Giáp Ngọ năm buồn: Nông dân nuôi con gì trồng cây gì cũng… khóc

Hoàng Kim


Bức tranh sản xuất của năm Giáp Ngọ của nông dân Việt Nam xấu tệ, làm ra được sản phẩm với biết bao khó nhọc, tốn kém, mồ hôi, nước mắt, vậy mà khi thu hoạch lại đem đốt hoặc đổ sông hoặc cho trâu, bò, heo ăn do rớt giá.
 
Tình cảnh của nông dân thảm đến rớt nước mắt, đen quá, tối quá!

Viết về tình cảnh của nông dân dễ bị chụp cái mũ bôi đen nông thôn mới tươi đẹp của chúng ta, nên, xin được mạn phép điểm qua các báo và nêu đường link cho nó có tính khách quan.
Sắp Tết, các bộ ngành và lãnh đạo tất cả tỉnh thành từ Bắc chí Nam quyết liệt triển khai bình ổn giá, không những khống chế không cho giá nông sản tăng mà còn phải thấp hơn giá thị trường khoảng 5%.
Nông sản thừa rớt giá nông dân ráng chịu, nhưng khi nông sản thiếu lên giá vào dịp Tết thì thực hiện bình ổn giá, vậy, làm sao mà nông dân không khóc?!
·                     Ngày 10/1/2015, bà Lê Thị Nguyệt nông dân tỉnh Lâm Đồng đổ sữa trước trạm thu mua.

·                     Nông dân làm lúa đồng bằng sông Cửu Long khóc ròng vì giá lúa từ 5.000 đồng/kg xuống còn 4.400 đồng/kg.

·                     Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho heo ăn cà chua vì giá cà chua rẻ mạt.

·                     Nông dân tỉnh Bình Thuận đổ Thanh Long cho bò ăn vì rớt giá thê thảm.


·                     An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng giá bắp cải rẻ, nông dân không buồn thu hoạch mà để chết khô trên ruộng hay đổ xuống sông.

·                     Nông dân Quảng Ngãi đổ dưa hấu cho trâu, bò ăn.

·                     Nông dân tỉnh Cà Mau đốt bỏ mía vì nhà máy ngừng mua.
·                     Mì rớt giá thảm nông dân tỉnh Bình Định khóc trên cánh đồng.

·                     Nông dân tỉnh Đồng Nai bán xoài giá 500 đồng/kg vẫn không có người mua.

·                     Nông dân tỉnh Quảng Nam điêu đứng khi 1kg ớt trái giá 15.000 – 17.000 đồng chỉ còn từ 1.700 – 2.000 đồng, không đủ để người trồng ớt chi phí, trả công cho người… hái ớt.


·                     Nông dân tỉnh Bắc Giang đau lòng vì vải được mùa mất giá.
·                     Nông dân tỉnh Đắk Lắk chặt bỏ cây điều vì mất mùa rớt giá.
·                     Khoai lang của nông dân tỉnh Vĩnh Long từ 800.000-900.000 đồng/tạ xuống chỉ còn 250.000-300.000 đồng/tạ.
·                     Hành tím tỉnh Vĩnh Châu rớt giá, nông dân lỗ nặng.
·                     Ổi Đồng Tháp giá từ 9.000 – 10.000 đồng/kg rớt xuống 2.000-3.000 đồng/ kg.
·                     Đồng bằng sông Cửu Long cá tra rớt giá người nuôi lỗ nặng
16 sản phẩm nông dân các tỉnh lỗ vì giá thấp, biết bao gia đình nông dân bị bần cùng hóa, không thấy Chính phủ thực hiện bình ổn giá để tăng giá cho nông dân.
Nông sản thừa giá thấp nông dân chịu, nông sản thiếu giá cao thì Chính phủ bình ổn giá nông sản.
Nhiều năm nay, cứ Tết đến là các bộ ngành và lãnh đạo các tỉnh thành từ Bắc chí Nam triển khai quyết liệt công tác bình ổn giá, để khống chế giá lương thực thực phẩm không cho tăng.
Báo Thanh Hóa Online cho biết:
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tới thời điểm hiện tại, nguồn cung năm mặt hàng lương thực, thực phẩm chủ yếu như: gạo, thịt, rau, đường, muối tương đối dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2015.
Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương triển khai quyết liệt công tác bình ổn giá nhằm hạn chế khả năng tăng giá đột biến dịp Tết năm 2015, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Giá nông sản rớt giá xuống 0 đồng, không ai mua, nông dân đem đổ bỏ hoặc cho heo, bò ăn không thấy Chính phủ bình ổn giá để nâng giá cho nông dân, khi giá nông sản lên chút đỉnh vào dịp tết Chính phủ triển khai quyết liệt để giảm giá, vậy, hỏi sao mà nông dân không khóc?

H.K.
Tác giả gửi BVN

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More