Tôn
Phi
Trần Đức Thảo (1917-1993) là nhà nghiên cứu triết học nổi tiếng nhất trong lịch sử Triết học Việt Nam hiện đại, quê quán tại làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Trần Đức Thảo (1917-1993) là nhà nghiên cứu triết học nổi tiếng nhất trong lịch sử Triết học Việt Nam hiện đại, quê quán tại làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1936, ông được nhận học bổng sang Paris, Pháp để thi vào trường École normale supérieure (Paris). Ông đậu thủ khoa
bằng Thạc sĩ triết học (Agrégation de Philosophie, tại Pháp, đây là một học vị
chuyên môn trên tiến sĩ, dành cho những tiến sĩ muốn làm giáo sư đại học),
ngang điểm với Jules Vuillemin) tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942). Trần Đức Thảo
trong cuộc đời triết học đã có những công trình lớn. Các tác phẩm nổi tiếng của
ông là: Phương pháp hiện tượng học của Husserl (1942), tiếng Pháp, Phénoménologie et matérialisme dialectique
(Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng). Minh Tâm. Paris 1951, Triết-lý đã đi đến đâu? NXB Minh
Tân - Paris xuất bản
năm 1950, Khuyến khích tinh thần tự do dân chủ (1955), Nội dung xã hội và những hình thức của tự do (1956), Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, tiếng Pháp, NXB Xã hội của Pháp, năm 1973, Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (1988), Logic của cái hiện tại sống động (La logique du présent vivant)(chưa hoàn thiện), Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, Sự hình thành con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
năm 1950, Khuyến khích tinh thần tự do dân chủ (1955), Nội dung xã hội và những hình thức của tự do (1956), Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, tiếng Pháp, NXB Xã hội của Pháp, năm 1973, Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (1988), Logic của cái hiện tại sống động (La logique du présent vivant)(chưa hoàn thiện), Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, Sự hình thành con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
Hồi Việt Nam vừa ‘‘giành được độc
lập’’ tháng 8 năm 1945, thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp,
Trần Đức Thảo đã viết thư gửi về Tổ quốc, bày tỏ tình yêu nước nồng nàn đối với
đất nước. Lá thư được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông
Dương. Năm 1952 ông về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp.
Hồi mới về nước, cụ Hồ có gặp Trần Đức Thảo
và nói: Chú học nhiều, học cao, nhưng về Việt Nam thì phải học nhân dân. Mà nhân
dân thì do đảng lãnh đạo. Câu nói hớ này của lãnh tụ là chủ đề bàn tán của giới
trí thức sau này. Nó đã cho thấy sự độc tài về học thuật của đảng cộng sản ngay
từ hồi đầu thành lập của chế độ.
Vì Trần Đức Thảo quá xuất sắc, năm 1955,
nhà nước cộng sản phân công ông làm giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại
học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Giáo sư
Trần Văn Giàu cho rằng, ở Việt Nam bản thân mình và các đồng nghiệp khác cũng
chỉ là những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, người duy nhất được coi
là nhà triết học, chỉ có Trần Đức Thảo mà thôi.
Vì thế, Trần Đức Thảo được Lê Duẩn chú ý.
Số là ông tổng bí thư này muốn quốc tế biết đến mình như một nhà Marxist đẳng
cấp châu lục, sánh ngang với Mao Trạch Đông và vượt lên trên HCM. Lê Duẩn và
các cộng sự thảo ra một cuốn sách với nhiều tư tưởng. Lê Duẩn gọi Trần Đức Thảo
tới và nói:
-
Chú Thảo này, chú là người có
học hành nghiêm túc về triết học duy nhất ở Việt Nam. Tôi vừa viết cuốn sách này,
muốn nghe ý kiến của chú.
Rồi Lê Duẩn đọc một chặp cuốn sách từ đầu
đến cuối, và sau đó nín thở chờ đợi sự khen ngợi của Trần Đức Thảo. Nhưng nhà
triết học lại nói một câu làm ông tổng bí thư tỉnh mộng: “Tôi nghe, nhưng không
hiểu gì.”
Trần Đức Thảo có thể nói là người có ảnh
hưởng lớn đến nền giáo dục triết học Marx- Lenin nhưng theo chiều hướng phản
bác. Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã
chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo. Nhà trường đòi hỏi
các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng
ông Tửu và ông Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ
trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen
giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên
lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo
án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ
trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn. Duy chỉ có Trần Đức Thảo là có tư
duy giảng dạy kể ít gợi nhiều nên sinh viên bị cuốn hút bởi phong cách sư phạm với
tính phản biện cao.
Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo một cách
kín đáo dùng cái diễn đàn của trường đại học Tổng Hợp Hà Nội để đả kích chế độ,
đả kích Đảng và phê phán những thứ ngụy chân lý. Thí dụ: ông Tửu đã say sưa
giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng.
Còn ông Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở
Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, ông Thảo luôn luôn dùng cái "hạt nhân duy
lý" vì không muốn nhắc đến ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh
giới giữa ta và địch. Nhiều sinh viên ngày ấy, bây giờ đã là những học giả lớn
nói rằng hai thầy Tửu và Thảo đã mở mắt cho họ thấy được bản chất sai lầm của
chế độ ngay từ trên giấy.
Trong khi còn giảng dạy, Trần Đức Thảo đã công
bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Vì muốn bịt miệng
ông, nhà cầm quyền liền vu khống ông dính vào vụ Nhân văn- Giai phẩm. Tiếp đó,
Đảng cách chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung
cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Ðức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt
vặt để sống, phải bán dần bán mòn những bộ từ điển để ăn. Ông bị chặt đứt mọi
liên hệ với thế giới, bị cô lập ngay giữa đồng bào của mình. Thái Vũ kể:
"việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy
tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc
xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn."
Tất cả giới triết học ở Việt Nam đều phải
công nhận Trần Đức Thảo là một người Việt hiếm hoi được học hành đến nơi đến
chốn về triết học và cho thấy người Việt mình cũng có thể tiếp cận rất gần với
triết học thế giới. Đi cụ thể vào tư tưởng, thành tựu của Trần Đức Thảo thì
khác. Có lẽ do bối cảnh đặc thù, không có điều kiện tiếp thu với bên ngoài cộng
hưởng nhiều yếu tố dị biệt của thời cuộc đã khiến cho Trần Đức Thảo không còn
thấy những chân trời. Ông không còn mở cửa đối thoại mà tự giao cho mình trách
nhiệm phòng vệ: bảo vệ cái có sẵn, cái gì xa lạ là bác bỏ thay vì tiếp thu cái
mới để có thể phê phán hay không đồng ý nhưng sẽ phát triển. Mà điều này không
đúng với tinh thần của một triết gia. Triết gia là phải tranh luận để tiếp tục,
để mở thêm những chân trời chứ không phải để khép lại các chân trời. Không ai
dám phủ nhận chất lượng triết học của bản thân Trần Đức Thảo, nhưng đáng tiếc,
có thể nói Trần Đức Thảo là tù nhân của bản thân.
Ông
không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho
ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường
phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống
cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô
độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được
phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man.
Françoise Corrèze, người bạn thân của Trần
Đức Thảo có hay tới thăm ông ở căn phòng khu tập thể Kim Liên, nhưng chỉ bút
đàm, vì phòng bị thu âm.
Năm 1985, sau khi đi Cộng hòa dân chủ Đức
vừa chữa bệnh, vừa làm việc với Viện hàn lâm khoa học của CHDC Đức, ông có sang
làm việc với Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp
với "nghiên cứu khoa học, do Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử".
Theo những anh chị em có dịp tiếp cận, Trần Đức Thảo cho biết ông được tổng bí
thư Nguyễn Văn Linh và Ban bí thư cử sang Pháp để "giải độc trí thức Việt
Kiều" khỏi những ảnh hưởng xấu. Khi Trần Đức Thảo lên thuyết trình, nhiều
cử tọa là bạn học của ông bật khóc. Họ khóc vì sau nhiều năm bị các lãnh tụ
đảng cộng sản cô lập về học thuật, triết học của Trần Đức Thảo- đại diện của
triết học Việt Nam đã tụt hậu gần nửa thế kỷ so với triết học Pháp.
Một năm sau đó, Trần Đức Thảo qua đời. Di
hài ông được nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
Sau đó, để lấy thương hiệu biết tôn trọng
trí thức, nhà nước cộng sản phong cho ông danh hiệu mà khi còn sống không bao
giờ phong cho ông là giải thưởng HCM về khoa học xã hội năm 2000.
• Nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một người
Hà Nội du học ở Pháp, cùng giáo sư toán học Bùi Doãn Khanh viết một cuốn sách
ghi lại những gì họ đã thâu băng những câu hỏi của họ và những câu trả lời của
ông trong 6 tháng cuối cùng khi ông sống ở Pháp. Nó ghi những suy nghĩ chân
thực của ông về 40 năm từ khi ông tình nguyện trở về Việt Nam. Cuốn sách
mang tên Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối, Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ,
2014. Những ai quan tâm đến chính trị Việt Nam hiện đại hoặc triết học dưới
thời cộng sản nên tìm đọc cuốn sách này, để biết rằng ngay dưới ách độc tài
chuyên chế, Việt Nam vẫn còn đó những trí thức gan dạ không hề đi theo chính
quyền lừa bịp nhân dân.
Tôn
Phi
0 comments:
Đăng nhận xét