Các nhà hoạt động làm việc với công an về “Dư luận viên”

CTV Dân Luận
Tác giả gửi trực tiếp Dân Luận

Tường trình của các nhà hoạt động
sau buổi làm việc với công an về “Dư luận viên”
Những người hoạt động đang vào công an quận Hoàn Kiếm 6-4-2015. Ảnh: Bùi Tiến Hưng
Sau khi nhận “giấy triệu tập” của cơ quan Cảnh sát điều tra, sáng ngày 6/4 có 5 nhà hoạt động đã lên đồn công an quận Hoàn Kiếm để làm việc về vấn đề “Dư luận viên phá rối tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma” hồi 14/3/2015 vừa qua.

Những người lên làm việc với công an bao gồm: Nguyễn Thị Phương Lan (Lan Le), Lê Nguyên Hoàng (Le Hoang), Nguyễn Thanh Hà (Hà Thanh), Mai Tuyết Thanh (Mai Thanh), bà Phạm Thị Dung Mỹ (Lê Hiền Đức), Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí).

Anh Lê Hoàng đã cho CTV Dân Luận biết quá trình làm việc với công an xoay quanh vấn đề là làm rõ vấn đề Dư luận viên phá rối tưởng niệm:
Anh Hoàng đã cung cấp cho công an Hoàn Kiếm những hình ảnh bằng chứng anh in ra về những người Dư luận viên này. Buổi làm việc diễn ra khá nhẹ nhàng và anh đã ra về sau vài giờ làm việc.
Công an không hứa hẹn gì cả mà chỉ nói sẽ tiếp tục điều tra.
Nhà hoạt động Lê Hoàng sau khi làm việc với công an. Ảnh: Bùi Tiến Hưng
Một người hoạt động khác là ông Hà Thanh đã mô tả buổi làm việc với công an là chỉ nhắm tới việc hôm 14-3 ông đi ra tượng đài Bắc Sơn, tượng đài Cảm tử với ai, làm gì. Thậm chí công an còn cho rằng những người đi tưởng niệm các liệt sĩ đã vi phạm điều 35 (*) của luật Giao thông đường bộ.

Cô Mai Thanh đi cùng với luật sư Hà Huy Sơn để đến công an quận Hoàn Kiếm, tuy nhiên luật sư Sơn sau đó đã phải ra về vì công an yêu cầu cô Thanh phải có giấy yêu cầu luật sư.

Như vậy là đã rõ, trong liên tiếp hai ngày 4 và 5/4/2015 công an đã liên tiếp gửi giấy triệu tập 14 nhà hoạt động nhân quyền để làm việc về vấn đề: “Có mặt tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm sáng ngày 14/03/2015 và chứng kiến hành động, lời nói của số người mặc áo có in dòng chữ DLV”. Tuy nhiên phần lớn những buổi làm việc đều không nhắc đến những người DƯ LUẬN VIÊN này.
Cô Đặng Bích Phượng nhận định trên FB cá nhân:
"Lại phải nhắc đến vụ giấy triêu tập. Anh Nguyen Kim có một nhận xét rằng, có vẻ mọi người ko nhận ra rằng công an chả có ý định tìm ra DLV nào cả, mà lợi dụng việc triệu tập nhân chứng để biến chính chúng ta thành đối tượng điều tra? Ban đầu DLV chả hý hửng nghĩ thế là gì? Còn chúng ta thì hý hửng nghĩ, họ sẽ cần ta làm nhân chứng để tố cáo DLV."
Luật sư Lê Công Định sáng ngày 7/4 chia sẻ:

Ls Lê Công Định
Xét về phương diện luật pháp, cơ quan điều tra chỉ có quyền triệu tập đương sự nếu đã khởi tố vụ án. Những người chứng kiến có thể được mời với tư cách nhân chứng về đối tượng phạm pháp và/hoặc hành vi phạm pháp bị tình nghi.
Buổi làm việc lẽ ra phải theo chiều hướng những người được mời nhận diện các đối tượng là Dư Luận Viên khả nghi hoặc đối chất với họ (nếu họ đã bị bắt giữ). Người được mời không thể bị tra vấn về hành vi của mình bởi họ không phải là đối tượng bị khởi tố điều tra.
Cách làm của Công an Hà Nội cho thấy họ cố tình mượn việc điều tra các Dư Luận Viên quấy rối buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma ngày 14/3/2015, như đã tuyên bố trước công luận, để đe doạ những người tham dự nghiêm túc.
Luật pháp phải được vận dụng theo đúng tinh thần của nó. Phía lách luật chỉ có thể là công dân do những khe hở của luật pháp, chứ không thể và chưa bao giờ là cơ quan công quyền có quyền lực trong tay. Sự lách luật để lạm quyền của công quyền sẽ tạo nên tiền lệ xấu về sự khinh lờn luật pháp của công dân và hậu quả tồi tệ sẽ thuộc về chính thể chế dung dưỡng điều đó.
Từng cá nhân công dân có thể bị trừng trị về hành vi lách luật bất hợp pháp, nhưng sự khinh lờn luật pháp sẽ lan tràn toàn xã hội, thì đến một lúc nhà nước sẽ mất khả năng kiểm soát xã hội như thế. Vì vậy, với tư cách là cơ quan công quyền, đừng nên giở những trò ma mãnh kiểu đó nữa!
Những người bạn đợi những người khác vào làm việc với công an. Ảnh: Bùi Tiến Hưng
CTV Dân Luận tổng hợp từ nhiều nguồn.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More