VNTB - Thư phát động cuộc vận động luật Biểu tình

Kính gửi:  
Các công dân Việt Nam;  
Người Việt Nam ở nước ngoài;
Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong và ngoài nước.

 

Hiến pháp Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2013 đã quy định biểu tình là một quyền của công dân. Cũng theo Hiến pháp, chính quyền không thể sử dụng các văn bản dưới luật để điều chỉnh quyền biểu tình của người dân.

Nhưng trong thực tế, từ Hiến pháp 1992 đến nay đã không có bất kỳ văn bản luật nào được ban hành dành cho quyền biểu tình của công dân. Nhà nước cũng thể hiện thái độ hoàn toàn thiếu thiện chí khi nhiều lần, tìm mọi cách trì hoãn việc xây dựng và đưa luật biểu tình ra Quốc hội. Năm 2015 cũng có nhiều khả năng luật Biểu tình sẽ bị hoãn thêm một lần nữa.

 

Trong bối cảnh ấy, nhiều biểu thị chính đáng của các giai tầng chịu thiệt thòi như công nhân, nông dân, tiểu thương, nạn nhân môi trường… dù tăng lên, nhưng đã bị cô lập đến mức tối thiểu. Nhân quyền xuống dốc trầm trọng.
 

Chúng tôi khẳng định rằng:
- Tự do ngôn luận sẽ chẳng thế có nếu như công dân không có quyền sử dụng không gian công cộng để bày tỏ quan điểm của mình.

- Chính phủ không thể có cải cách thể chế nếu không bắt đầu bằng việc tôn trọng quyền tự do biểu tình của công dân.

Trong khi đó, cần phải hiểu rõ ràng rằng, Luật Biểu tình không chỉ cần cho người dân, mà còn cho cả chính quyền.

- Đối với người dân, luật là sự bảo đảm, sự chỉ dẫn cho việc thực thi quyền biểu tình.

- Đối với chính quyền, luật cung cấp các quyền năng, các công cụ pháp lý cần thiết cho việc điều chỉnh hành vi biểu tình. Với một đạo luật như vậy, vừa bảo đảm được quyền của người dân, vừa bảo đảm được nền tảng pháp lý cho cách hành xử của chính quyền.

Người dân hành xử đúng, chính quyền hành xử đúng, chính quyền không chỉ có được đồng thuận xã hội mà còn cả trật tự - an toàn xã hội. 

Nhằm góp phần giải quyết tình hình bức xúc trên, trong thời gian qua Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã cùng một nhóm luật sư, luật gia, chuyên gia tổ chức nghiên cứu và xây dựng dự thảo luật biểu tình, trên cơ sở tham khảo thông lệ, văn bản quốc tế và những điều kiện đặc thù của Việt Nam về biểu tình.

 

Quyền biểu tình rất đáng được xem là một trong những tiêu chí đầu tiên cho sự nghiệp dân chủ hóa ở Việt Nam, căn cứ vào Quyền tự do biểu đạt (Điều 19, Điều 20); Quyền tự do hội họp và lập hội (Điều 21, Điều 22) của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR, 1966); Nghị Quyết 24 của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 24 về Cổ xúy và Bảo vệ Nhân quyền trong bối cảnh biểu tình ôn hòa (ngày 21 tháng 3 năm 2013.)
 

Vì lý do thiết thân ấy, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam rất mong mỏi các công dân Việt Nam và người Việt khắp nơi trên thế giới, cùng các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong và ngoài nước, gạt bỏ những trở ngại và mâu thuẫn (nếu có) để ủng hộ cuộc vận động luật Biểu tình tại Việt Nam, tạo tác động sâu sắc, cũng như có những hành động cần thiết đối với Nhà nước và Quốc hội Việt Nam nhằm thông qua luật Biểu tình ngay trong năm 2015.
 

Dự luật biểu tình được công bố lấy ý kiến rộng rãi trên mạng Internet và sau đó đúc kết, chuyển giao kết quả dự luật hoàn chỉnh cho các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
 

Trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam mở mục “Vận động luật Biểu tình” như một diễn đàn để đón nhận các ý kiến nhiều chiều, các bài viết phản biện liên quan đến luật Biểu tình.
 

Mọi ý kiến và bài viết đóng góp, ghi danh ủng hộ xin gửi về địa chỉ email của Ban Cải cách thể chế thuộc Hội Nhà báo độc lập Việt Nam: bancctc@gmail.com
 

Hãy vì quyền biểu tình hiến định của người dân Việt Nam!
Sài Gòn, ngày 26 tháng 2 năm 2015
 
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam 
Danh sách ký tên ủng hộ dự luật Biểu tình: (họ tên, nghề nghiệp/ chức danh (nếu có), nơi cư trú)
Họ và tên
Nghề nghiệp/chức danh
Nơi cư trú




2 comments:

dự luật này không nói ở chỗ, những nhà dân chủ không ép người khác đi biểu tình mà toàn thuê người đi biểu tình thôi, tôi đã nhìn thấy ảnh ông nguyễn quang a phát tiền cho người đi biểu tình, rồi thì người việt hải ngoại phát tiền cho đám dân oan, rồi thì trường hợp trần khải thanh thủy kêu la chửi bới việt tân vì ăn chặn tiền cho dân oan. thế nên dự luật của thằng cha phạm chí dũng cũng thật là khôn

đòi ra luật á, còn lâu họ mới ra, nên nhớ rằng nếu có luật thì không khác gì tạo môi trường cho những nhà dân chủ làm loạn được tốt hơn, nhìn những trường hợp các người làm loạn thủ đô, gây ách tắc giao thông, rồi thì trường hợp ca ngợi 74 thằng hèn trong trận hải chiến HS ấy thế nên còn lâu họ mới ra luật

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More