Tàu cũng đang trộn tứ tung các kiểu mẫu lò nguyên tử

DienDanCTM - 10/12/2014



Mỗi năm có khoảng nửa triệu người Trung Quốc bị chết sớm do hậu quả của ô nhiễm không khí đến từ việc sử dụng than đá. Khoảng 80% lượng điện sản xuất tại Trung Quốc đến từ than đá, là nguyên do chính của ô nhiễm chết người ở đây. 

Thế mà, lượng điện mà Trung Quốc cần để sử dụng sẽ phải gia tăng gấp đôi để đáp ứng với mức độ phát triển kinh tế và đời sống, cho nên những hậu quả mà than đá mang lại cho người dân Trung Quốc sẽ lại càng tệ hơn nữa. 

Với viễn cảnh đen tối đó, việc nhà nước Trung Cộng muốn đa dạng hoá các nguồn năng lượng là điều dễ hiểu. Và năng lượng nguyên tử là tham vọng của Trung Quốc, và coi đó việc phát triển năng lượng nguyên tử là một ưu tiên, bất chấp những nghi ngờ và quan ngại của thế giới bên ngoài, và muốn là vào năm 2020 sẽ gia tăng gấp ba lần khả năng hiện nay qua việc xây cất hơn 2 chục lò nguyên tử đang được tiến hành.

Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, năng lượng nguyên tử là một sự chọn lựa sai lầm. Xây cất những nhà máy nguyên tử lớn luôn tốn nhiều thời giờ và tiền bạc hơn dự tính. Vì những nguồn năng lượng khác ngày càng phổ biến hơn nên năng lượng nguyên tử ngày một kém về phương diện kinh tế. Kế đến là vấn đề an toàn. Trong khi hình ảnh của tai nạn của lò nguyên tử ở Fukushima đang mờ dần đi trong trí nhờ của người dân Nhật thì trong tuần này lại xẩy ra việc lò nguyên tử lớn nhất Âu Châu tại Ukraine bị đóng cửa, làm gia tăng việc đóng cửa những kế hoạch tương tự khác làm gia tăng phí tổn.

Tuy nhiên, Trung Cộng không bị những gò bó kể trên. Nhà nước Trung Cộng sẵn sàng chi trả cho vô số những kế hoạch lỗ vốn thuộc hạ tầng cơ sở, trong khi người dân thì lo lắng nhiều về ô nhiễm không khí (do than đá gây ra) hơn là vấn đề mất an toàn (do lò nguyên tử gây ra), và cùng lúc không có một lực lượng chính trị đối lập nào khác đang được chờ đợi thay thế chính quyền hiện nay và xoá bỏ các dự án nguyên tử.

Tuy vậy, việc vội vã lao đầu vào năng lượng nguyên tử nguy hiểm và ít cần thiết hơn là chính phủ Trung Cộng thừa nhận.

Một bài học chính rút ra từ tai nạn Fukushima là việc điều hành bị chính trị hoá và không minh bạch là điều nguy hiểm. Guồng máy cầm quyền của Trung Cộng cũng mờ ám và vô trách nhiệm, cộng thêm với những mục tiêu đầy tham vọng dựa trên sự mạo hiểm kỹ thuật là những chỉ dấu báo động.

Nguyên do của tai nạn khủng khiếp của xe lửa cao tốc tại Wenzhou vào năm 2011 là do sự sai sót trong việc điều hành.

Trung Quốc nên giảm bớt tham vọng năng lượng nguyên tử và xây những nhà máy theo những mẫu kỹ thuật đã có của Tây phương. Điều đó không có nghiã là Trung Quốc sẽ buộc phải sử dụng than đá như trước đây. Phí tổn của năng lượng tái tạo ngày một giảm xuống và hiệu năng lại gia tăng. Trong năm qua, hơn nửa số lượng những nguồn năng lượng được xây dựng tại Trung Quốc là đến từ nguồn nước, gió và nắng mặt trời. Nếu quả thật Trung Quốc muốn từ bỏ than đó thì việc gia tăng các nguồn năng lượng khác như nói trên là hướng phải chọn.



Thay vì chọn một mẫu lò nguyên tử từ một người bán đã có kinh nghiệm rồi sao chép và sử dụng rộng rãi thì Trung Cộng lại muốn ăn cắp và biến chế các mẫu của Tây phương với ý muốn là có thể giữ bản quyền để rồi bán cho thế giới để kiềm tiền. Hậu quả là hiện đã có nhiều mô hình do chính các xí nghiệp nhà nước làm chủ được tung ra trong tinh thần cạnh tranh mà không có cái nào đã được trắc nghiệm cả.

Hiện nay, nhà cầm quyền VN cũng theo con đường đầy nguy hiểm này, đó là trộn lẫn kỹ thuật điện tử của Mỹ, Nhật, Nga, và Tàu, trong khi đội ngũ chuyên viên và tinh thần trách nhiệm của các quan chức, theo giới quan sát quốc tế, đều ở mức rất đáng lo ngại. Trong những năm qua, việc xây cất và điều hành những đập thủy điện đơn giản hơn rất nhiều vẫn bị nứt lở nặng nề và vẫn làm chết người vì xả lũ vô trách nhiệm. Khổ nỗi, những đề án ở mức nhiều tỉ mỹ kim như các lò nguyên tử này lại là cơ hội làm ăn lớn của các gia đình quan chức ở thượng tầng. /.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More