Bảo Nam
Đó là câu nói của nhiều người trong các buổi tiếp dân khiếu kiện dự án công trình thủy lợi hồ Sông Sào (giai đoạn 2) đi qua xóm Đông Xuân, Đông Mỹ xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An. Dự án khởi công tháng 8/2013 có tuyến đường hầm tuynen dưới lòng đất, đi qua nhiều nhà dân, độ sâu từ 25 đến 27m, tổng chiều dài chưa đầy 2km. Chính vì công trình này mà hầu hết giếng đào dùng ăn uống, sinh hoạt của dân bị khô nước (nước mất). Khi thi công, mìn nổ rung nhà chuyển cửa làm một số nhà dân móng lún, tường nứt, ngói, bê rô xi măng lợp nhà tụt mái, rơi vỡ (nhà tan).
Nghe nhà báo
đến, nhiều người dân ở xóm Đông Mỹ tập trung kể về “nước mất, nhà
tan” vì công trình thủy lợi hồ Sông Sào giai đoạn 2.
Nhận được đơn
thư phản ánh, sáng 8/9 chúng tôi về xóm Đông Mỹ, Đông Xuân của xã Đông
Hiếu. Ông Thái Văn Hương xóm trưởng xóm Đông Mỹ nói “ Thực trạng
giếng đào của dân bị khô nước, tường, móng nhà bị lún, rạn nứt là
có thật. Vấn đề bức xúc này tôi và dân đã trực tiếp phản ánh lên
bà Nguyễn Thị Lộc chủ tịch xã Đông Hiếu, trực tiếp đưa đơn khiếu
nại lên chủ tịch, phó chủ tịch thị xã Thái Hòa nhưng đến nay vẫn
chưa có giải pháp thỏa đáng. Mặc dù Ban quản lý dự án (BQLDA) là
công ty trách nhiệm hữu hạn ( CT-TNHH) thủy lợi Phủ Qùy đã có động
thái khắc phục, làm 3 giếng khoan (hỏng 1 còn 2). Tuy nhiên 2 giếng
còn lại không thể đáp ứng sinh hoạt cho hơn 50 hộ, 150 khẩu”.
Qua “mục sở
thị” mới thấy dân ở đây khốn khổ đủ đường khi từ giếng đào của nhà
mình tự bảo quản, vệ sinh, ăn uống sinh hoạt, tắm rửa thoái mái, nay
“nước mất” trì trật kêu lên kêu xuống BQLDA mới cho được 2 giếng khoan.
Bà Chu Thị Mai 78 tuổi, chân run lẩy bẩy do già nua, chồng là ông Trương Lầu 90 tuổi, mắt mù, tai
điếc, bà Mai kể “ Giếng nhà tôi chưa bao giờ cạn, nước trong vắt quanh
năm, nay nước cạn khô, tuổi già thế này mà còn đi gánh nước xa nhà,
khổ hết nói”. Cùng cảnh ngộ như ông Lầu, bà Mai còn có ông Võ Văn
Long bị lòa hai mắt, bà vợ chân què, ông Lê Hồng Sơn 85 tuổi, bà Vũ
Thị Nho 76 tuổi… may có nhiều người khỏe mạnh giúp đỡ mới có nước
ăn uống, sinh hoạt. Anh Nguyễn Tiến Cường nói “ Vì giếng khoan chỉ có
hai cái mà lượng người quá đông, máy bơm hoạt động liên tục, nước
không đủ nên khoảng vài ba chục phút lại phải nghỉ. Đó là chưa nói
đến có lúc mất điện, hoặc sự cố máy bơm bị cháy thì khốn khổ hơn
nhiều. Dân đang sống êm ấm, đoàn kết mà từ mất nước đã làm đảo lộn
mọi sinh hoạt, đã có nhiều lần người nọ chửi bới người kia cũng
từ giếng khoan này vì tranh giành nhau để kịp phục vụ con nhỏ, vợ
ốm”…
Nhà chị Phan Thị Minh ở xóm Đông Xuân bị nứt toác vì mìn nổ làm đường hầm công trình thủy lợi. |
Chuyện khốn khổ
vì nước không kể hết, nhưng nguy hiểm hơn là để có đường hầm tuynen
sâu trong lòng đất, nhà thầu thi công là Công ty cổ phần Lũng Lô 9 đã
nổ mìm ngày đêm làm nhiều nhà dân lún móng, nứt toác tường, bê rô xi
măng, ngói lợp nhà rơi vỡ. Chị Phan Thị Minh xóm Đông Xuân chỉ cho
chúng tôi xem mái bê rô xi măng bị tốc, tường nhà nứt toác rồi đau
xót kể “ Tôi có hai đứa con nhỏ, cháu sau mới 2 tuổi, mỗi lần mìn
nổ, nhà rung, lắc, cháu đang ngủ bị hất tung lên, nó khóc thét bò
tìm mẹ. Tôi đang làm ngoài vườn chạy vào ôm lấy cháu, thấy nó run
bần bật, mấy ngày sau nó vẫn cứ ôm riết lấy mẹ vì sợ hãi”. Nỗi
khiếp đảm, kinh hoàng từ mìn nổ còn ám ảnh lâu dài đến sức khỏe,
trí não đối với con anh Nguyễn Tiến Cường, con anh Bùi Văn Thông, con
anh Triệu Quang Hải (các cháu từ 20 ngày đến 2 tháng tuổi).
Trước những bức xúc từ nổ mìn, bị dân ta thán thúc ép đã có lần bà chủ tịch xã Đông Hiếu, Nguyễn Thị Lộc ra văn bản đình chỉ tạm nổ mìn nhưng bên nhà thầu không chấp nhận. Không còn cách nào khác, dân tình từ người già, phụ nữ kéo đến cửa hầm, chui vào trong, bất chấp nguy hiểm ngăn cản nhà thầu, không cho công nhân nổ mìn. Công an nhận được điện báo sao đó đã đến hiện trường, nhưng thấy người dân trình bày, nói lên những bức xúc có lý nên rút về. Bây giờ thì việc nổ mìn đã tạm dừng, nhưng mọi hậu quả của công trình thủy lợi vẫn còn đó, đè oằn lòng người dân. Đây là công trình lớn do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư xây dựng, chắc chắn nay mai công trình lại tiếp tục tiến hành, trong lúc đó các hậu quả như nước, hư hỏng nhà cửa của dân vẫn chưa giải quyết dứt điểm, lòng người chưa yên thì điều gì sẽ xẩy ra ? Đây là câu trả lời mà chủ đầu tư Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, ban quản lý dự án là công ty TNHH thủy lợi Phủ Qùy, cùng nhà thầu và các cơ quan liên quan họp bàn để có một giải pháp hữu hiệu, hợp lòng dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho dân, đúng pháp luật.
Trước những bức xúc từ nổ mìn, bị dân ta thán thúc ép đã có lần bà chủ tịch xã Đông Hiếu, Nguyễn Thị Lộc ra văn bản đình chỉ tạm nổ mìn nhưng bên nhà thầu không chấp nhận. Không còn cách nào khác, dân tình từ người già, phụ nữ kéo đến cửa hầm, chui vào trong, bất chấp nguy hiểm ngăn cản nhà thầu, không cho công nhân nổ mìn. Công an nhận được điện báo sao đó đã đến hiện trường, nhưng thấy người dân trình bày, nói lên những bức xúc có lý nên rút về. Bây giờ thì việc nổ mìn đã tạm dừng, nhưng mọi hậu quả của công trình thủy lợi vẫn còn đó, đè oằn lòng người dân. Đây là công trình lớn do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư xây dựng, chắc chắn nay mai công trình lại tiếp tục tiến hành, trong lúc đó các hậu quả như nước, hư hỏng nhà cửa của dân vẫn chưa giải quyết dứt điểm, lòng người chưa yên thì điều gì sẽ xẩy ra ? Đây là câu trả lời mà chủ đầu tư Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, ban quản lý dự án là công ty TNHH thủy lợi Phủ Qùy, cùng nhà thầu và các cơ quan liên quan họp bàn để có một giải pháp hữu hiệu, hợp lòng dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho dân, đúng pháp luật.
Miệng hầm
tuynen, nơi khởi nguồn nước mất, nhà tan cho 2 xóm Đông Mỹ và Đông
Xuân.
Xin nhớ lấy bài
học cách đây mấy năm, ở phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa một nhà
máy gỗ ép liên doanh của TQ- VN mọc ngay trong khối dân cư đông đúc đã
gây ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Tỉnh chỉ đạo huyện phải dẹp dân,
để nhà máy tồn tại. Nhưng trước sự đoàn kết của trăm người như một,
cuối cùng toàn bộ nhà máy phải chuyển đi nơi khác.
Điểm qua một tý
để trở lại chuyện “nước mất, nhà tan” nói trên, đó là việc triển
khai, thi công mọi dự án, tất cả phải vì dân, vì quyền lợi của dân
ngay cả những việc trước mắt. Còn
bắt dân trước tiên “chết mòn, chết héo” , để công trình phục vụ cho
ai là điều không thể chấp nhận. Dân trí bây giờ không phải như thời
phong kiến, cứ chống là đánh, là bỏ tù. Những chuyện “đao phủ” đó
đã quá lạc hậu cho các nhà cầm quyền, vì dân bây giờ rất dũng
mạnh, đoàn kết. Người biết nhiều bày cho người biết ít, giúp đỡ
nhau khi đói khi no, người này vào tù người khác thay thế để tranh
đấu.
Có câu nói, dân là nước, nước chở thuyền đi, nhưng nước cũng sẽ nhấn chìm thuyền mà các nhà chức trách chuyên hào hứng khi có các dự án nên nhớ !
Bảo Nam
0 comments:
Đăng nhận xét