Minh Văn
Tôi táp xe máy vào vệ đường, ghé vào ngôi quán nhỏ nằm
dưới gốc cây Muỗm già xòe bóng mát. Sau hai chục cây số chạy xe giữa trời nắng
to cũng cần phải nghỉ ngơi chốc lát để còn tiếp tục cuộc hành trình, thành phố
bây giờ đã thực sự lùi xa phía sau lưng. Ngôi quán đơn sơ bán nước chè và những
thức bánh kẹo lặt vặt khác để phục vụ khách qua đường, được xây tạm bợ và lợp
mái tôn đủ để có thể che nắng che mưa. Chủ quán là một bà cụ trạc ngoại thất
tuần, vẻ mặt phúc hậu hiền từ của người miền quê ít chịu ảnh hưởng cuộc sống xô
bồ nơi phố thị. Cụ mặc chiếc áo kiểu cũ màu xanh lơ mà người già thường hay
mặc. Thấy tôi vừa kéo ghế ngồi, cụ ôn tồn hỏi:
Tôi trả lời cụ:
- Vâng, Bà cho cháu ấm trà.
Ly trà đặc có đá lạnh làm dịu đi cơn khát và cái nóng đang
phả hầm hập ngoài trời. Ngước nhìn cây Muỗm già đang vươn những tán lá rộng như
những chiếc Lọng tỏa bóng mát, tôi vừa châm điếu thuốc lá vừa hỏi cụ chủ quán:
- Cây Muỗm này có khi cũng phải mấy trăm năm tuổi rồi
cụ nhỉ? Chẳng hay cụ bán hàng ở đây đã lâu chưa?
Nghe câu hỏi của tôi, nét mặt cụ bổng trở nên đăm
chiêu. Sau khi têm miếng Trầu và bỏ vào miệng nhai chóp chép, cụ chậm rãi trả
lời:
- Bà ngồi bán hàng ở đây cũng đã hơn 10 năm nay rồi,
tuổi già mở ngôi hàng nhỏ kiếm chút ít để con cháu bớt khó khăn. Con đường này
hồi trước nhỏ hơn bây giờ, vì thế mà người và xe qua lại cũng ít. Từ hơn hai
năm nay họ mở thành đường cao tốc rộng lớn, xe cộ qua lại nhiều, không khí làng
quê vì thế mà trở nên ồn ào sôi động hẳn.
Tôi gật gù, đồng tình với hoàn cảnh của cụ, rồi hỏi
tiếp:
- Có lẽ cụ ngồi đây bán hàng, nhìn người xe qua lại
chắc cũng vui lắm?
- Tuổi già ngồi đây cũng bớt phần hiu quạnh, người xe
qua lại suốt cả ngày. (Cụ trả lời tôi).
Thấy tôi là người dễ bắt chuyện, cụ hiền từ nhìn tôi
hỏi lại:
- Cháu đi đường qua hay lên trên này làm việc?
Tôi trả lời thắc mắc của cụ:
- Dạ, cháu lên đây làm việc, cơ quan cũng chỉ cách đây
khoảng chục cây số.
Thấy cụ ngồi bán hàng một mình, tôi hỏi cụ về chuyện
gia đình và con cháu. Được biết rằng cụ có ba người con, hai người con trai đầu
và cô gái út. Cô con gái út thì mới lấy chồng xa năm ngoái. Hiện cụ đang ở với
người con trai thứ, nhà cũng ở trong làng này. Từ khi nhà nước cho xây dựng khu
công nghiệp gần đây, họ lấy đất nông nghiệp của dân rồi đền bù cho mỗi nhà có
mấy chục triệu bạc, số tiền này chẳng làm được gì. Đất đai ông cha để lại để
mình canh tác và nuôi sống gia đình từ xưa đến nay bổng dưng biến mất, người
dân vì thế mà trở nên thất nghiệp, cuộc sống khó khăn không biết bám víu vào
đâu. Đây cũng là lý do mà cụ mở ngôi hàng ở đây để đỡ bớt khó khăn cho con
cháu, kiếm thêm chút thu nhập. Rồi cụ chép miệng: “Vừa rồi đứa con gái út gọi
điện về nói là đang vay tiền để chạy đi xuất khẩu lao động, kiếm tiền nuôi gia
đình. Chứ bây giờ ở nhà mỗi người chỉ được một sào ruộng, trăm thứ trông vào đó
cả, không đi làm thêm thì chết đói. Nhưng rồi nó lại lo bị lừa như nhiều người
trước đó, lắm cô gái tiền mất tật mang, rồi bị họ bán cho các nhà chứa ở nước
ngoài, ai may mắn thì được làm ôsin cho nhà tử tế. Thời buổi này, muốn sống cho
yên ổn và tử tế cũng khó lắm chú ạ. Nhà nước họ nói hay thế nhưng chẳng lo được
gì cho dân cả”.
Đôi mắt mờ đục của cụ già nhìn về hướng xa xăm, như tưởng
nhớ về miền ước vọng nào đó. Tội nghiệp cho cụ, ở cái tuổi cổ lai hy mà vẫn
chưa được nghỉ ngơi, vẫn phải lo lắng cho con cháu. Âu cũng tại cái xã hội mà
người ta vẫn gọi là “Thiên đường Cộng sản” này. Đến người già cũng không thể
hết lo lắng, chỉ đau đáu về miền tương lai, mong cho mau chóng thoát khỏi cái
chế độ giả dối và hà khắc này. Tôi rít một hơi thuốc vì cảm thấy bức xúc với
những gì vừa được nghe, thương và cảm thông cho hoàn cảnh của cụ. Rồi tôi nói
mấy câu an ủi và động viên cụ, mong cho cụ vui mà quên hết những phiền muộn.
Chợt có tiếng trẻ con sau lưng:
- Bà ơi, cháu mang đá ra cho bà đây.
Rồi thấy một đứa bé đội chiếc mũ lá cọ rộng vành bước
vào, tay xách chiếc xô nhựa đựng đá lạnh trên tay. Tiếng bà cụ:
- Cháu bà ngoan quá, để xuống đây cho bà.
Rồi bà bảo nó ngồi xuống bên cạnh, vừa xoa đầu vừa đưa
cho nó chiếc bánh ngọt. Đứa bé ngồi tựa vào vai bà và cầm lấy bánh ăn ngon lành.
Cụ nhìn sang tôi và nói:
- Đây là con thằng thứ của bà đấy, cháu nó học lớp 6
rồi, ngoan và nghe lời bà lắm!
Gió thổi những cành Muỗm đung đưa, cây cổ thụ đã ở đây
và chứng kiến bao biến đổi của vùng đất này, dường như nó nghe và hiểu biết bao
nhiêu là chuyện. Sực nhớ ra, tôi nói với cụ chủ quán:
- À quên, bà chưa trả lời cháu về cây Muỗm!
Dường như cây Muỗm gợi cho cụ một ký ức buồn, tôi
thoáng thấy cụ lén đưa khăn lên chấm nước mắt. Nhưng rồi trước mối quan tâm
thành thực của tôi, và có lẽ thấy tôi là một người biết nghe và hiểu chuyện, cụ
kể cho tôi nghe, giọng đều đều theo dòng hồi tưởng:
“Nếu cháu quan tâm thì bà sẽ trả lời, cây Muỗm này gắn
liền với cuộc đời bà, nó gợi nhớ những tháng ngày đau thương nhất của gia đình.
Theo như những người đi trước kể lại thì nó cũng khoảng hơn 300 năm tuổi rồi.
Từ khi bà còn nhỏ thì thấy nó đã đứng ở đây, cao lớn và cổ thụ.
Ngày xưa bà cùng lũ trẻ trong làng thường ra đây chơi và nhặt những trái Muỗm rụng xuống lộp bộp quanh mình. Và đây là chỗ tụ tập vui chơi ưa thích của trẻ con trong làng. Nhưng rồi cái ngày khủng khiếp ấy đã đến, ấy là ngày mà đội cải cách ruộng đất về làng. Cả làng sống trong không khí lo sợ và hoang mang cực độ. Uỷ ban cải cách và thành phần đấu tố thì họp bàn rôm rả ngoài đình, ban đêm họ đỏ đuốc tụ tập như là sắp có cuộc mổ Bò mổ Trâu vậy. Mọi người lo lắng và nghi ngờ lẫn nhau, thông tin cho biết là mấy làng bên vừa xẩy ra cuộc đấu tố, mấy người bị xử bắn sau khi bị nhục mạ thậm tệ. Không khí trong nhà bà lúc ấy thì như có đám đang, bố bà hết đứng lại ngồi. Ông đi đi lại lại trong nhà như là có ma ám vậy.
Gia đình bà không thuộc thành phần Địa chủ bóc lột, nhưng có nhà ngói và nhiều Trâu và ruộng vườn. Vì vậy trở thành đối tượng mà uỷ ban cải cách nhắm tới trong đợt đấu tố này. Bà lúc ấy thì còn bé lắm, cũng chỉ khoảng mười mấy tuổi. Nghe bố mẹ bàn với nhau rằng: Gia đình mình có bóc lột ai đâu mà sợ, ruộng vườn là do công sức mình khai phá mà có. Ông thì cũng thành phần nông dân như người ta, có chức sắc gì đâu mà bị đấu tố? Nghe mẹ nói vậy, bố của bà cũng yên tâm và không lo lắng nữa.
Đùng một cái họ cho dân quân vào bắt ông ra giam ngoài đình, nói ông là thành phần địa chủ bóc lột, thuộc dạng “Cường, Hào, Trí, Phú”, vì vậy cần đào tận gốc trốc tận rễ. Mẹ bà vì lo lắng và xấu hổ mà lăn ra ốm liệt giường, thuốc thang gì cũng không thấy khỏi cả.
Ngày xưa bà cùng lũ trẻ trong làng thường ra đây chơi và nhặt những trái Muỗm rụng xuống lộp bộp quanh mình. Và đây là chỗ tụ tập vui chơi ưa thích của trẻ con trong làng. Nhưng rồi cái ngày khủng khiếp ấy đã đến, ấy là ngày mà đội cải cách ruộng đất về làng. Cả làng sống trong không khí lo sợ và hoang mang cực độ. Uỷ ban cải cách và thành phần đấu tố thì họp bàn rôm rả ngoài đình, ban đêm họ đỏ đuốc tụ tập như là sắp có cuộc mổ Bò mổ Trâu vậy. Mọi người lo lắng và nghi ngờ lẫn nhau, thông tin cho biết là mấy làng bên vừa xẩy ra cuộc đấu tố, mấy người bị xử bắn sau khi bị nhục mạ thậm tệ. Không khí trong nhà bà lúc ấy thì như có đám đang, bố bà hết đứng lại ngồi. Ông đi đi lại lại trong nhà như là có ma ám vậy.
Gia đình bà không thuộc thành phần Địa chủ bóc lột, nhưng có nhà ngói và nhiều Trâu và ruộng vườn. Vì vậy trở thành đối tượng mà uỷ ban cải cách nhắm tới trong đợt đấu tố này. Bà lúc ấy thì còn bé lắm, cũng chỉ khoảng mười mấy tuổi. Nghe bố mẹ bàn với nhau rằng: Gia đình mình có bóc lột ai đâu mà sợ, ruộng vườn là do công sức mình khai phá mà có. Ông thì cũng thành phần nông dân như người ta, có chức sắc gì đâu mà bị đấu tố? Nghe mẹ nói vậy, bố của bà cũng yên tâm và không lo lắng nữa.
Đùng một cái họ cho dân quân vào bắt ông ra giam ngoài đình, nói ông là thành phần địa chủ bóc lột, thuộc dạng “Cường, Hào, Trí, Phú”, vì vậy cần đào tận gốc trốc tận rễ. Mẹ bà vì lo lắng và xấu hổ mà lăn ra ốm liệt giường, thuốc thang gì cũng không thấy khỏi cả.
Rồi cái ngày đấu tố cũng đến, bố bà cùng hai người nữa trong làng bị họ bêu rếu và nhục mạ đủ điều. Bị quy cho toàn là tội mà ông không có, vì vậy mà từ một người chí thú làm ăn nay ông trở thành kẻ phản quốc và đại gian đại ác. Sau cuộc đấu tố họ lôi cả ba người ra trói ở ngay gốc muỗm này, phơi nắng họ cả buổi. Đến chiều đội cải cách tập trung mọi người trong làng lại để xem xử bắn, cuộc hành hình mà họ đã tuyên án từ sáng nay. Bà cố gắng vạch đám đông để tiến lên phía trước, mong được nhìn thấy cha mình. Bà thương cho bố cả ngày hôm nay không được ăn uống gì, mà lại bị họ hành hạ như vậy. Rồi những tiếng súng nổ vang, bà thấy thân thể mấy người rung lên rồi máu chảy xuống nhuộm đỏ cả gốc cây Muỗm. Chung quanh có nhiều người đưa tay bưng mặt và nhiều tiếng khóc nấc lên. Bà thì vừa sợ vừa bị chen lấn mà xỉu đi không còn biết gì nữa, đến khi tỉnh lại thì thấy đang nằm ở nhà, thì ra mấy người trong xóm đã đưa bà về vì thương cảm”.
Cụ lại lấy khăn chấm nước mắt, tôi quay mặt đi vì cảm thấy mình có lỗi khi vô tình đã gợi lại ký ức đau thương của cụ. Đứa bé thấy bà khóc thì ngước đôi mắt ngây thơ nhìn, nó còn bé nên chẳng hiểu gì cả. Chắc ở trường nó vẫn được người ta dạy cho bài hát “Ai yêu Nhi Đồng bằng Bác Hồ Chí Minh...” và công lao trời biển của Đảng và Bác Hồ đối với đất nước và Dân tộc.
Cuộc đời con người ngắn ngủi còn không bằng cây cỏ, tạo hoá còn nỡ gieo chi những sầu thương?! Rồi chính con người lại cũng gieo nên những tội ác và oán thù cho nhau bởi sự ngu dốt và tàn bạo của những kẻ hám danh. Lịch sử dân tộc nào cũng có và cần những cuộc biến đổi để mang lại hạnh phúc cho con người, nhưng nhất quyết không phải là sự đổi thay sai trái, khát máu và tàn ác.
Tôi quay nhìn ra ngoài đường và châm điếu thuốc hút, câu chuyện kể của cụ già đã làm tôi xúc động, hình như khoé mắt đã ngấn lệ tự lúc nào. Rồi đây trên chặng tiếp theo của hành trình, lòng tôi mang nặng một mối ưu tư về thời cuộc. Và điều chắc chắn là một ý tưởng đổi thay sẽ nung nấu trong tôi như một phần tất yếu của dòng vận động lịch sử dân tộc, như một dòng chảy khôn nguôi vào miền khát vọng tương lai.
27.5.2012
0 comments:
Đăng nhận xét