao, họ nghe tiếng nói của lẽ phải, của lương tri thay vì câu nệ
ai là người nói.
Người Hồng Kông đã sống với kiếp người, trong khi nhiều dân tộc khác còn sống dưới dây cương, roi da và tấm màn che mắt của kiếp ngựa.
0 comments:
Đăng nhận xét