BBC
Các nhà hoạt
động nhân quyền Việt Nam đã liên tiếp có các cuộc tiếp xúc với các quan chức
và nhà ngoại giao các nước phương Tây trong hai ngày 20 và 21/11 để thông báo về
tình hình nhân quyền ở quốc gia này.
![]() |
Các nhà hoạt động là một kênh để các nước phương Tây tìm hiểu về nhân quyền Việt Nam |
Họ đã được
ông Sigmar Gabriel, phó thủ tướng Đức đồng thời là lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã
hội (SPD) – một trong hai chính đảng lớn nhất nước Đức, tiếp ở Thành phố Hồ
Chí Minh hôm 21/11 bên lề Hội nghị Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 14 của
Doanh nghiệp Đức.
Cũng trong
ngày 21/11 họ đã có buổi làm việc với các đại diện của Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước đó,
ngày 20/11 tại Hà Nội, tân Đại sứ Hà Lan Nienke Trooster và Đại sứ Nhân quyền
Hà Lan Kees van Baar cũng đã gặp gỡ và trao đổi với các nhà hoạt động nhân
quyền Việt Nam.
‘Câu chuyện khác’
Người có mặt
trong cả ba buổi tiếp xúc trên là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm,
nói với BBC rằng mục đích của các cuộc gặp này là các nước ‘muốn có thêm
thông tin về các trường hợp đàn áp nhân quyền ở Việt Nam’ để buộc Hà Nội phải
thực hiện đúng những cam kết của họ khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc.
“Họ thấy một
câu chuyện khác mà trước đây họ không nhìn nhận được,” bà nói nhưng cho biết
là đại diện các nước ‘không đồng ý hẳn với thông tin mà các nhà hoạt động
nhân quyền đưa ra mà sẽ kiểm chứng thêm’.
“Kết quả khả
quan nhất (của các buổi gặp gỡ) là họ (các nước phương Tây) sẽ chất vấn trực
tiếp với đại diện Nhà nước Việt Nam về từng trường hợp được đưa ra,” bà Quỳnh
nói.
“Đây là một
bước cải thiện cho các anh chị em trong tù đang bị đối xử khá khắc nghiệt như
anh Trần Huỳnh Duy Thức và chị Mai Thị Dung,” bà nói thêm.
Về việc được
một quan chức cấp cao như phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel tiếp, blogger này
cho rằng sẽ ‘tạo cho các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam vị trí cân bằng
hơn’.
“Bên an ninh
buộc phải xem lại hành vi của họ để có cách hành xử tương ứng hơn chứ không phải
đàn áp và sử dụng bạo lực như trước,” bà giải thích.
Theo bà Quỳnh
thì đại diện các nước ‘quan tâm đến tự do ngôn luận’ cũng như ‘tình trạng bị
đàn áp trước và sau khi bị bắt giam’.
“Họ thúc đẩy
việc cải thiện nhân quyền bằng cách phương thức ôn hòa và lịch sự,” bà nói.
‘Đàn áp tinh vi’
![]() |
Các trường hợp 'vi phạm nhân quyền' của Việt Nam đã được nêu ra với đại diện ngoại giao của Mỹ |
Bà cho biết
các nhà hoạt động Việt Nam đã trình bày với đại diện ngoại giao Mỹ về ‘quyền
được biết’ của công dân và ‘sự công tâm minh bạch trong thông tin đối với chiến
dịch ‘Chúng tôi muốn biết’’.
Còn phía Đức
và Hà Lan quan tâm về việc làm thế nào cải thiện tình hình nhân quyền của
Việt Nam bên cạnh thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh châu
Âu.
“Câu đầu tiên
(của phó Thủ tướng Sigmar Gabriel) là nước Đức quan tâm đến tình hình nhân quyền
của Việt Nam bên cạnh phát triển mối quan hệ,” bà Quỳnh thuật lại.
“Việt Nam đã
thành công khi vẽ cho thế giới bên ngoài thấy một số cải thiện nhân quyền bằng
cách thả tù nhân lương tâm nhưng mặt khác họ vẫn có những đàn áp hết sức tinh
vi,” bà nói.
“Cá nhân tôi
là minh chứng cho việc công an sẵn sàng vi phạm một số điều luật của Việt
Nam như giới hạn quyền tự do đi lại bằng cách tịch thu giấy tờ cá nhân.”
Tuy nhiên,
Blogger Mẹ Nấm cũng nói rằng bà ‘không mong đợi lời hứa hẹn của các nước’.
“Thay đổi ở
Việt Nam chỉ có thể là do người dân Việt Nam,” bà nói.
0 comments:
Đăng nhận xét