Vụ mất điện đài không lưu TSN: do nhân sự vận hành sai.

Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất (ACC HCM)
mất điện cả tiếng đồng hồ hôm 20-11-2014
Sự việc Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất (ACC HCM) mất điện cả tiếng đồng hồ hôm 20-11 vừa qua sau gần một tuần điều tra cho thấy là do lỗi của cán bộ nhân viên không lưu yếu kém vận hành sai.

Tất cả những chuyến bay đến phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất vào trưa ngày nói trên đã không thể hạ cánh được vì thiếu thông tin dẫn đường từ đài kiểm soát không lưu, phải bay lòng vòng không có hướng dẫn trên không từ 30 phút hơn để chờ đáp, hay phải đáp nhờ ở phi trường khác. Tin tức cho biết, tại thời điểm xảy ra mất liên lạc đài không lưu, kéo dài từ 11 giờ đến 12 giờ 20, có 54 máy bay trong khu vực trách nhiệm của ACC HCM, và trong thời gian này có tổng số  92 máy bay bị ảnh hưởng. Nhiều máy bay trong Vùng thông báo bay của Sài Gòn và các nơi khác như Hà Nội, Pnom Penh, Singapore, Kuala Lumpur… đã phải đình hoãn cất cánh tại sân, hoặc phải quay trở lại hạ cánh tại sân bay khởi hành, hay phải hạ cánh tại sân bay dự bị.

Theo kết quả cung cấp cho báo chí từ Tổng công ty quản lý bay VN chỉ cho biết lý do mất điện tại đài không lưu sân bay Tân Sơn Nhất là "do hỏng thiết bị lưu cấp điện dự phòng UPS.
Tuy nhiên, vụ việc mất điện được dư luận suy đoán là từ sự bất cẩn vì thiếu khả năng về nghề nghiệp của các cán bộ nhân viên tại đây. Đã có nhiều vụ việc xảy ra nguy hiễm chết người trong ngành hàng không VN trong quá khứ vì quan chức ngành hàng không thiếu kiến năng. Mới đây, chỉ một ngày trước vụ mất điện, đã có vụ một chiếc máy bay của Vietnam Airlines suýt đâm vào một máy bay trực trăng quân sự trên bầu trời sân bay TSN.

Phân tích về sự kiện xảy ra, TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch hội tư vấn Khoa học Công nghệ và quản lý TP/HCM (HASCON) khẳng định rằng "đây không phải là sự cố kỹ thuật" . Ông phân tích cho biết nơi điều hành sân bay "có 4 nguồn điện tất cả. Nguồn thứ nhất là lưới điện bình thường, nguồn thứ hai là lưới điện lưới dự phòng; nếu một cái bị sự cố thì sẽ có cái thứ hai thay thế. Nguồn thứ ba đề phòng trường hợp cả hai nguồn kia bị mất thì sẽ dùng tới một máy phát điện Diesel.

Trong trường hợp cả ba nguồn bị mất, một điều rất hãn hữu, thì sẽ có một nguồn thứ tư dự phòng là UPS. Thiết bị UPS được tích điện từ ba nguồn điện vừa nói dùng dự phòng khi có sự cố nó sẽ tự động mở ra sau khi ba nguồn điện chính mất đi. Theo chính ông quan sát thấy, riêng cái nguồn UPS thì lại có tới ba thiết bị UPS song song với nhau, như vậy thì nguồn điện tại đây không những chỉ có 4 mà có tới 6 nguồn cung cấp.

Theo chính những người trách nhiệm thì nguồn điện chính không bị mất, như vậy thì thiết bị UPS chưa cần dùng tới, chỉ nằm chờ. Thế nhưng họ lại nói UPS bị hỏng dẫn đến mất điện thì hoàn toàn sai về nguyên tắc, nguyên lý. Theo chính họ nói là lưới điện còn hoạt động thì không ai dại gì lại đi thắp máy Diesel lên cả,… nhất là lại không dùng UPS, vì UPS chỉ làm việc khi cả ba nguồn kia bị mất cho nên khi nói rằng UPS bị hỏng làm mất điện như vậy là không đúng theo nguyên lý và cũng không đúng theo sơ đồ đấu giây tại Tân Sơn Nhất.

Ngày hôm qua, Ông Đinh Việt Thắng - TGĐ Tổng công ty Quản lý bay VN xác nhận với báo chí rằng chính cán bộ kíp trưởng của ca trực là ông Lê Trí Tính (Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam) đã thực hiện sai thao tác dẫn tới toàn bộ hệ thống điện bị sập.

Trước "sự cố" có thể ảnh hưởng đến hàng trăm sinh mạng này Bộ trưởng Giao Thông Đinh La Thăng phải lên tiếng trấn an dư luận khi tuyên bố "sẽ sa thải bất cứ người nào có liên quan đến biến cố này". Cùng lúc ông Thăng còn "lên cấp" nhắc đi nhắc lại rằng "không bỏ qua yếu tố phá hoại do một thế lực nào đó có thể nhúng tay vào" và đề xuất Bộ công an vào cuộc làm rõ đồng thời chỉ đạo “Nếu cần thiết sẽ tiến hành xử lý hình sự đối với người trực tiếp gây ra xem có phải là cố tình phá hoại hay không"!

Báo chí quốc tế cũng chú ý quan tâm đến sự việc nghiêm trọng này của ngành hàng không Việt Nam, với nhận định chung là  "sự lơ là trong công tác huấn luyện nhân sự là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng lo này."

"Đây là một sự cố nghiêm trọng mang tính hệ thống và thiệt hại lớn hơn cả sự cố suýt va chạm nhau của 2 máy bay", theo đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa. Và trong lúc đang có tranh cãi có nên mở rộng sân bay mới tại Long Thành hay không, với sự cố này dư luận trong nước cho rằng "với cách quản lý thế này thì liệu xây dựng xong sân bay Long Thành rồi nó sẽ  ra sao?”.  Với chỉ công nghệ cung cấp điện cơ bản và dù có gắn tới 3 hệ thống để phòng nhưng vẫn rơi vào tình trạng tê liệt, công luận thấy rõ về tinh thần trách nhiệm và trình độ kiến năng của các quan chức, nhân viên nói chung tại VN hiện nay. Chính vì vậy mà dân chúng rất lo lắng mỗi khi nhà cầm quyền lại lên kế hoạch xây đập thủy điện, xây lò nguyên tử, xây đường cao tốc. 

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More