Công khai chỉ trích Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản Trung quốc trên mạng Sina Weibo ở Hoa lục

Xướng ngôn viên Tất Phúc Kiếm

Ngô Quảng @S: -- DienDanCTM

Sống dưới chế độ Cộng sản, những người có tài năng mà muốn thăng tiến thì phải xin vào đảng. Xướng ngôn viên Tất Phúc Kiếm của đài truyền hình Trung ương Trung quốc không là trường hợp ngoại lệ.

Trong những năm gần đây, hầu hết các chương trình ca vũ nhạc kịch hay của đài truyền hình này đều có mặt của xướng ngôn viên Tất Phúc Kiếm. Nhắc đến cái tên Tất Phúc Kiếm là người dân Hoa lục nghĩ ngay đến hình ảnh một MC dẫn dắt chương trình ca nhạc hay của Trung quốc. Chương trình ca vũ nhạc kịch tất niên đón Giao Thừa vừa rồi của đài truyền hình Trung ương Trung quốc quy tụ toàn nam nữ ca sĩ nổi tiếng cũng do Tất Phúc Kiếm dẫn dắt chương trình, với sự cộng tác của 7 xướng ngôn viên khác là Chu Quân, Chu Tấn, Kỳ Tư Tư, Khang Huy, Ni Cách Mại Đề, Đổng Khanh và Tản Bối Ninh.

Ngày 06 tháng tư vừa rồi, cư dân mạng ở Hoa lục vào Internet thấy hình ảnh Tất Phúc Kiếm ăn
uống vui chơi với bạn bè trong mấy ngày Tết. Trong khung cảnh đó, bỗng nhiên MC họ Tống lên tiếng chỉ trích thẳng lãnh tụ Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản Trung Quốc. Cư dân mạng rất thích thú khi thấy Tất Phúc Kiếm đứng lên hát một bản nhạc do anh ta tự chế, trong đó có câu: “ Đảng ơi, Bác Mao ơi sao làm cho người dân Trung quốc chúng tôi khổ thế’’!


Phải đến khi dân cư mạng vào xem nghẽn cả đường vào trang mạng trình chiếu youtube đó thì Ủy ban Tuyên giáo, Kiểm duyệt Trung ương mới phát giác và vội vàng ra lệnh cho công ty dịch vụ Internet Sina Weibo (âm Hán Việt là Tân Lãng Vi Bác) rút youtube đó xuống lập tức.

Dĩ nhiên, sau đó xướng ngôn viên Tất Phúc Kiếm đã bị truyền thông đảng và nhà nước Trung quốc cũng như đám dư luận viên xúm vào đánh hội đồng tơi bời hoa lá. Tờ Nhân Dân Nhật Báo số phát hành ngày 08/04/2015 cho đi một bài bình luận tựa đề ‘’Phải thẳng tay trừng trị những kẻ ăn cơm Đảng mà phá nồi cơm đảng’’. Đọc bài bình luận này, người ta thấy xướng ngôn viên ăn khách Tất Phúc Kiến sẽ không còn đất sống khi bị đảng trả thù. Tờ Trung Quốc Thanh Niên số ra cùng ngày có bài viết nói rằng, làm công tác phát thanh viên là lãnh nhiệm vụ tuyên truyền cho đường lối của Đảng. Vậy mà ăn nói như thế thì đáng bị trừng trị thật nặng. Bài báo bắt Tất Phúc Kiếm phải công khai thú nhận tội lỗi của mình trước nhân dân.


Theo các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục thì hiện nay đa số người dân ai cũng biết những điều sai trái của ông Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng vì sợ nên họ không dám nói ra mà thôi. Tất Phúc Kiếm với con đường danh vọng đang sáng chói mà anh dám nói ra suy nghĩ thực của mình về lãnh tụ, về đảng (dù rằng anh thừa biết hậu quả sẽ như thế nào) thì phải gọi đó là người can đảm, đáng kính phục. Chắc chắn cuộc đời còn lại của Tất Phúc Kiếm sẽ là chuỗi ngày tăm tối, ngục tù; nhưng tên của anh sẽ được mọi người nhớ mãi. Có cuộc thay đổi nào mà không có hy sinh mất mát?


Các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền cho Trung quốc nhận định rằng, trong thế kỷ 20 ba đồ tể giết người nhiều là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông. Tuy chưa có con số chính xác nạn nhân của ông Mao Trạch Đông, nhưng người ta ước lượng đã có khoảng 26 triệu người bị giết trong các chiến dịch “thổ địa cải cách” (CSVN nhập khẩu về Việt Nam làm cuộc 'cải cách ruộng đất'), “Bách hoa tề phóng - Bách gia tranh minh” (Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng), Bước Đại Nhảy Vọt, Cách mạng Văn hóa vô sản (chưa kể những chiến dịch lẻ tẻ khác). Còn đảng Cộng sản thì đã bị liệt vào tội diệt chủng. Chắc chắn những người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc hiện nay sẽ dựa vào những nhận định vừa kể để buộc thêm tội cho xướng ngôn viên Tất Phúc Kiếm là đi theo bọn phản động để tăng thêm án tù.

Trong ba đồ tể của thế kỷ 20 nêu trên, Mao Trạch Đông là người đứng đầu về số người bị giết dưới triều đại của ông ta. Thế nhưng, ông Mao lại là thần tượng của ông Hồ Chí Minh. Bởi vậy, số người Việt Nam bị giết chóc trong mấy chục năm đảng CSVN cai trị nhiều hơn bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử VN cũng là điều dễ hiểu./.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More