Việt Nam "đánh vật" với việc tư hữu hoá

DienDanCTM phỏng dịch bài trên báo The Wall Street Journal
Vietnam Struggles to Achieve Privatization Goals

So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam dường như đang rất chậm trễ trong mục tiêu đề ra cho năm nay trong việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước để gia tăng khả năng cạnh tranh khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Một bản báo cáo của Bộ Tài Chính trong tuần qua cho biết, trong quý đầu năm nay, Việt Nam đã chỉ tư hữu hoá được một phần trong 27 công ty quốc doanh. Tương đương với 9,3% số công ty quốc doanh mà nhà nước dự trù tư hữu hoá trong năm 2015.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, kinh tế gia và là cựu cố vấn về kinh tế của chính phủ nói với tờ Wall Street Journal rằng: "Tình trạng thiếu đầu tư đã cản trở nỗ lực bán cổ phần của nhà nước trong
chính các công ty quốc doanh".

Các nhà đầu tư không muốn mua cổ phần của những công ty quốc doanh, một phần vì trong hầu hết mọi trường hợp các công ty này chỉ bán những cổ phần nhỏ, khiến họ không chen vào được trong hội đồng quản trị. Có nghiã là họ không thể tham gia vào việc điều hành hầu thúc đẩy những điều cần thiết để cải tổ việc quản trị để gia tăng hiệu năng.

Tiến sĩ Doanh nhận định: "Xét việc bán cổ phần lúc đầu của Vietnam Airlines năm ngoái chẳng hạn - họ chỉ bán một phần rất nhỏ là 3,5% cho công chúng, mà phần lớn đã bị 2 ngân hàng địa phương là chủ nợ của công ty mua".

Việt Nam đã chịu nhiều áp suất để cải tổ các công ty quốc doanh, mà sự thiếu hiệu năng được coi như là một gánh nặng cản trở sự phát triển kinh tế của cả nước. Số lượng công ty quốc doanh vào cuối năm 2010 là 1.350 đã bị cắt giảm xuống chỉ còn 949 vào cuối năm 2013.
Các công ty được dự trù tư hữu hoá trước tiên trong năm nay là Mobifone, một trong những công ty điện thoại cầm tay lớn nhất nước; và một số công ty sản xuất năng lượng. Tuy nhiên, hầu hết những công ty được tư hữu hoá trong quý đầu tiên là những công ty nhỏ.

Sự thiếu mặn mà của các nhà đầu tư được biểu hiện qua những kết quả kém cỏi trong việc tư hữu hoá gần đây. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính thì nhà nước chỉ bán được 44% của những cổ phần được rao bán trong quý đầu tiên. Báo cáo không nói rõ ai là người mua những cổ phần đó, nhưng các kinh tế gia nói rằng rất ít các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra thích thú.

Ông Chris Freund, người sáng lập và cổ đông của công ty Mekong Capital, chuyên về tài sản cố định tư,  và  hiện đang quản trị 3 quỹ đầu tư ở Việt Nam, nhận định rằng: "Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn cảm thấy các doanh nghiệp nhà nước kém hấp dẫn, mà lý do chính là vì tình trạng quản trị kém cỏi và tham nhũng lan tràn." Ông cũng cho biết là công ty của ông hoàn toàn không có một kế hoạch đầu tư cấp thời nào vào các công ty quốc doanh.

Theo ông Chris Freund thì, nếu không thúc đẩy nhanh chóng việc cải tổ các công ty quốc doanh, Việt Nam rơi vào tình trạng bất lợi khi hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu. Việt Nam đang chờ đợi (được) gia nhập nhiều hiệp ước thương mại tự do song phương và đa phương, bao gồm cả Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi việc này xảy ra, ông Freund nói, những công ty trong nước với khả năng quản trị kém cỏi và thiếu hiệu quả sẽ khó có thể cạnh tranh.

Sau khi nhà nước công bố những cập nhật tình trạng tư hữu hoá các công ty quốc doanh, thì vào ngày Thứ tư Đại Học Quốc Gia Singapore (National University of Singapore) và một định chế kế toán quản trị (Chartered Institute of Management Accountants) đã phổ biến một kết quả nghiên cứu chỉ rõ sự thiếu hiệu quả của các công ty quốc doanh và kêu gọi nhà nước áp dụng khách quan một số những quy luật minh mạch áp dụng cho tất cả mọi doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp mà nhà nước làm chủ.

Báo cáo này cho thấy, các công ty quốc doanh của Việt Nam cần nhiều vốn hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và cao gần gấp 2 lần vốn của các doanh nghiệp tư trong nước, nhưng cũng chỉ đạt được cùng sản lượng trong giai đoạn từ 2008 tới 2013.

Bản báo cáo kết luận, năng suất thấp của các công ty quốc doanh phản ảnh không chỉ tình trạng quản trị kém cỏi và kém hiệu năng, mà còn là vấn đề rộng lớn hơn trong cấu trúc (kinh tế) của Việt Nam, đưa đến tình trạng đầu tư quá mức vào các kỹ nghệ đòi hỏi nhiều vốn mà chỉ mang lại ít lợi ích nhất, (dù rằng) giá lao động rẻ.

Trong một bản báo cáo, ông MarKus Taussig, một nhà nghiên cứu tại Đại Học Quốc Gia Singapore cho rằng, việc Việt Nam không lôi kéo được những nhà đầu tư có tầm vóc chiến lược cho thấy, những nhà đầu tư này vẫn không tin tưởng vào môi trường hiện nay; với những cố phần thiểu số (sẽ) không cho phép họ có ảnh hưởng để thúc đẩy một sự thay đổi thật sự.
Ông Taussig nói: "Đây là một sự mất mát đáng kể đối với Việt Nam"./.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More