Khẩn : TNLT Đặng Xuân Diệu bị hành hạ và xúc phạm nhân phẩm

RadioCTM - Thanh Lan

xuan dieu
Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu
Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu là một thanh niên trong số 17 Thanh Niên Công Giáo đã bị bắt và kết án 13 năm trái pháp luật. Hiện anh đang bị giam cầm tại Trại giam Số 5 Yên Định, Thanh Hóa.
Cần nói thêm anh Đặng Xuân Diệu đã phủ nhận phiên tòa, không làm đơn Phúc Thẩm và không nhận tội. Kể từ đó anh không được gặp gia đình, không được thăm nuôi và tuyệt thực liên tục trong nhà tù, bị biệt giam và nhiều trò hành hạ khác nhau.
Anh Trương Minh Tam, một biểu tình viên chống Trung Quốc tích cực trong các đợt xuống đường vào năm 2011 tại Hà Nội, đã bị bắt và tuyên án về tội danh ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ nhưng lại bị đưa đi biệt giam ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa, và phòng giam giáp vách với phòng của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu.
Hôm 7/10 anh anh Trương Minh Tam, thường được gọi là Trương Ba Không, mãn án tù. Tuy đã được trở về với gia đình nhưng anh Trương Minh Tam vẫn không quên hình ảnh tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, trong địa ngục trần gian Cộng Sản.
Sau đây là phần tường thuật của anh Trương Minh Tam với phóng viên Thanh Lan, mời quý vị cùng theo dõi.
  Download


RadioCTM - Thanh Lan



Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu là một thanh niên trong số 17 Thanh Niên Công Giáo đã bị bắt và kết án 13 năm trái pháp luật. Hiện anh đang bị giam cầm tại Trại giam Số 5 Yên Định, Thanh Hóa.



Cần nói thêm anh Đặng Xuân Diệu đã phủ nhận phiên tòa, không làm đơn Phúc Thẩm và không nhận tội. Kể từ đó anh không được gặp gia đình, không được thăm nuôi và tuyệt thực liên tục trong nhà tù, bị biệt giam và nhiều trò hành hạ khác nhau.

Anh Trương Minh Tam, một biểu tình viên chống Trung Quốc tích cực trong các đợt xuống đường vào năm 2011 tại Hà Nội, đã bị bắt và tuyên án về tội danh ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ nhưng lại bị đưa đi biệt giam ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa, và phòng giam giáp vách với phòng của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu. Hôm 7/10 anh Trương Minh Tam, thường được gọi là Trương Ba Không, mãn án tù. Tuy đã được trở về với gia đình nhưng anh Trương Minh Tam vẫn không quên hình ảnh tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, trong địa ngục trần gian Cộng Sản.

Sau đây là phần tường thuật của anh Trương Minh Tam với phóng viên Thanh Lan, mời quý vị cùng theo dõi.

RadioCTM: Kính chào anh Trương minh Tam, trước tiên xin chúc mừng anh đã trở về với gia đình sau 12 tháng tù giam. Anh Trương minh Tam là một biểu tình viên chống Trung cộng thường hay xuất hiện tại Hà nội. Sau đó thì anh bị giam với tội danh là 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản'; một tội danh rất là mơ hồ, anh có thể cho quý thính giả biết rõ hơn về sự việc này không ạ.

Trương Minh Tam: Dạ, án của tôi cũng chỉ là một án mờ; họ dùng những bản án kinh tế để khai thác về những chuyện an ninh quốc gia, về những vấn đề chính trị, những vấn đề mà người dân VN quan tâm; đó là các quyền con người dưới chế độ cộng sản mà nó ngày một bị bóp méo, ngày một bị co lại như sợi dây thun, nên tôi nghĩ rằng tôi là người có lãi trong một năm qua khi họ huy động cả một hệ thống chính trị đồ sộ như thế để bắt tôi và chỉ kết án được tôi một năm.

RadioCTM: Anh Tam thường hay nhắc đến thanh niên Công giáo Đặng Xuân Diệu, anh kêu gọi mọi người để ý tới tình trạng trong tù của anh Diệu. Anh có thể cho quý thính giả biết rõ hơn trường hợp của anh ấy như thế nào, và lý do gì họ lại bạc đãi anh Diệu như vậy thứa anh?

Trương Minh Tam: Quá cảm phục và khâm phục tinh thần đấu tranh vì những người khác quên cả bản thân mình. Anh ta đã thường bị vào buồng kỹ luật. Gọi là buồng kỹ luật để nghe cho nó có vẻ gì đó. Giống như ở nước ngoài người ta hay gọi là các nhà tù nhưng trong nước người ta nói là không có nhà tù mà chỉ có trại giam. Ở đây người ta cũng hay nói là chỉ có nhà kỹ luật nhưng thật ra chúng ta phải nói thẳng với nhau đó là những cái nhà để cùm chân mọi người với những biện pháp kỹ luật rất hà khắc còn rơi rớt từ thời xưa. Mọi người bị cùm chân chung với nhau và nước sinh hoạt thì được sử dụng rất hạn chế, và đặc biệt là nước uống nhiều khi không đủ. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều [... không nghe rõ...] của anh em đi tù lâu đã thường xuyên do biện pháp pháp luật hoặc do tính tình mà họ phải thường xuyên ra vào nhà kỹ luật thì đến độ [... không nghe rõ...]. Cậu Diệu thì khi vào nhà kỹ luật này thì cậu có thực hiên ngay 10 ngày kỹ luật đó cũng là mười ngày cậu ấy tuyệt thực. Cậu ấy yêu cầu nhà cầm quyền, nhà chức trách trại giam số 5 này phải cung cấp cho cậu đủ nước sinh hoat, trong đó có nước uống để sử dụng nhưng đã nhiều ngày cậu không được sử dụng nước sạch và nước uống; nhưng cậu vẫn cương quyết tuyệt thực đủ 10 ngày. Sau đó thì cậu xuống cùm, quay trở lại buồng biệt giam và làm đơn đề nghị với giám thị trại và điều đấy đã mang lại quyền lời cho anh em ở trong cái buồng kỹ luật rất lớn.

Trước kìa anh em không được tắm giặt, không được rửa mặt, không được mang chăn màn vào trong buồng kỹ luật. Họ phải sống chung với nước tiểu và phân thải ra trong 10 ngày để ngay bên cạnh mình như thế. Hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được, nhưng ít nhất anh em cũng đã giải quyết được vấn đề nho nhỏ là anh em được đánh răng, được rửa mặt hàng ngày, và có thể được lau qua người một chút. Đấy cũng là cái điều tôi vui mừng là cậu ấy đã đấu tranh cho mọi người. Sau đó xuống buồng kỹ luật riêng này thì ngoài tôi và cậu ấy thì trại vẫn cho phép nhận đồ đạc gởi vào, được cấp sách báo, nhưng chúng tôi không được cấp tivi để xem như ở ngoài làng. Vẫn được nhận đồ bình thường và chúng tôi được mở cửa lồng cọp ra để ra sân tắm nắng và để có thể thể dục được. Còn lại tất cả các anh em khác thì mỗi một buồng được thiết kế khoảng tầm là 10m2 trong đó có 2.5m2 dùng cho tắm giặt và vệ sinh. Trong đấy thì chỉ có một cái bồn nước 80 lít, và họ xây hai cái bệ nằm. Tuy nhiên nếu lúc nào không đông họ nhốt hai người, còn lúc nào đông quá thì thậm chí người ta sẵn sàng nhốt tới 4 người và vẫn chỉ cung cấp một điều kiện sinh hoạt eo hẹp như thế thôi. Hằng ngày thì họ bị nhốt đóng cửa 100% nhìn ra một cái ô thoáng và được đưa thức ăn vào hai ngày. Chúng tôi gọi đó là chuồng cọp vì nó đúng như chuồng cọp thực sự bởi vì con người ở đây nó đã như một con súc vật còn có biết ngồi, ăn, và kiếm trò cho người khác xe bộ mặt của mình qua ô thoáng.

Diệu vẫn tiếp tục làm đơn kiến nghị, và trong lần kiến nghị này thì họ cũng phong tỏa thông tin giữa tôi với Diệu nhưng chúng tôi vẫn tìm cách liên hệ được với nhau..., thì Diệu có nói rằng cậu đã từng bị cán bộ đánh đập, trong đó cậu ấy nói là cán bộ Hoàng Đức Tài hay Hoàng Minh Tài gì đó, là cán bộ giáo dục đã từng đánh cậu ấy. Nhưng sau này họ sợ là câu chuyện đó bị lộ nên họ từ chối làm việc với cậu ấy. Sau đó thì họ giam cậu ấy vào với một tên phạm tội giết người; và ở đây thì họ dùng tù trị tù, cậu ấy hơn cậu Diệu 20 tuổi nhưng đối xử với cậu Diệu tàn nhẫn như một ông chủ đối với một con trâu, con bò. Có nghĩa là bắt đánh đập, không được dùng quạt, không được dùng nước sạch, bắt phải ngồi im để cho cậu ấy vẽ chân dung nửa mặt người nửa mặt chó lên trên các bức tường. Sau đó cán bộ trại giam vào bình phẩm khen cậu ấy là có năng khiếu vẽ thì thử hỏi như vậy thì còn gì là nhân phẩm của một con người nữa đúng không thưa chị.

Tôi không phải trải qua những giây phút tôi phải sống như thế, nhưng qua những câu chuyện mà em nó kể lại với tôi trong ấy để tôi đưa thông tin ra đây, đến bây giờ tôi vẫn thấy nó kinh hoàng quá chị ạ. Tôi mới chỉ bị người ta tước đoạt một số những quyền đời sống tinh thần của tôi mà tôi đã ví von. Tôi nói với họ rằng tôi đang sống như một con súc vật rồi, nhưng ở đây em tôi sống như thế thì thực sự là còn không bằng một con súc vật nữa chị ạ. Bởi vì em tôi thực hiện biện pháp tuyệt thực để báo động cho trại biết rằng cần phải thay đổi một biện pháp gì đó với những người xung quanh của em tôi, thì họ không giải quyết mà họ còn xúc phạm, chửi bới nhiều đến nỗi để cậu ấy đến nay -- bảy tháng nay -- không ăn một bữa cơm trưa nào, chỉ nhận phần cơm ít ỏi vào bữa tối với những đồ ăn rất nghèo nàn ở trong tù để duy trì một sự sống để đấu tranh cho người khác chứ không phải cho riêng mình chị ạ. Đấy là điều mà tôi khâm phục và cảm phục.

Diệu gửi lại cho tôi 51 chữ, hãy về nói với mẹ cậu ấy, quỳ xuống xin lỗi thay cho cậu ấy một lần nếu như cậu ấy không về được; bởi vì cậu ấy biết rằng 10 năm nữa thì cậu có thể chia tay mẹ cậu bất cứ lúc nào (giọng run vì xúc cảm). Tôi xin lỗi chị... Cậu ấy dặn tôi là hãy làm cho cậu ấy một điều gì đó nhưng đừng để cho gia đình cậu ấy hoang mang. Mong tất cả mọi người hãy cùng tôi, hãy cho gia đình cậu ấy, hãy cho cậu ấy một niềm tin! Không có niềm tin vào cộng sản thì cũng có niềm tin vào những con người như chúng ta, những con người còn biết nhân nghĩa.

RadioCTM: Thưa anh Tam, anh Đặng Xuân Diệu có những mong muốn gì muốn gửi anh mang ra ngoài cho cộng đồng được biết không thưa anh?

Trương Minh Tam: Cậu ấy nhắn gửi với tôi tất cả những điều đó là: cậu ấy mong cộng đồng quốc tế hãy thành lập một cái giải thưởng trao cho cậu ấy dù rất là nhỏ bé thôi về một con người đấu tranh vì quyền tự do của con người để trao cho mẹ cậu ấy, nhận thay cho cậu ấy, để cho bà Cụ mát lòng trước khi ra đi, nếu như điều xấu số đó xảy ra. Còn cậu ấy nói rằng 51 chữ đấy, đó là cậu ấy tuyên thệ rằng ngày nào còn cộng sản thì cậu ấy không đội trời chung [với CS].

Lời nói của cậu ấy được gửi tới Giám mục Giáo phận Vinh để mọi người đọc những lời của cậu ấy và để nếu như cậu có chết thì không lấy gì làm sốc. Những lời đó là:

"Tôi khát khao được gửi toàn dân nước Việt, sự thật sẽ giải thoát chúng ta."... Nhưng cậu bảo là không biết là lời dẫn từ kinh thánh bởi vì đó là một câu quen thuộc rồi, ai cũng hiểu nó. Và cái dòng đầu tiên của 51 chữ đó bắt đầu là: “Tôi khát khao được sống trong một xã hội tự do và chân thật. Ở đó con người đối xử với nhau bằng tình thương và trách nhiệm, nhưng vì điều đó mà bị bức hại, tôi bằng lòng đón nhận nó và sẵn sàng chịu chết vì nó!"

Khi nghe em ấy dặn lại những điều này, tôi thật sự rất lo lắng. Tôi sẽ cố gắng làm điều gì đó và mọi người sẽ cùng với tôi.

RadioCTM: Chúng tôi xin cảm ơn những thông tin của anh Trương Minh Tam và cũng xin kính chúc anh luôn nhiều sức khỏe!

  DienDanCTM

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More