Nguyễn Xuân Phúc |
Làm một phép toán so sánh giữa ông Trần Văn Truyền và Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thấy ngay nhiều điểm giống nhau đến bất ngờ, có
khác chăng là ở mức độ tầm vóc và quy mô. Nhớ câu chuyện chuột và bình của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây sẽ thấy ngay nếu ông Trần Văn Truyền là con
“chuột nhắt” đã ra khỏi hang (về vườn) thì ông Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc ắt hẳn phải là một con “chuột cống” vẫn còn nằm trong cái
bình quý (đương chức và còn tham vọng quyền lực), vấn đề là làm sao đánh được
con chuột cống này mà không làm “vỡ bình” như chính lời Phó Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc từng mạnh miệng kêu gọi tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13, ngày
12/6/2014 vừa qua: “Có bao nhiêu ông cán bộ của chúng ta có số tài sản
lớn, câu hỏi này chỉ có thể qua thanh tra, qua sự việc thì mới phát hiện một
cách đầy đủ. Tôi hy vọng rằng, nhân dân cùng với các cơ quan chức năng sẽ làm
tốt công việc phát hiện này trong thời gian tới!”. Thử so sánh qua một
số điểm giống nhau nhưng khác biệt về đẳng cấp giữa hai ông:
1. Phát ngôn và việc làm của 2 vị đầu ngành về chống tham
nhũng
Cả hai ông Trần Văn Truyền và Nguyễn Xuân Phúc đều là các
lãnh đạo đầu ngành về công tác chống tham nhũng: Ông Truyền là nguyên Tổng
Thanh tra chính phủ còn ông Phúc cũng là nguyên Phó Tổng Thanh tra chính phủ, đương
kim Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng. Hãy
xem so sánh những phát ngôn để đời của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng” này:
Xem ra phát ngôn của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ
đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc còn đanh thép hơn nhiều
so với ông Trần Văn Truyền
Đó là phát ngôn, còn thực tế thì sao? Hãy so sánh khối tài
sản tính theo bất động sản của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng”:
Ông Trần Văn Truyền sở hữu căn biệt thự cùng 4 căn nhà gỗ đặc biệt ở xứ tỉnh Bến Tre, rộng trên 16.000m2 ước tính 24 tỷ riêng tiền đất; 1 căn nhà 300m2 được cấp hồi làm bí thư tỉnh ủy; 1 nhà 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân; 3 cơ ngơi ở khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh, do người thân quản lí.
Nhà đất có liên quan đến ông Trần Văn Truyền ước tính trị
giá chưa tới 100 tỷ
Còn khối bất động sản của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban
Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì lại
ở đẳng cấp quốc tế ước tính nhiều nghìn tỷ mà ông Truyền khó có thể so sánh:
Tài sản (tính theo bất động sản) của ông Trần Văn Truyền
xem ra vẫn còn khiêm tốn lắm lắm so với khối bất động sản nhiều nghìn tỷ của
Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham
nhũng Nguyễn Xuân Phúc
Nếu ông Trần Văn Truyền có cái dại của người miền Nam là
ruột để ngoài da, có bao nhiêu đem khoe hết nên bị trảm thì ngược lại, Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc lại có cái mưu mô xảo quyệt, khéo léo che đậy nằm trong bản
chất nên khối tài sản nghìn tỷ của ông chẳng ai biết đến. Mãi cho đến thời điểm
này mới được nhân dân phát hiện như lời ông hô hào và "hy vọng”: “…hy
vọng nhân dân và các cơ quan chức năng phát hiện!” khi trả lời chất vấn đại
biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (12/6/2014) vừa qua.
2. Bổ nhiệm cán bộ ồ ạt trước khi rời nhiệm sở
Ông Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu đã chỉ đạo Vụ Tổ chức
Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) dồn dập tuyển dụng nhân sự một cách ồ
ạt. Trong vòng 5 tháng (từ 3/2011 đến 8/2011), ông Truyền đã ký quyết định bổ
nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ, trong đó nhiều người không có quy hoạch.
Nhưng so với ông Nguyễn Xuân Phúc thì hành động gấp gáp này
của ông Truyền hãy còn “non”, ngay từ khi chạy được vào Bộ Chính trị (tháng 1/2011),
ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu tính toán để lại mạng lưới
chân rết của mình tại Văn phòng Chính phủ. Chỉ trong 10 ngày, ông đã ký hàng
loạt các quyết định về bổ nhiệm cán bộ:
- Ngày 5/1/2011, ông đã ký các
quyết định số 01, 02, 03 và 05/QĐ-VPCP bổ nhiệm:
·
Ông Tô Văn Tuấn (Phó Tổng biên tập Báo
Công Thương, Bộ Công Thương) giữ chức Phó Tổng Biên tập Cổng Thông tin điện tử
Chính phủ;
·
Bà Hoàng Thị Thu Hiền và bà Cao Nhật
Quang giữ chức Phó phòng Công báo;
·
Bà Hoàng Thị Hà (nhân viên nhà khách 37
Hùng Vương) về làm chuyên viên Văn phòng Công đoàn.
- Ngay sau đó, ngày 10/1/2011,
ông lại ký hàng loạt quyết định số 46, 48/QĐ-VPCP, từ số 51 đến 61 và
71/QĐ-VPCP bổ nhiệm:
·
Ông Đặng Duy Hưng (nhân viên nhà khách
108 Nguyễn Du) giữ chức Phó Chủ Nhiệm Nhà khách 108 Nguyễn Du;
·
Bà Nguyễn Thị Thúy (chuyên viên) giữ chức
Phó Trưởng phòng Phòng Lưu trữ, Vụ Hành chính;
·
Ông Nguyễn Trọng Dũng giữ chức Phó Vụ
trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp;
·
Ông Lưu Văn Sáu giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ
Kinh tế tổng hợp;
·
Ông Phạm Vũ Hùng giữ chức Phó Giám đốc
Trung tâm Hội nghị quốc tế;
·
Bà Cao Thị Lệ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ
Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ;
·
Ông Nguyễn Văn Hòa giữ chức Vụ trưởng
thuộc Vụ Quan hệ quốc tế;
·
Ông Nguyễn Thanh Hải giữ chức Vụ phó Vụ
Quan hệ quốc tế;
·
Ông Tạ Công Hoan, ông Nguyễn Đình Hào
và bà Vũ Thị Mai giữ Hàm Vụ phó Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công
vụ;
·
Ông Đậu Xuân Cảnh và bà Nguyễn Thị Mỹ
Dung giữ Hàm Vụ phó Vụ Khoa giáo - Văn xã;…
- Và ngay trước khi rời chức Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ, ngày 6/5/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký thêm
hàng loạt các quyết định bổ nhiệm:
·
Ông Nguyễn Trọng Dũng (trước đó đã được
ông Phúc bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp trong quyết định ngày
10/1/2011) tiếp tục được ông Phúc cho giữ chức Vụ trưởng, hất cẳng bà Nguyễn
Kim Toàn (đang là Vụ trưởng vụ này) về làm giúp việc Ban Chỉ đạo Đổi mới và
Phát triển doanh nghiệp;
·
Ông Trương Hồng Dương (chuyên viên) giữ
chức Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
·
Bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó phòng Thi đua
Khen thưởng) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
·
Ông Nguyễn Hữu Lâm (chuyên viên) giữ chức
Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương;
·
Ông Lê Vũ Bình giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ
Nội chính;
·
Ông Nguyễn Quốc Hùng và và ông Vũ
Quang Lâm giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc gia;
·
Và hàng loạt quyết định thăng Hàm Vụ trưởng cho:
Bà Nguyễn Thị Xa (Vụ Tổ chức cán bộ); ông Đào Trọng Trường (Vụ
Nội chính) và ông Nguyễn Văn Vy (Vụ Kinh tế ngành). Hàm Vụ phó cho: ông
Lê Hồng Minh (Vụ Kinh tế ngành); bà Nguyễn Lệ Thủy (Vụ Pháp
luật); ông Nguyễn Văn Hiền, bà Nguyễn Ngọc Quỳnh và ông Trịnh
Anh Tuấn (Vụ Kinh tế ngành);
Qua đó có thể thấy ông Truyền dại khi bổ nhiệm cán bộ trước
khi nghỉ hưu còn ông Phúc "khôn" hơn vì có những bước chuẩn bị kỹ
lưỡng và quan trọng là ông chưa nghỉ hưu mà leo lên vị trí cao hơn nên chẳng ai
dám ý kiến gì, dù hệ thống cán bộ ông để lại là quả đắng cho người kế nhiệm.
Dù sao thì ông Trần Văn Truyền cũng đã nghỉ hưu, mối họa ông
để lại cho nhân dân cũng không lớn lắm nhưng còn ông Phó Thủ tướng, Phó Trưởng
ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì
vẫn còn đang đương chức và có khả năng tiến xa hơn nữa nhờ các nhóm lợi ích sân
sau, nhất là đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành và cả yếu tố Trung Quốc như độc
giả đã biết. Đây mới là thực sự là nhân tố hút cạn máu Nhân dân, thậm chí là
mất nước, một lần nữa khẩn thiết đề nghị Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW
vào cuộc!
Được biết, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang chạy bạc mặt
khắp nơi, từ gặp các Ủy viên Trung ương, Đại biểu Quốc hội đến các vị lão thành
cách mạng để giải trình, giải thích nhằm bảo vệ cái gọi là “tín nhiệm” mà ông
tưởng rằng ông đang có. Theo ý của Nhân dân kính đề nghị Phó Thủ tướng đừng
chạy nữa, chỉ tốn thời gian, sức khỏe, ngân sách nhà nước và cả chi phí
riêng của gia đình mà ông đã cố gắng thu vén từ bấy lâu. Chỉ cần Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ủy ban Kiểm tra TW thành lập ngay 4 đoàn kiểm
tra: 1 đoàn kiểm tra ở miền bắc, 1 đoàn miền trung, 1 đoàn miền nam và 1 đoàn
qua Mỹ kiểm tra và sau đó công bố cho Nhân dân biết ngay trên Cổng thông tin
Chính phủ là mọi chuyện sẽ rõ!
Nguồn: Internet.
0 comments:
Đăng nhận xét