Blogger
Điếu Cày tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN
Phóng
viên Nam Nguyên phỏng vấn blogger Điếu Cày qua Skype chiều 27/10/2014
|
Một tuần sau khi tới Los Angeles, Tiểu bang California Hoa Kỳ, tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã dành cho Đài ACTD cuộc phỏng vấn đặc biệt. Xin nhắc lại ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được Chính quyền Hà Nội phóng thích hôm 20/10/2014 vừa qua và bị đưa thẳng ra phi trường buộc rời khỏi Việt Nam.
Đấu
tranh bằng truyền thông
Nam Nguyên: Kính chào ông Điếu Cày Nguyễn
Văn Hải. Hôm nay được 1 tuần từ khi ông được trả tự do và đến Mỹ. Hầu hết những
người bất đồng chính kiến khi buộc rời VN ra nước ngoài cư trú đều có mối ưu tư
là sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục con đường mà mình đã chọn khi ở
Việt Nam. Kế hoạch sắp tới của ông như thế nào?
Blogger
Điếu Cày: Thưa
anh Nam Nguyên và kính thưa toàn thể thính giả, thực tế thì tôi đã bị tách khỏi
môi trường đấu tranh ở trong nước 6 năm, 6 tháng, 2 ngày rồi. Vì vậy, bây giờ
nói tôi bị tách khỏi môi trường đấu tranh ở trong nước thì cũng không được
chính xác lắm. Còn đi ra nước ngoài như thế này, khi phải thay đổi môi trường
sống, môi trường đấu tranh thì cũng cần có thời gian để hội nhập vào. Tôi nghĩ
rằng tôi cũng có thể hội nhập sớm hơn.
Nam Nguyên: Thưa ông, tiếng nói của
một người trong tư thế lưu vong sẽ khó có tác động mạnh mẽ như khi họ còn ở
trong nước. Điều này chính quyền VN biết rõ, nên muốn đẩy tù nhân lương tâm ra
khỏi nước nếu phải trả tự do cho họ. Blogger Điếu Cày sẽ có phương thức mới để
đấu tranh, ông có thể tiết lộ đôi chút?
Blogger
Điếu Cày: Cũng
có một vài người hỏi tôi vấn đề này nhưng tôi cũng chỉ xin chia sẻ như sau:
Bởi vì
chúng tôi hoạt động tự do báo chí trên internet mà trên internet thì không có
khoảng cách. Còn khi đấu tranh ở trong nước, chúng tôi có tham gia đấu tranh
xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hoặc là tẩy chay Olympic Bắc Kinh. Trong
những cuộc biểu tình đó, câu lạc bộ nhà báo tự do đã nhận vai trò đi đầu, dẫn
dắt. Thế nhưng khi anh em chúng tôi bị đàn áp, bị bắt thì những cuộc biểu tình
vẫn tiếp tục xảy ra. Và những cuộc biểu tình sau thì lại càng đông hơn những
cuộc biểu tình trước. Như vậy, chúng tôi ngoài việc thắp lửa ban đầu thì không
nhất thiết chúng tôi phải có mặt trong những cuộc biểu tình đó mà chúng tôi vẫn
cứ giúp được anh em, vẫn cứ giúp được đồng bào, vẫn cứ giúp được phong trào. Đồng
thời cũng đã khơi dậy chiến dịch biểu tình chống Trung Quốc. Ra ngoài hải
ngoại, làm việc trên internet thì không có khoảng cách, tôi cũng không nghĩ
rằng tôi bị tách khỏi xã hội Việt Nam thì tôi sẽ không hoạt động,
không đấu tranh được.
Nam Nguyên: Vâng, như vậy sẽ có kế
hoạch là ông Điếu Cày trở lại câu lạc bộ báo chí tự do mà ông là một trong
những người sáng lập?
Blogger Điếu Cày: Thật ra, ngay sau khi rời khỏi sân bay về đến nhà thì từ ngày hôm đó đến hôm nay chúng tôi đã thực hiện những việc đó là kết nối. Đến hôm nay, chúng tôi đã một nhóm ở đây rồi. Anh em từ Canada sang cũng đã có một nhóm ở đây. Do vậy những chương trình sắp tới tôi đang thảo luận, bàn bạc để tiếp tục làm việc. Tôi là người của hành động nên từ hôm đó đến nay, mặc dù là chưa được khỏe để tiếp xúc với anh em bên truyền thông nhưng chúng tôi đã thực hiện những việc kết nối anh em trong và ngoài nước rồi.
Nam Nguyên: Thưa có phải điều đó là điều ông Điếu Cày hơn hẳn những nhà tranh đấu khác khi họ bị đi lưu vong không ? Đó là sự kết nối không những trong nước mà cả ngoài nước nữa. Và cũng nhờ thời đại internet phát triển mạnh nên đó là một thế mạnh phải không, thưa ông?
Blogger Điếu Cày: Vâng, tôi rất tâm đắc với cuốn “Thế Giới Phẳng” và cũng rất tâm đắc với cuốn “ Sống Sao Trong Thời Đại Số”. Vì vậy những việc chúng tôi làm, chúng tôi thấy có mình ở trong đó. Chúng tôi cũng học được nhiều điều ở trong đó. Và chúng tôi sẽ tiếp tục ứng dụng nó. Bởi vì trong thế giới phẳng này, trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa và hội nhập, hợp tác và phát triển này thì việc liên lạc, việc đi lại cũng không phải là khó khăn như trước. Do vậy, ở hải ngoại này tôi vẫn cứ làm việc hiệu quả được như thường.
Nếu đem
tôi mà so sánh với những người khác thì tôi nghĩ cũng không nên vì tôi mới
sang, tôi cũng rất tôn trọng các anh em khác. Mỗi người có một sự lựa chọn
riêng của mình. Trong những phong trào cũng thế thôi. Việc lựa chọn là việc của
mỗi người. Mỗi người có thể tham gia với một cấp độ khác nhau. Vì thế tôi xin
không bình luận về việc so sánh giữa tôi và những người khác.
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được người Việt hải ngoại chào đón tại Los Angeles tối 21/10/2014. |
Blogger
Điếu Cày: Tôi
thấy những giá trị của dân chủ là tôn trọng quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn
luận. Tôi cũng quan niệm rằng một đảng chính trị thể hiện ý nguyện của người
dân. Nếu mà một nhóm này thể hiện được ý nguyện mà nhóm khác cũng có thể thể
hiện được ý nguyện của riêng mình. Trong một xã hội mà một nhóm khi nó đủ mạnh
mà nó còn tước đoạt đi cái quyền được cất lên tiếng nói, cái quyền được biểu
đạt ý nguyện của những nhóm khác thì cái nhóm đó trở thành độc tài và trở thành
nguy hiểm cho xã hội. Tất nhiên, những xã hội đó không thể có dân chủ được.
Lá bài của chính quyền VN?
Nam Nguyên: Chính quyền Việt Nam dùng tù nhân lương tâm để trao đổi một số quyền lợi với nước ngoài mà trường hợp điễn hình cũng là trường hợp của Điếu Cày. Việt Nam không thực tâm cải thiện nhân quyền, dân chủ. Lá bài này được sử dụng nhiều lần, theo ông phải làm gì để hóa giải vấn đề đó để nó không xảy ra nữa và phải thực sự thay đổi nhân quyền?
Blogger Điếu Cày: Đó là câu chuyện truyền thông chúng ta cần phải làm. Với những người đấu tranh dân chủ như chúng ta thì việc cất lên tiếng nói thay cho những người tù mà đã bị bắt vào trong đó là điều rất quan trọng. Chính nhờ truyền thông chúng ta loan tin rộng rãi, đấu tranh mạnh mẽ thì sẽ đưa được tiếng nói của những người tù đến được với những tổ chức quốc tế mà khiến họ phải lưu tâm, khiến họ cũng phải góp tay đấu tranh để yêu cầu những chính quyền độc tài phải thả người của chúng ta ra.
Nam Nguyên: Theo các tin ghi nhận, bạn bè trong nước hy vọng ông không bỏ cuộc, nhưng tranh đấu ở hải ngoại thường phải dựa vào một tổ chức nào đó, chứ tranh đấu đơn độc thì không có kết quả. Ông nhận định gì?
Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ anh em nói cũng có phần đúng. Tuy nhiên điều đó tùy vào mỗi nhóm và mỗi công việc của mỗi người làm. Chúng tôi làm việc trên truyền thông, vì vậy, vì vậy chúng tôi sẽ thành lập nhóm chuyên làm về truyền thông. Chúng tôi không vào một nhóm nào nhưng lại ủng hộ tất cả các nhóm có thể cất lên tiếng nói giùm các nhóm. Tôi nghĩ mỗi một tổ chức nào cũng cần có truyền thông. Nếu những tổ chức nào cần hỗ trợ về truyền thông thì chúng tôi đều có thể giúp đỡ được.
Do
vậy, tuy chúng tôi không thuộc về một nhóm nào nhưng lại giúp đỡ tất cả các
nhóm bởi vì với một tổ chức chính trị thì truyền thông là quyền lực số một. Còn
khi nó đã thành một nhà nước, có công an, có quân đội, có chính quyền nó mới
xuống quyền lực thứ tư. Cho nên chúng tôi sẽ bắt đầu bằng truyền thông và chúng
tôi sẽ dùng truyền thông để khích lệ, để hỗ trợ các phong trào đấu tranh dân
chủ, các tổ chức hoạt động đấu tranh dân chủ, để đòi tự do, dân chủ cho nhân
dân Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng sử dụng truyền thông để hỗ trợ bất kỳ nhóm nào
mà có mục đích là đấu tranh đem lại dân chủ và tự do cho nhân dân Việt Nam, đem lại
lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, đòi hỏi sự toàn vẹn lãnh thổ thì chúng tôi
đều ủng hộ cả.
Nam Nguyên: Thưa blogger Điếu Cày, ông là tù nhân lương tâm được người Việt hải ngoại tiếp đón ân cần nhất, khác với thái độ dè dặt trước đây với nhiều nhân vật khác. Ông cảm nhận gì về điều này. (Hải ngoại đã cảm thông hơn?)
Blogger Điếu Cày: Hôm nay, được anh phỏng vấn thì tôi cũng nhờ anh chuyển đến đồng bào hải ngoại đã ra sân bay đón tôi là tôi rất xúc động, rất cảm động với tình cảm chân thành của bà con đối với tôi. Đó là niềm hạnh phúc của tôi. Còn cái việc bây giờ bà con có cái nhìn khác đối với những người trong nước ra bên ngoài đấu tranh như thế này thì một phần chúng ta cũng phải thấy rằng đó là do truyền thông. Trước đây, khi truyền thông bất cân xứng thì sự thông hiểu lẫn nhau giữa bên trong và bên ngoài có sự khác biệt. Thế nhưng khi truyền thông đã được thông thương nhiều chiều và đã có sự cân bằng thì sự thông hiểu giữa bên trong và bên ngoài đến với nhau dễ hơn, cảm thông với nhau nhiều hơn. Từ đó, làm cho thái độ thay đôỉ chân thành khác hơn. Chúng ta đều là người Việt Nam cả, đều máu đỏ da vàng. Tất cả những điều chúng ta làm, nếu vì lợi ích chung của dân tộc, của tổ quốc thì chúng ta không ai đi ngược lại những lợi ích, những quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc. Chúng ta tin rằng chúng ta làm đúng và chúng ta không phải lo lắng về cái điều đó.
Chính
vì thế mà bên trong, bên ngoài có hiểu nhau được hay không, tôi mong muốn rằng
truyền thông phải mạnh mẽ lên. Bởi vì ở trong nước khi truyền thông nằm hết ở
trong tay giai cấp thống trị và họ sử dụng toàn bộ hệ thống truyền thông đó để
chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cai trị của mình. Rất nhiều người
ở trong nước sẽ còn hiểu sai lầm về người ở ngoài nước. Người ở ngoài nước thì
lại không đủ thông tin để hiểu về người trong nước thì cũng có thể hiểu sai về
vấn đề đó. Vì vậy chúng ta làm truyền thông, chúng ta phải đẩy mạnh quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngôn luận ở trong nước lên. Và chính bằng sự cân bằng
truyền thông, chúng ta có được sự thông hiểu. Từ đó mới mang đến được sự đoàn kết
và sức mạnh cho dân tộc Việt Nam.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn blogger Điếu Cày. Thay mặt ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin chân thành cảm ơn và xin chúc blogger đầy đủ sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống mới cũng như cuộc tranh đấu mới từ hải ngoại.
Blogger Điếu Cày: Vâng, xin cảm ơn anh. Tôi xin gởi lời cảm ơn quý khán thính giả của chương trình và xin chúc bà con cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại được mạnh khỏe và làm ăn phát đạt.
0 comments:
Đăng nhận xét